"Học phí” thành “giá dịch vụ”: Tính cả tiền giảng viên đi nghỉ mát vào chi phí đào tạo?

Bích Hà |

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, khi các trường đại học được tự chủ trong việc tính toán chi phí đào tạo mà người học phải trả cho trường, nhất định phải đảm bảo công khai, minh bạch. Không thể cộng đủ các thứ để bắt sinh viên gánh.

Cần quy định rõ chi phí đào tạo gồm những gì

Đề xuất thay khái niệm “học phí” bằng “giá chi phí đào tạo” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất khi sửa Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học đang nhận được sự quan tâm của dư luận, với nhiều tranh cãi. Bởi trước đó chưa lâu, người dân cũng đã “rối tung” với các khái niệm “thu phí”, “thu giá” BOT mà Bộ Giao thông và Vận tải đưa ra.

Về bản chất, việc chuyển từ phí sang giá là thay đổi hoàn toàn quan niệm. Bởi phí là Nhà nước ấn định theo Luật phí, Lệ phí và các cơ sở giáo dục, đào tạo không được phép thay đổi phí đó, bởi Nhà nước đã ấn định rồi.

Còn nếu chuyển sang “giá dịch vụ đào tạo”, tức là sẽ phát huy quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục. Họ sẽ có quyền tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý và được nhà nước chấp nhận, trở thành chi phí đào tạo mà người học phải trả cho trường.

Nói một cách dễ hiểu nhất là các trường sẽ được tự chủ trong việc tính toán ra một khoản chi phí đào tạo mà người học sẽ phải trả nếu chấp nhận vào học. Chi phí này sẽ có cao, có thấp, tùy vào chất lượng của từng trường, chứ không "cào bằng” một mức như trước.

Còn quyền lựa chọn thuộc về người học, chọn những “dịch vụ đào tạo” phù hợp với khả năng và túi tiền của mình.

Điều khiến nhiều người băn khoăn nhất nếu áp dụng cơ chế này là: Làm thế nào để biết các trường tính đúng, tính đủ? Ai giám sát việc đó?

Theo ông Hoàng Văn Cường - Ủy viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, dù các trường được tự chủ trong việc đưa ra mức giá dịch vụ đào tạo, nhưng Nhà nước phải quy định chứ không phải tính bất kể cái gì cũng được.

Chẳng hạn trong chi phí đào tạo có thể bao gồm tiền lương trả cho giáo viên, chi phí giảng đường, chi phí thiết bị giảng dạy học tập… Nhưng nếu lấy tiền đi du lịch, nghỉ mát, vẽ ra đủ thứ tiền khác để tính vào giá dịch vụ đào tạo thì nhất quyết không được.

Đồng tình với việc chuyển từ “học phí” sang “chi phí đào tạo” đối với giáo dục đại học, nhưng ông Cường cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần có tiêu chí tính giá dịch vụ, như quy định mục nào được tính, mục nào không được tính vào chi phí đào tạo mà sinh viên phải đóng. Có tiêu chí rõ ràng sẽ dễ trong việc giám sát các trường có thực hiện đúng quy định hay không.

“Thu giá dịch vụ đào tạo” - nghe không quen tai

Từ thực tế của trường mình, bà Nguyễn Thị Thu Dung - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y Thái Bình – cho rằng, học phí vẫn là cụm từ quen thuộc, nếu gọi là “giá dịch vụ” thì nghe không quen tai.

“Nói thật là trong quá trình quản lý, trường tôi xây dựng tự chủ cũng thực hiện theo giá dịch vụ đào tạo, nhưng chúng tôi vẫn đóng mở ngoặc là học phí để phụ huynh, sinh viên dễ hiểu” – bà Dung chia sẻ.

Ngoài ra, theo bà Dung, khi phụ huynh đến nộp học phí mà nói giá dịch vụ thì thấy không phù hợp môi trường sư phạm, giống như đi mua bán vậy. Vì vậy, bà kiến nghị dự thảo luật cần giữ tên gọi học phí, nhưng quy định cụ thể là bao gồm những gì.

Ông Hoàng Văn Cường – Phó Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế quốc dân – cũng cho rằng, luật cần quy định để các cơ sở giáo dục không thể tính giá bao nhiêu cũng được, mà phải quy định những gì được tính giá, những gì không. Toàn bộ những khoản thu vào và chi ra phải công khai để bản thân người học cảm thấy số tiền đã đóng là xứng đáng.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Thay “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”

LÊ PHƯƠNG |

Sáng 30.5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Cẩn trọng trong thay đổi thuật ngữ “học phí” thành cụm từ “giá dịch vụ đào tạo”

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều giáo viên, chuyên gia giáo dục cho rằng việc thay thuật ngữ “học phí” thành cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” có thể mang lại cảm giác môi trường giáo dục đại học đang được biến thành thương trường, có mua, có bán. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về “giá dịch vụ đào tạo”: “Nhiều người hiểu chưa rõ thôi!”

Lê Phương |

Trình bày trước Quốc hội sáng 30.5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thay “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo”

LÊ PHƯƠNG |

Sáng 30.5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Cẩn trọng trong thay đổi thuật ngữ “học phí” thành cụm từ “giá dịch vụ đào tạo”

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều giáo viên, chuyên gia giáo dục cho rằng việc thay thuật ngữ “học phí” thành cụm từ “giá dịch vụ đào tạo” có thể mang lại cảm giác môi trường giáo dục đại học đang được biến thành thương trường, có mua, có bán. 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về “giá dịch vụ đào tạo”: “Nhiều người hiểu chưa rõ thôi!”

Lê Phương |

Trình bày trước Quốc hội sáng 30.5 các nội dung sửa đổi bổ sung Luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập đổi cụm từ "học phí" thành "giá dịch vụ đào tạo".