Học online: Sinh viên ngủ quên, tiết học lẫn tiếng chó sủa, gà gáy, cãi lộn

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra khi các trường đại học triển khai hình thức dạy học trực tuyến (online). Theo vị hiệu trưởng có 6 năm kinh nghiệm triển khai dạy trực tuyến, việc này không đơn giản như nhiều người nghĩ.

Dở khóc dở cười những tiết học đặc biệt

Hiện nay, học online đã trở nên phổ biến, bên cạnh những ưu điểm mà mọi người biết đến như: tiện lợi về việc không phải di chuyển, học tại nhà, an toàn hơn trong tình hình dịch bệnh COVID-19… thì cũng xuất hiện những tình huống oái oăm.

Nguyễn Nhung (sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) kể: "Ngồi học online không có sự tương tác nên thực sự buồn ngủ và chóng chán. Ngồi một chút đã thấy buồn ngủ díu mắt lại, chán quá lại vào lướt web khỏi học luôn nên hiệu quả không cao như học trên lớp. Có bạn vừa học vừa gật gù, đắp chăn nghe thầy cô giảng online chợp mắt chút đã… không thấy thầy cô đâu cả”.

Còn N.M.H (sinh viên năm 3 Trường Đại học Thương Mại) kể: Lịch học được nhà trường gửi chi tiết đến sinh viên. Vì có những bạn ở quê, nhà không có Internet phải ra quán game để học. Thế nên, buổi học xuất hiện âm thanh loạn xạ của các game thủ trong quá, thậm chí là cả những tiếng cãi lộn.

Cũng chính vì học online nên thi thoảng có cả tiếng gà gáy, chó sủa vọng vào”.

Dạy online không dễ như tưởng tượng

Đó là chia sẻ của PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM. Theo ông Dũng, ông phải mất 6 năm và sự đầu tư hàng tỉ đồng mới xây dựng được cơ bản thói quen học online cho sinh viên. Thế nên, với những trường chỉ mới áp dụng sẽ khó có thể đạt kết quả, chất lượng như mong đợi trong "một sớm một chiều".

Vị hiệu trưởng chỉ rõ vấn đề nhiều trường dễ mắc phải nhất là chưa hình dung ra hết những khó khăn khi dạy online. Một số đơn vị cứ hiểu rằng học online nghĩa là học từ xa nhưng không phải. Dạy online đúng nghĩa không phải kiểu dạy như trên truyền hình và một số trường hiện nay đang làm, giáo viên cứ quay video dài hàng tiếng đồng hồ rồi đưa lên Internet cho sinh viên nghe giảng. 

Giống như thời kỳ đầu tiên khi Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM bắt đầu dạy một phần online vào năm 2014 cũng đã gặp vô vàn khó khăn. Theo ông Dũng, nhà trường đã phải từng bước áp dụng những phần mềm hiện đại và kinh nghiệm của thế giới. Nhà trường sử dụng đồng thời 2 giải pháp "củ cà rốt" và "cây gậy".

Những năm đầu tiên chia dạy online thành 3 cấp độ. Cấp độ 1 đơn thuần là đưa bài giảng, tài liệu học tập lên mạng, sinh viên phải tải về đọc, làm bài tập. Trên lớp, thầy giáo sẽ kiểm tra và hướng dẫn thêm cho người học. Ở cấp độ 2, một nửa dạy online, một nửa dạy trên lớp. Ở cấp độ 3 là dạy toàn bộ online.

"Một bài giảng cứ quay video 1 lèo 1-2 tiếng đồng hồ thì sao sinh viên xem và học cho được. Việc thiết kế bài giảng online phải chia nhỏ học phần thành các chủ đề kéo dài khoảng 10-15 phút, ngay sau 10 phút học phải có đánh giá xem học sinh có hiểu bài không. Sau đó mới phát tiếp nội dung học tập khác", ông Dũng nói.

Đặc biệt tính chất không đồng bộ phải được các nhà trường lưu ý. Việc học online có lúc 5, 7 người học với thầy cô nhưng có lúc vài chục người, thậm chí cả trăm người. Điều này là lẽ tự nhiên, vì thế, giảng viên không thể ra bài tập rồi yêu cầu sinh viên nộp ngay trong ngày hôm sau. Thời gian nộp bài phải dài hơn hoặc kéo dài 1-2 tuần để toàn bộ sinh viên linh động tiếp cận được.

Ngoài ra, nhà trường phải mua phần mềm của nước ngoài hiện đại phục vụ cho giảng dạy. Trên đó, có hệ thống quản lý sinh viên: điểm danh, kiểm tra sinh viên đã làm bài hay chưa và nhắc nhở.

"Các giảng viên của trường tôi cũng phải rèn luyện dần dần và phải 6 năm mới thuần thục, sinh viên cũng mới quen dần. Văn hoá làm việc và dạy online cũng được hình thành từ quãng thời gian dài đó", ông Dũng nói.

Chính vì thế, PGS.TS Đỗ Văn Dũng chỉ rõ khó khăn về tư duy của người lãnh đạo chưa hiểu đúng bản chất của dạy online, giảng viên chưa có kinh nghiệm giảng dạy, sinh viên chưa có thói quen; hệ thống dạy học chưa chuyên nghiệp nên gây nhàm chán, không tạo ra hứng thú tương tác giữa giảng viên và người học... Đặc biệt, giảng viên phải tâm huyết và dành nhiều thời gian cho việc xây dựng bài giảng, kiểm tra bài tập và trao đổi với sinh viên. Đây là vấn đề cần thời gian để thầy và trò cùng thích nghi.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Thời thế thay đổi, từ 8X lén lút học online đến xu hướng của 10X

HUYÊN NGUYỄN - PHẠM HUYỀN |

Máy vi tính, Internet, học online là những kỷ niệm về sự lén lút, vụng trộm thời thơ ấu của thế hệ 8X, đầu 9X mà có lẽ nhiều 10X khó có thể hình dung ra được. Cùng nhìn lại hành trình 3 thập kỉ của ứng dụng máy vi tính, Internet vào học tập để học trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu của 10X.

Trường đại học chi 400 triệu hỗ trợ sinh viên học online phòng COVID-19

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Một trường Đại học tại TPHCM tặng mỗi sinh viên 50.000 đồng hỗ trợ các em có kinh phí truy cập Internet phục vụ việc học online trong thời gian tạm nghỉ phòng COVID-19. Với số lượng khoảng 7.000 sinh viên, nhà trường chi khoản 400 triệu đồng cho khoản hỗ trợ này.

Học online - giải pháp góp phần ngừa dịch COVID-19

Bảo Trọng |

Để phòng chống dịch COVID-19, ngành giáo dục Đắk Nông triển khai các trường hướng dẫn cho học sinh học trực tuyến tại nhà.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Thời thế thay đổi, từ 8X lén lút học online đến xu hướng của 10X

HUYÊN NGUYỄN - PHẠM HUYỀN |

Máy vi tính, Internet, học online là những kỷ niệm về sự lén lút, vụng trộm thời thơ ấu của thế hệ 8X, đầu 9X mà có lẽ nhiều 10X khó có thể hình dung ra được. Cùng nhìn lại hành trình 3 thập kỉ của ứng dụng máy vi tính, Internet vào học tập để học trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu của 10X.

Trường đại học chi 400 triệu hỗ trợ sinh viên học online phòng COVID-19

Anh Nhàn - Thanh Chân |

Một trường Đại học tại TPHCM tặng mỗi sinh viên 50.000 đồng hỗ trợ các em có kinh phí truy cập Internet phục vụ việc học online trong thời gian tạm nghỉ phòng COVID-19. Với số lượng khoảng 7.000 sinh viên, nhà trường chi khoản 400 triệu đồng cho khoản hỗ trợ này.

Học online - giải pháp góp phần ngừa dịch COVID-19

Bảo Trọng |

Để phòng chống dịch COVID-19, ngành giáo dục Đắk Nông triển khai các trường hướng dẫn cho học sinh học trực tuyến tại nhà.