Học nghề không phải là lựa chọn dành cho học sinh yếu kém

trà my |

Có người lựa chọn đại học là nơi để phát triển, nhưng cũng có người sẽ chọn những con đường khác phù hợp với năng lực và kinh tế hơn, chẳng hạn như học nghề.

Bỏ đại học để học nghề

Năm 2022, Lê Ngọc Sơn - sinh viên Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội đã tham dự kì thi tốt nghiệp THPT và đạt 24 điểm. Thời điểm đó, dù có đủ khả năng trúng tuyển vào nhiều trường đại học, Ngọc Sơn đã đưa ra quyết định theo học ngành Kỹ thuật của trường cao đẳng.

Lí do mà Sơn không mặn mà với việc học đại học là bởi suy nghĩ bản thân không có hứng thú, đam mê, việc học tập 4 năm sẽ vô cùng lãng phí thời gian. Chưa kể, học phí trong 4 năm đại học thường rất tốn kém.

“Gia đình em không đủ điều kiện để cho em theo đại học. Chương trình đào tạo đại học cũng lâu hơn nên em đã quyết định học nghề để dễ dàng có cơ hội tìm việc làm hơn” - Sơn bày tỏ.

Ban đầu, khi nghe Sơn quyết định không học đại học, gia đình phản đối rất quyết liệt. Một phần, gia đình cho rằng học trường nghề chỉ dành cho học sinh học lực yếu kém, dễ hư hỏng. Mặt khác gia đình em lại muốn được “nở mày nở mặt” vì tư tưởng học đại học sau mới có tương lai.

“Em phải mất vài ngày để đấu tranh tư tưởng với bố mẹ. Em bày tỏ nguyện vọng và sở thích của mình cho bố mẹ. Sau khi lắng nghe những lời giải thích của em về môi trường học nghề, ưu điểm của việc học trường nghề sẽ ra trường sớm hơn, được thực hành nhiều hơn thì gia đình em đã yên tâm đồng ý” - Ngọc Sơn kể lại.

Hiện giờ, Ngọc Sơn đang là sinh viên năm 2 của Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội. Ngọc Sơn rất tự tin và khẳng định học trường nghề không phải vì yếu kém và nên tôn trọng quyết định của mỗi người.

“Em thấy lựa chọn nào cũng rất đáng quý và đáng tôn trọng. Hiện tại em là sinh viên năm thứ hai của trường và không cảm thấy hối hận khi học tập tại đây. Em cũng là minh chứng cho việc không học đại học mà vẫn trưởng thành và hoàn toàn tự tin với ngành nghề mình đã chọn” - nam sinh vui vẻ nói.

Học nghề không phải dành cho học sinh yếu

Thay vì buồn chán, thất vọng khi học lực không đạt được như kì vọng, ngay từ khi tốt nghiệp THPT, Nguyễn Văn Hùng (23 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) đã xác định tìm hướng đi khác phù hợp với bản thân hơn.

“Mình không chọn học đại học bởi rất nhiều lí do. Nhưng quyết định đi học nghề là vì mình muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và giúp đỡ gia đình” - Hùng chia sẻ.

Từ chối học đại học, Hùng quyết định đăng kí lớp học về cắt tóc . Ảnh: Nhân vật cung cấp
Từ chối học đại học, Hùng quyết định đăng kí lớp học về cắt tóc. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Sau thời gian tìm hiểu về các nghề dịch vụ có thu nhập cao trong nước, Hùng đã quyết định đăng kí lớp học về cắt tóc.

“Mục tiêu mà em đặt ra với nghề là có thu nhập khoảng 10-12 triệu đồng một tháng. Với mong muốn này, em đã chọn nghề cắt tóc. Công việc này không quá nặng nhọc, vất vả mà kinh tế đem lại vừa phải nên em lựa chọn” - Hùng tâm sự.

Chia sẻ về công việc của con trai, chị Bùi Ngọc Hoa - mẹ của Hùng cho biết lực học của con được các thầy cô đánh giá ở mức khá. Nếu theo học đại học thì cũng có triển vọng nhưng con trai lại không muốn.

“Tôi thấy hiện nay nhiều phụ huynh, học sinh đã thay đổi nhận thức trong định hướng nghề nghiệp, không còn nghĩ vào đại học là con đường duy nhất để lập nghiệp. Gia đình tôi luôn ủng hộ quyết định của con. Dù không theo học đại học nhưng con vẫn có một nghề nghiệp ổn định để kiếm sống” - chị Hoa bộc bạch.

trà my
TIN LIÊN QUAN

Chờ kết quả tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh rẽ hướng học nghề, đi du học

PHONG LINH - VÂN HI |

"Có bằng cử nhân đại học, nhiều sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp, vừa tốn kém lại mất nhiều thời gian, nên em lựa chọn học nghề" - một học sinh 12 tại Cần Thơ quyết định rẽ hướng học nghề trong thời gian chờ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 chia sẻ.

Học sinh rẽ hướng học nghề, ngành giáo dục khuyên phụ huynh đừng gây áp lực

PHONG LINH - MỸ LY |

Sau khi tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, các học sinh tại TP Cần Thơ đã tự đánh giá năng lực và cho biết có định hướng chuyển sang học nghề. Trong khi đó, nhiều học sinh 12 đang ôn thi tốt nghiệp THPT cũng có hướng đi tương tự.

“Thừa thầy, thiếu thợ”, học sinh ở Gia Lai chọn học nghề

THANH TUẤN |

Sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, nhiều học sinh vùng sâu vùng xa của tỉnh Gia Lai đã xin vào học các trường nghề thay vì quyết tâm thi đậu vào Cao đẳng, Đại học. Thực tế, việc chọn học nghề đã giúp các em sớm có công ăn việc làm, ổn định đời sống tốt hơn.

Cấu trúc khác thường của cơn bão gần Trung Quốc

Thanh Hà |

Bão Khanun có cấu trúc thành mắt bão (nằm ngay sát mắt bão) khác thường, giống như một cơn bão nhỏ trong một cơn bão lớn hơn. Ảnh vệ tinh cho thấy giữa 2 thành mắt bão có "con hào" rộng hơn 90 hải lý.

3 ngày ngắm trọn vẻ đẹp non nước Cao Bằng

Linh Boo |

Cao Bằng sắp vào thời điểm đẹp nhất trong năm khi lúa bắt đầu chín vàng trên các thửa ruộng bậc thang… thu hút du khách tới check-in, khám phá.

Bản tin công đoàn: Thống nhất giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xuống 75

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam ký quy chế phối hợp; Thống nhất giảm tuổi hưởng trợ cấp hưu trí từ 80 xuống 75; Công đoàn chung tay hỗ trợ gia đình nữ công nhân nghèo,...

Thiếu giáo viên trầm trọng nhưng sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp

Vân Trang |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), tình trạng thiếu giáo viên các cấp học mầm non, phổ thông công lập trên cả nước tiếp tục gia tăng.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau và vợ ly thân

Khánh Minh |

Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo ly thân vợ, bà Sophie Grégoire Trudeau.

Chờ kết quả tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh rẽ hướng học nghề, đi du học

PHONG LINH - VÂN HI |

"Có bằng cử nhân đại học, nhiều sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp, vừa tốn kém lại mất nhiều thời gian, nên em lựa chọn học nghề" - một học sinh 12 tại Cần Thơ quyết định rẽ hướng học nghề trong thời gian chờ kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 chia sẻ.

Học sinh rẽ hướng học nghề, ngành giáo dục khuyên phụ huynh đừng gây áp lực

PHONG LINH - MỸ LY |

Sau khi tham gia kỳ thi tuyển sinh lớp 10, các học sinh tại TP Cần Thơ đã tự đánh giá năng lực và cho biết có định hướng chuyển sang học nghề. Trong khi đó, nhiều học sinh 12 đang ôn thi tốt nghiệp THPT cũng có hướng đi tương tự.

“Thừa thầy, thiếu thợ”, học sinh ở Gia Lai chọn học nghề

THANH TUẤN |

Sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, nhiều học sinh vùng sâu vùng xa của tỉnh Gia Lai đã xin vào học các trường nghề thay vì quyết tâm thi đậu vào Cao đẳng, Đại học. Thực tế, việc chọn học nghề đã giúp các em sớm có công ăn việc làm, ổn định đời sống tốt hơn.