Hiệu trưởng ở Hà Nội bị tố lạm quyền, sử dụng tài sản công không minh bạch

Bích Hà - Thiều Trang |

Ngoài việc liên tục "tung tin" trường sắp giải thể, yêu cầu giáo viên trong trường viết đơn tình nguyện xin chuyển công tác, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội còn bị giáo viên “tố” sử dụng tài sản công sai mục đích, không minh bạch trong nhiều khoản thu chi.

Giáo viên “tố” hiệu trưởng cho thuê tài sản công sai mục đích

Như Lao Động đã thông tin, nhiều tháng qua, cán bộ, giáo viên Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội phải sống trong tâm trạng bất an khi liên tục nhận được lời đề nghị “phải viết đơn xin chuyển công tác, nếu không sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc khi trường giải thể” bởi hiệu trưởng nhà trường.

Ngoài ra, theo phản ánh của giáo viên trong trường, Hiệu trường Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội là bà Giang Thị Thúy đã sử dụng tài sản công không đúng mục đích, không minh bạch. Cụ thể, Hiệu trưởng đã cho Công ty Cổ phần Quốc tế Trường Hải thuê cơ sở vật chất của trường làm Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động.

“Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, làm việc của giáo viên và học sinh, sinh viên của trường”- giáo viên của trường cho biết.

Công ty Cổ phần Quốc tế Trường Hải tổ chức nhiều lớp đào tạo cho học viên của Cty trong khuôn viên Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội. Ảnh: PV

Cũng theo giáo viên, Hiệu trưởng chưa từng công khai kinh phí cho thuê và các khoản thu liên quan trong các cuộc họp cán bộ, giáo viên.

Ngoài ra, hiệu trưởng còn bị “tố” sử dụng đất trống trong trường làm nơi trông giữ xe máy, xe ô tô ngày đêm cho người dân xung quanh; mở lớp liên kết ngoài trụ sở chính (như tại Lai Châu).

“Chúng tôi rất bức xúc khi hiệu trưởng nhà trường lạm quyền, không công khai việc kí kết mở lớp ngoài trụ sở chính, không thông báo với tổ trưởng chuyên môn”- một giáo viên của trường này cho biết.

Về thông tin giáo viên phản ánh, phóng viên đã liên hệ với bà Giang Thị Thúy – Hiệu trưởng nhà trường. Bà Thúy phủ nhận toàn bộ thông tin giáo viên cung cấp, nhiều lần khẳng định không có chuyện cho Công ty Cổ phần Quốc tế Trường Hải thuê trụ sở, vì làm điều này là trái quy định của Sở GDĐT Hà Nội về quản lý, sử dụng tài sản công.

Tương tự, bà Thúy phủ nhận việc nhà trường sử dụng sân trường làm bãi trông giữ xe trái quy định.

Riêng thông tin liên kết mở lớp dạy tại Lai Châu, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội xác nhận đây là chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu. Mỗi lớp bồi dưỡng này thực hiện từ 5 đến 7 ngày, trường đã duy trì hoạt động này từ nhiều năm.

Sở yêu cầu chấm dứt việc sử dụng tài sản công chưa đúng, trường "làm ngơ"?

Để xác thực thông tin, PV Lao Động đã ghi nhận tại Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội.

Vào thời điểm từ 21h đến 22h30 ngày 21.10.2020, theo ghi nhận của PV, có rất nhiều xe ôtô ra vào khuôn viên trường này.

Trao đổi với chúng tôi, chị Yến (người dân gửi xe tại trường) xác nhận đã gửi xe ở Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội hơn một năm nay.

"Phí gửi xe máy là 200.000 đồng/ tháng, được ra vào tự do cả ngày. Bên trong có chỗ để của xe máy và xe ô tô, một số khu vực có hệ thống mái che nên rất yên tâm" - chị Yến chia sẻ.

Khi được hỏi, nhân viên bảo vệ của trường này cũng khẳng định có hoạt động trông giữ xe của người dân trong sân trường. Việc này đã diễn ra từ lâu.

“Phí đối với xe máy là 200.000 đồng/tháng; phí với xe ô tô là từ 1 triệu đồng trở lên/tháng, tùy theo loại xe (xe gia đình hoặc xe taxi). Ngoài ra, nếu gửi xe ô tô thì sẽ được miễn phí gửi xe máy”- nhân viên tự nhận là bảo vệ của trường giới thiệu mức phí và các ưu đãi cho người có nhu cầu gửi xe trong trường.

Cũng theo tìm hiểu của phóng viên, cho đến đầu tháng 12.2020, hoạt động nhận trông giữ xe của người dân ở trong sân trường vẫn diễn ra. Hằng ngày, nhất là về đêm và sáng sớm, có hàng trăm lượt xe ôtô tấp nập ra vào.

Hàng xe ôtô để khắp sân trường. Theo bảo vệ trường này, có nhiều xe người dân gửi  để trông giữ theo tháng.
Hàng xe ôtô để khắp sân trường. Theo bảo vệ trường này, có nhiều xe người dân gửi để trông giữ theo tháng.

Ngoài ra, hằng ngày nhân viên của Công ty Cổ phần Quốc tế Trường Hải cũng ra vào trường để phục vụ các hoạt động đào tạo, tập huấn cho học viên của Công ty có nhu cầu đi xuất khẩu lao động.

Bảng, biển, băng rôn của Công ty này cũng xuất hiện ở nhiều khu vực trong khuôn viên Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội.

Giải thích về điều này, bà Giang Thị Thúy - Hiệu trưởng nhà trường - vòng vo rằng “đã chấm dứt hợp đồng thuê trụ sở với đơn vị này”, do nhà trường quên tháo dỡ nên gây hiểu nhầm. Tuy nhiên, bà Thúy chưa cung cấp được cho phóng viên biên bản thanh lý hợp đồng, để chứng minh việc đã chấm dứt việc cho đơn vị khác vào trường thuê làm trụ sở.

Thời gian qua, Sở GDĐT Hà Nội liên tục có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải “siết” việc quản lý tài sản công, nghiêm cấm việc sử dụng không đúng mục đích.

Mới đây nhất, ngày 7.7.2020, Sở GDĐT Hà Nội có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc, nêu rõ: Chấm dứt ngay việc sử dụng tài sản công chưa đúng quy định, khi đề án của các trường chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các trường không được tự ý sử dụng đất và cơ sở vật chất, tài sản khác gắn liền với đất của nhà trường vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (đặc biệt với việc cho thuê căng tin trong trường học). Người đứng đầu đơn vị chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra tình trạng sử dụng tài sản công không đúng quy định thuộc phạm vi quản lý.

Trong khi Sở GDĐT có chỉ đạo làm nghiêm, xem ra, đơn vị trực thuộc vẫn "làm ngơ" trước quy định.

Bích Hà - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Làm rõ thông tin tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Về quá trình “tự chủ” của một trường công lập

Nhóm PV |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, nguyên Chủ tịch LĐLĐ TPHCM cho hay, với vai trò nguyên Chủ tịch HĐQT Đại học Dân lập Tôn Đức Thắng (TĐT), nguyên Chủ tịch HĐQT Đại học Bán công TĐT, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học TĐT (TDTU ) - các tên gọi tương ứng với từng thời kỳ của TDTU - ông nắm rõ hơn ai hết về quá trình tự chủ và thời điểm tự chủ của TDTU.

Xử lý hiệu trưởng nếu ép học sinh mua sách bổ trợ, sách tham khảo

Duy Thiên |

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) khẳng định, sách giáo khoa (SGK) là tài liệu dạy học chính thức ở trong nhà trường; ngoài ra, không có thêm quy định về tài liệu nào khác. Người đứng đầu nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra việc “ép” học sinh mua sách tham khảo.

Lạm thu đầu năm học mới: Xử lý nghiêm hiệu trưởng để làm gương

Đặng Chung |

Đến hẹn lại lên, câu chuyện lạm thu đầu năm học được tái diễn với hình thức và mức độ khác nhau. Các khoản thu bị biến tướng, thực hiện một cách cào bằng và đẩy gánh nặng về phía phụ huynh học sinh. Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều ý kiến đề xuất cần xử lý nghiêm người đứng đầu nhà trường nếu xảy ra lạm thu, thậm chí cần cách chức hiệu trưởng.

Lứa cầu thủ trẻ trưởng thành dưới bàn tay của ông Philippe Troussier

AN NGUYÊN |

Lứa cầu thủ tham dự SEA Games 32 tới đây cũng chính là những "viên ngọc thô" mà huấn luyện viên Philippe Troussier từng mài giũa ở các đội tuyển trẻ.

Podcast: Con yêu sớm, cha mẹ trăn trở

Nhóm PV |

Việc có nên đồng ý cho con yêu sớm hay không là nỗi trăn trở của biết bao người làm cha mẹ. Có những người chọn đồng hành cùng con, đồng ý cho con có những trải nghiệm tình cảm thời học sinh. Nhưng có những người lại không.

Nên làm gì khi bị ngân hàng ép mua bảo hiểm?

Thái Mạnh |

Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh tình trạng nhân viên của một số ngân hàng giới thiệu, chào mời, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm tại các ngân hàng bắt đầu xuất hiện trở lại. Theo đó khiến tình trạng này vẫn tiếp tục tái diễn và chưa có dấu hiệu chấm dứt hoàn toàn.

Phá án vụ giết người 5 thập kỷ từ ADN trên điếu thuốc

Thanh Hà |

Tháng 7.1971, Rita Curran, giáo viên 24 tuổi sống ở Burlington, Vermont, Mỹ, được người bạn tìm thấy đã chết trong nhà, trong tình trạng bị bóp cổ. Kẻ giết người không được tìm ra và vụ án rơi dần vào quên lãng.

Novaland muốn hoán đổi trái phiếu lấy bất động sản: Cẩn thận dao hai lưỡi

Đức Mạnh |

Một số doanh nghiệp hiện nay đã đàm phán thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng cổ phần hoặc sản phẩm bất động sản. Tuy nhiên giải pháp "hàng đổi hàng" này lại được các chuyên gia cho rằng rất cần lưu ý.

Làm rõ thông tin tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng: Về quá trình “tự chủ” của một trường công lập

Nhóm PV |

Trao đổi với Báo Lao Động, ông Đặng Ngọc Tùng, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN, nguyên Chủ tịch LĐLĐ TPHCM cho hay, với vai trò nguyên Chủ tịch HĐQT Đại học Dân lập Tôn Đức Thắng (TĐT), nguyên Chủ tịch HĐQT Đại học Bán công TĐT, nguyên Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học TĐT (TDTU ) - các tên gọi tương ứng với từng thời kỳ của TDTU - ông nắm rõ hơn ai hết về quá trình tự chủ và thời điểm tự chủ của TDTU.

Xử lý hiệu trưởng nếu ép học sinh mua sách bổ trợ, sách tham khảo

Duy Thiên |

Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GDĐT) khẳng định, sách giáo khoa (SGK) là tài liệu dạy học chính thức ở trong nhà trường; ngoài ra, không có thêm quy định về tài liệu nào khác. Người đứng đầu nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra việc “ép” học sinh mua sách tham khảo.

Lạm thu đầu năm học mới: Xử lý nghiêm hiệu trưởng để làm gương

Đặng Chung |

Đến hẹn lại lên, câu chuyện lạm thu đầu năm học được tái diễn với hình thức và mức độ khác nhau. Các khoản thu bị biến tướng, thực hiện một cách cào bằng và đẩy gánh nặng về phía phụ huynh học sinh. Để ngăn chặn tình trạng này, nhiều ý kiến đề xuất cần xử lý nghiêm người đứng đầu nhà trường nếu xảy ra lạm thu, thậm chí cần cách chức hiệu trưởng.