Hiểu gốc vấn đề mới có thể giải quyết triệt để tình trạng dạy thêm

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) |

Tồn tại từ nhu cầu thực tế của xã hội, song, dạy thêm hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức, trái với mục đích cao cả của giáo dục, khiến dư luận bức xúc, mất niềm tin vào ngành, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có nhiều thông tư, văn bản quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Tại phiên chất và trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 11.11 vừa qua, vấn đề này lại một lần nữa được các đại biểu đưa ra tranh luận, bày tỏ quan điểm sôi nổi, khách quan trên nhiều khía cạnh. 

Góp phần làm rõ vấn đề và tạo thêm kênh tranh luận mang tính xây dựng, Báo Lao Động xin giới thiệu bài viết của TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT).

Hiểu đúng về dạy thêm, học thêm

Dạy thêm học thêm có nguồn gốc từ kinh tế - văn hóa, xã hội và giáo dục. Đây là hiện tượng không phải của riêng Việt Nam mà diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới với các trình độ phát triển kinh tế, văn hoá khác nhau và có rất nhiều nguyên nhân.

Nhu cầu dạy thêm và học thêm là một thực tế cả với lý do chính đáng và không chính đáng. Dạy thêm chính đáng là dạy thêm giúp những học sinh học yếu, có hoàn cảnh khó khăn hoặc những học sinh khá giỏi có nguyện vọng muốn được phát triển hơn nữa bằng chính lao động chuyên môn của nhà giáo. Dạy thêm không chính đáng phải lên án là hình thức dạy mang tính cưỡng ép bắt buộc học sinh của một bộ phận giáo viên.

Tệ nạn dạy thêm tiêu cực đã làm tăng gánh nặng kinh tế cho nhiều gia đình đặc biệt là gia đình sống ở khu vực đô thị và gia đình cán bộ công chức; làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh; làm cho quan hệ đạo đức thầy – trò bị méo mó, và nghiêm trọng hơn làm giảm lòng tin của người dân đối với hệ thống giáo dục.

Hậu quả cuối cùng là ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực và góp phần tạo ra sự không bình đẳng trong tiếp cận đến nền giáo dục chất lượng nếu không được quản lý tốt.

3 nguyên nhân gốc của vấn đề

Có thể chia ra ba nhóm nguyên nhân từ vấn đề nêu trên có nguồn cơ từ các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và quản lý giáo dục đã tác động vào người học, giáo viên, phụ huynh học sinh.

Dạy thêm do nhu cầu của người học: Kể cả những học sinh kém và học sinh khá đều có nhu cầu học thêm. Theo nhiều nghiên cứu đối với các nước đang phát triển, phần nhiều do việc làm trong xã hội thiếu đòi hỏi mọi người phải cạnh tranh nhau để được học ở trình độ cao hơn với hy vọng có nhiều cơ hội việc làm, đời sống tốt hơn ngay cả khi nhiều cơ hội học đại học mở ra thì người ta lại muốn vào học những trường ĐH có chất lượng tốp đầu sự cạnh tranh vẫn diễn ra; ngoài ra do các yếu tố văn hóa trọng bằng cấp (địa vị xã hội, tuyển dụng việc làm, ganh đua...) và do nhận thức cũng như thiếu thông tin tư vấn hướng nghiệp và thông tin thị trường việc làm.

Tác động của mặt trái kinh tế thị trường làm khoảng cách giàu nghèo gia tăng, những người được học cao hơn dễ kiếm được việc làm và thu nhập cao khiến cho các gia đình thu nhập thấp phải cố gắng “chạy đua” cho con em mình được học thêm.

Kinh tế nước ta gần hai thập kỷ qua tăng trưởng liên tục ở mức cao, mỗi gia đình thường chỉ có hai con nên càng có điều kiện kinh tế cho con em mình đi học. Tuy nhiên, ở một số vùng nghèo và ở gia định nghèo thì khái niệm học thêm hầu như không tồn tại do ăn còn chả đủ lấy đâu kinh phí để học thêm.

Dạy thêm do người dạy: Cụ thể, do đồng lương giáo viên không đủ sống trong các khu vực kinh tế phát triển do nhu cầu tiêu dùng tăng là một yếu tố khách quan buộc các nhà giáo phải dạy thêm bằng lao động của mình.

Thu nhập ở thành phố nhìn chung cao hơn ở khu vực nông thôn, nhưng không phải không có nhiều gia đình nghèo. Không ít gia đình phải lao vào cuộc chạy đua, chắt bóp chi tiêu cho con em mình để được học thêm. Do mức giá sinh hoạt cao ở các đô thị lớn trong khi đồng lương không tương xứng, khiến giáo viên tìm cách xoay xở cũng sinh ra việc ép buộc học sinh học thêm với nhiều cách khác nhau.

Nguyên nhân nữa do trình độ giáo viên bất cập người giỏi, người yếu dẫn đến xu hướng tự nhiên là học sinh sẽ tìm thầy giỏi để học thêm. Bên cạnh đó, nhân cách giáo viên, yếu tố văn hoá (đặc biệt văn hoá ganh đua ngay giữa các giáo viên với nhau ...) cũng dẫn đến dạy thêm.

Nhiều năm qua cho đến khi ban hành chương trình và sách giáo khoa mới vào năm 2018, tiêu chuẩn học tập ở mỗi môn học, lớp học và cấp học chưa thật rõ ràng có thể đo lường mục tiêu học tập đạt được.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm ở một số quốc gia ngay cả khi có chuẩn, thì giáo viên có thể không bám sát theo chuẩn đầu ra để soạn nội dung và đặc biệt là kiểm tra đánh giá theo chuẩn và người dân vẫn kỳ vọng cao, cạnh tranh về học tập vào các trường ĐH có chất lượng và cạnh tranh vì việc làm có thu nhập cao vẫn xảy ra như Hàn Quốc hoặc Singapore chẳng hạn.

Không cấm được nhưng cần quản lý chặt chẽ

Mặc dù Bộ GDĐT có nhiều văn bản pháp quy hạn chế hiện tượng dạy thêm không bình thường song việc này đòi hỏi sự chung sức của toàn dân, các cơ quan có thẩm quyền và đặc biệt là các nhà giáo.

Tuy nhiên, cần nhìn nhận một thực tế là đội ngũ giáo viên còn rất bất cập về phương pháp dạy học mới nên chưa thực sự giúp học sinh có được phương pháp tư duy và cách học nên càng làm trầm trọng thêm tình trạng quá tải của học sinh hiện nay.

Từ những nguyên nhân trên cho thấy hiện tượng dạy thêm và học thêm diễn ra rất phức tạp đòi hỏi người làm quản lý phải minh định lợi và hại của việc dạy thêm. Bên cạnh những chính sách vĩ mô, chế độ giáo viên và những đặc điểm đặc trưng văn hóa người Việt, Bộ GDĐT nên có những nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề này:

Cần tìm hiểu mỗi nguyên nhân dạy thêm và học thêm ở mỗi địa phương khác nhau để có chính sách chỉ đạo địa phương. Với vùng kinh tế khó khăn hoặc với những học sinh yếu kém, thì mục đích của dạy thêm là giúp cho học sinh cải thiện thành tích học tập...

Ban hành kèm theo chính sách đãi ngộ cho giáo viên do làm thêm giờ theo quy định. Mặt khác học thêm là một nhu cầu (do nhiều nguyên nhân cả học yếu và học sinh khá, cả nhu cầu của phụ huynh bận đi làm nên cần được tổ chức đăng ký giao cho địa phương quản lý với các điều kiện ràng buộc: không gây quá tải cho học sinh, giáo viên, đảm bảo an toàn cho người học và không gây ra những bức xúc về đối xử bất bình đẳng trong quá trình giáo dục trẻ của chính giáo viên bộ môn.

Bên cạnh việc cải thiện đời sống giáo viên cần bồi dưỡng kỹ năng dạy học, sa thải những giáo viên quá yếu kém về chuyên môn và đạo đức để họ thực hiện tốt hơn sứ mệnh của người thầy.

Đặc biệt vẫn phải xem xét đánh giá tải trọng chương trình giáo dục phổ thông chính khóa, và yêu cầu thi kiểm tra đánh giá.

Tất cả việc dạy thêm học thêm đều phải hướng đến sự phát triển hài hòa của trẻ về trí tuệ, tình cảm và các phẩm chất tâm sinh lý khác. Nghiêm cấm hành vi vì bệnh thành tích để ép học sinh học thêm, cũng như cấm giáo viên "làm tiền" bằng cách ép buộc cha mẹ học sinh và học sinh phải học thêm mới cho điểm cao.

Quản lý nhà nước hướng đến lợi ích người dân một khi có nhu cầu chính đáng cần đáp ứng. Nhà nước địa phương cần tổ chức lại việc dạy thêm, học thêm diễn ra có trật tự, miễn sao ở địa phương có năng lực quản lý và tổ chức thực hiện cho tốt và nên coi đó là một loại hình cung cấp dịch vụ đặc biệt (có điều kiện) để quản lý.

Cuối cùng, cái gốc văn hóa ganh đua thành tích học tập của con cái ở một bộ phận phụ huynh và ngay cả giáo viên cũng cần thay đổi và nhìn thấy lợi ích chính đáng của con mình là những phẩm chất trí tuệ, tình thương yêu, đạo đức và các giá trị lành mạnh mà trẻ nhận được từ giáo dục.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT)
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng GDĐT đề nghị đưa dạy thêm thành nghề kinh doanh có điều kiện

Đặng Chung |

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào sáng 11.11 về vấn đề dạy thêm học thêm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngành giáo dục cấm giáo viên dạy thêm, tại sao bác sĩ được làm thêm?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Lấy dẫn chứng ngành giáo dục yêu cầu cấm dạy thêm, học thêm để đảm bảo chất lượng dạy và học trên lớp, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Đoàn đại biểu Cà Mau) đặt câu hỏi về việc các bác sĩ liên kết xây dựng phòng khám riêng có ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện công không?

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Bộ trưởng GDĐT đề nghị đưa dạy thêm thành nghề kinh doanh có điều kiện

Đặng Chung |

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào sáng 11.11 về vấn đề dạy thêm học thêm, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết đang đề nghị bổ sung dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Ngành giáo dục cấm giáo viên dạy thêm, tại sao bác sĩ được làm thêm?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Lấy dẫn chứng ngành giáo dục yêu cầu cấm dạy thêm, học thêm để đảm bảo chất lượng dạy và học trên lớp, đại biểu Nguyễn Quốc Hận (Đoàn đại biểu Cà Mau) đặt câu hỏi về việc các bác sĩ liên kết xây dựng phòng khám riêng có ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện công không?