Hàng nghìn sinh viên bị đuổi học: Vì đâu nên nỗi?

Đặng Chung |

Tư tưởng “học đại học như đi chơi”, “ngồi nhầm lớp”, chương trình giáo dục đại học chưa hấp dẫn… đã khiến hàng ngàn sinh viên bị buộc phải “ra trường trước thời hạn”.

Không ít sinh viên “ngồi nhầm chỗ”

Những ngày qua, câu chuyện hàng loạt sinh viên bị buộc thôi học vì kết quả học tập kém nhận được sự quan tâm của dư luận, với những ý kiến trái chiều.

Sẽ chẳng vui gì nếu phải cầm trên tay quyết định bị buộc thôi học. Bố mẹ các em cũng có thể suy sụp khi đứa con mình đặt hết kỳ vọng phải rời giảng đường, cánh cửa đại học đóng lại trước mắt.

Trong số sinh viên bị buộc thôi học, đa phần rơi vào năm thứ nhất. Đánh giá về hiện tượng này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội - cho rằng, sau khi rời vòng tay gia đình để lên thành phố học tập, không ít sinh viên năm đầu đã sa vào tệ nạn xã hội, có tư duy lệch lạc rằng vào đại học để chơi.

Hoặc các em biết mình đã “ngồi nhầm chỗ”, phải học những ngành mình không thích mà bố mẹ thích, dẫn đến tâm lý chán nản.

Lý Văn Mạnh (ĐH Công Nghệ, HN) thừa nhận, những SV có điểm số quá thấp có lý do là vì mải chơi, với nam SV là vì sa đà vào game online. Nếu điểm số quá kém, việc bị nhà trường đuổi học là đương nhiên và không có lý do gì để bao che hết.

Tuy nhiên, một sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội lại cho rằng, có điểm số thấp, không hẳn do SV không chịu học, mà có phần vì chương trình đào tạo của trường quá nặng, ra đề khó. Đặc biệt, khi vào năm thứ nhất, SV phải học những môn đại cương, với lượng kiến thức rộng, nhiều khi không liên quan đến ngành học dễ khiến SV nản chí, chán học.

Có lỗi của các trường đại học

Chia sẻ về hiện tượng hàng loạt SV bị buộc thôi học, TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GDĐT) - cho rằng, các trường nên xem lại cách đào tạo của mình, không nên đổ hết tại SV học dốt, lười hay mải chơi.

Có những trường điểm đầu vào rất cao, nhưng vẫn có nhiều SV  bị buộc thôi học. Tôi nghĩ có thể liên quan đến cách học của các em. Ở phổ thông, học sinh được cầm tay chỉ việc, nhưng khi lên đại học thì phải tự học, tự nghiên cứu. Vì thế, các em sẽ lúng túng” – TS Khuyến chia sẻ.

Ông cũng nói thêm rằng, với hình thức đào tạo theo tín chỉ, ngoài việc được tự chọn môn học, có một khâu rất quan trọng là khi bắt đầu vào học môn nào đó, giảng viên phải cung cấp cho sinh viên một đề cương về môn mà mình dạy.

Trong đề cương có hướng dẫn sinh viên về cách học, tài liệu nào là chính và tham khảo thêm những tài liệu nào? Nếu giảng viên bỏ mặc sinh viên, thì khác nào đẩy các em vào chỗ mất phương hướng vì không tìm ra phương pháp học tập hiệu quả nhất.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Khảo sát nhanh: Bị đuổi vì học kém, sinh viên có "thức tỉnh"?

Anh Phú - Linh Trang |

Kết thúc học kỳ các trường đại học thường đưa ra cảnh báo học vụ hoặc buộc thôi học những sinh viên có kết quả học tập kém. Những con số sinh viên bị đuổi học lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn. Liên quan đến vấn đề này Báo Lao Động đã làm một cuộc khảo sát nhỏ trong sinh viên để lắng nghe ý kiến của người trong cuộc.

Hàng loạt sinh viên bị buộc thôi học: Lỗi do nhà trường, đừng đổ tại người học

Bích Hà |

Những ngày qua, câu chuyện hàng loạt sinh viên bị buộc thôi học nhận được sự quan tâm của dư luận, với những ý kiến trái chiều.

Báo động sinh viên bị buộc thôi học hàng loạt vì “mải chơi”

Bích Hà |

“Học đại học như đi chơi” là tư tưởng đang tồn tại trong không ít bạn trẻ và hậu quả là hàng ngàn sinh viên đã bị buộc phải “ra trường trước thời hạn”.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Khảo sát nhanh: Bị đuổi vì học kém, sinh viên có "thức tỉnh"?

Anh Phú - Linh Trang |

Kết thúc học kỳ các trường đại học thường đưa ra cảnh báo học vụ hoặc buộc thôi học những sinh viên có kết quả học tập kém. Những con số sinh viên bị đuổi học lên đến hàng trăm, thậm chí hàng nghìn. Liên quan đến vấn đề này Báo Lao Động đã làm một cuộc khảo sát nhỏ trong sinh viên để lắng nghe ý kiến của người trong cuộc.

Hàng loạt sinh viên bị buộc thôi học: Lỗi do nhà trường, đừng đổ tại người học

Bích Hà |

Những ngày qua, câu chuyện hàng loạt sinh viên bị buộc thôi học nhận được sự quan tâm của dư luận, với những ý kiến trái chiều.

Báo động sinh viên bị buộc thôi học hàng loạt vì “mải chơi”

Bích Hà |

“Học đại học như đi chơi” là tư tưởng đang tồn tại trong không ít bạn trẻ và hậu quả là hàng ngàn sinh viên đã bị buộc phải “ra trường trước thời hạn”.