Hàng loạt trường đại học “khuyết” hiệu trưởng, người trong cuộc nói gì?

HUYÊN NGUYỄN |

Thời gian gần đây, nhân sự lãnh đạo các trường đại học tiếp tục có nhiều thay đổi. Trong đó, không ít trường vẫn còn tình trạng “khuyết” vị trí hiệu trưởng kéo dài từ vài tháng đến cả vài năm. Câu chuyện này diễn ra ở nhiều trường cả công lập và ngoài công lập.

Chỉ có phó, quyền hiệu trưởng

Mới đây, Trường Đại học Y Dược TPHCM đã công bố nghị quyết của Hội đồng trường về việc bổ nhiệm 2 tân phó hiệu trưởng đó là PGS.TS Ngô Quốc Đạt và TS Hà Mạnh Tuấn.

Như vậy, đến nay Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược TPHCM có 3 người, trong đó, PGS.TS Nguyễn Hoàng Bắc, Phó Hiệu trưởng được giao quyền hạn hiệu trưởng. Nhà trường vẫn chưa có hiệu trưởng kể từ tháng 7.2020 khi PGS.TS Trần Diệp Tuấn đang là hiệu trưởng được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng trường.

Trước đó, từ 1.4, PGS.TS Hồ Thanh Phong thôi đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (thuộc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng). Ông Phong giữ vị trí này từ tháng 10.2018 sau khi nghỉ hưu, thôi làm hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TPHCM). Hiện tại, chưa ai thay thế vị trí của ông Phong.

Trong cùng hệ thống Nguyễn Hoàng, PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy, nguyên Phó giám đốc Sở Du lịch TPHCM cũng mới được bổ nhiệm làm quyền hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen từ 1.3 thay cho PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện chuyển sang làm Chủ tịch hội đồng trường. Với việc bổ nhiệm quyền hiệu trưởng mới, Trường Đại học Hoa Sen trở thành một trong những trường có số lần thay hiệu trưởng kỷ lục chỉ trong vòng 5 năm đã thay hiệu trưởng, quyền hiệu trưởng 5 lần.

Cũng từ 1.4, Hội đồng trường Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM có nghị quyết giao quyền hiệu trưởng cho PGS.TS Nguyễn Xuân Phương. Phó Hiệu trưởng Nguyễn Bá Hoàng cũng thôi giữ chức vụ. Do đó, trường này chỉ có quyền hiệu trưởng, không có phó hiệu trưởng. Kể từ khi hiệu trưởng, PGS.TS Nguyễn Văn Thư, nghỉ hưu theo chế độ vào tháng 1.2019, Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM không có hiệu trưởng. Các hiệu phó lần lượt giữ chức vụ phụ trách trong một thời gian ngắn.

Tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM), PGS.TS Trần Lê Quan - Phó Hiệu trưởng được giao phụ trách nhà trường và Trường phổ thông Năng khiếu từ ngày 15.3. Ông Quan được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng từ năm 2012.

Tại Trường Đại học Nông Lâm TPHCM, Trường Đại học Luật TPHCM, Trường Đại học Hùng Vương… cũng trong tình trạng chỉ có quyền hiệu trưởng.

Chưa kịp đào tạo?

Chia sẻ về lí do chưa có hiệu trưởng, TS Đỗ Mạnh Cường – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Giáo dục Nguyễn Hoàng, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng cho biết việc các trường đại học “khuyết” ghế hiệu trưởng không phải là điều bất thường vì trường nào cũng sẽ phải qua các thời điểm như vậy, điều quan trọng là sự hoạt động ổn định và phát triển của nhà trường.

Theo ông Cường, trường nào cũng muốn ổn định và hiệu trưởng có thể gắn bó lâu dài nhưng sẽ có những trường hợp vì lí do cá nhân mà hiệu trưởng không thể tiếp tục đảm nhận chức vụ. Trong tình huống đó, nhà trường vẫn phải đảm bảo hoạt động bình thường và theo định hướng chung.

Hội đồng trường vẫn là đơn vị định hướng cho nhà trường trong kế hoạch đường hướng nhà trường. Một trường đại học, dù tạm thời khuyết hiệu trưởng nhưng các phó hiệu trưởng trong ban giám hiệu, hội đồng khoa học trường với sự hỗ trợ của Hội đồng trường vẫn có thể đảm bảo sự phát triển theo đúng định hướng đã đặt ra.

“Tìm được một ứng viên thích hợp cho vị trí hiệu trưởng có những lúc sẽ phải cần thời gian, cố gắng tìm được người thích hợp nhất để bảo đảm được sự liên tục, ổn định cho sự phát triển của một cơ sở giáo dục. Vị trí hiệu trưởng là vị trí đứng đầu và có quyền tự chủ cho mọi quyết định của nhà trường nên trước khi được bổ nhiệm họ cũng phải hiểu rất rõ đường hướng, lịch sử, triết lí, tư tưởng giáo dục của nhà trường và đơn vị chủ quản”, ông Cường phân tích.

Liên quan tới những khác biệt việc bổ nhiệm trong trường công và trường tư, ông Cường cho rằng xét về bản chất, cơ bản đều tương tự như nhau bởi hiệu trưởng trường công hay tư thì đều sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong điều hành, quản lý nhà trường, thực hiện các chính sách mà Bộ GDĐT và nhà nước đề ra. Ngoài ra, các trường còn tuân theo đường hướng phát triển của đơn vị chủ quản.

Riêng với Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, TS Đỗ Mạnh Cường cho biết hiệu trưởng cũng sẽ sớm được bổ nhiệm trong thời gian tới.

Còn một lãnh đạo đang ngồi ghế quyền hiệu trưởng tại TPHCM chia sẻ rằng: “Việc bồi dưỡng nhân lực không phải lúc nào cũng kịp thời, có nhiều lúc nhìn thấy “chín” mà không chín. Tre đã già mà măng chưa kịp mọc”.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Trường Đại học Cần Thơ bổ nhiệm lại Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng

QUANG MINH - ĐẶNG TRIỀU |

Ngày 31.3, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập trường. Nhân dịp này trường đã công bố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn là hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội

Thiều Trang |

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 789/QĐ-ĐHQGHN về việc bổ nhiệm GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách, giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Nữ hiệu trưởng ở Yên Bái mất chức: Hiệu phó xin lỗi, phụ huynh không đồng ý

Lê Anh |

Liên quan tới vụ việc nữ Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Quy Mông (Trấn Yên, Yên Bái) mất chức vì bị tố cáo lạm thu, cắt xén suất ăn, mới đây, hiệu phó trường này đã lên tiếng xin lỗi song không được phụ huynh chấp nhận.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Trường Đại học Cần Thơ bổ nhiệm lại Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng

QUANG MINH - ĐẶNG TRIỀU |

Ngày 31.3, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm thành lập trường. Nhân dịp này trường đã công bố quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020-2025.

GS.TS Hoàng Anh Tuấn là hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội

Thiều Trang |

Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 789/QĐ-ĐHQGHN về việc bổ nhiệm GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng phụ trách, giữ chức Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Nữ hiệu trưởng ở Yên Bái mất chức: Hiệu phó xin lỗi, phụ huynh không đồng ý

Lê Anh |

Liên quan tới vụ việc nữ Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Quy Mông (Trấn Yên, Yên Bái) mất chức vì bị tố cáo lạm thu, cắt xén suất ăn, mới đây, hiệu phó trường này đã lên tiếng xin lỗi song không được phụ huynh chấp nhận.