Hai mươi năm cho một mùa khai trường

Hà Kim Phượng (Trường THPT Gia Định - TP Hồ Chí Minh) |

Một mùa thu nữa lại đến, mùa của những chiếc lá vàng rơi khắp lối, mùa của những mong manh tiết trời se mát, dễ chịu, mùa của hương hoa ngọc lan nở muộn nồng nàn và nhất là một mùa tựu trường nữa đang chạm ngõ.

Tháng Tám mùa thu

lá khởi vàng chưa nhỉ

Nhớ một chút Tô Như Châu! Lời thơ đâu đây như vương vít hồn người trong tiết trời vào thu. Sài Gòn nơi tôi ở không có bốn mùa như Hà Nội, mà chỉ có mưa và nắng. Nhưng giữa khoảnh khắc giao mùa, khí trời vẫn đủ dịu nhẹ, ngát xanh. Đủ để gợi lên tình yêu cho những ai tha thiết với hương vị này.

Có lẽ, do cảm thức trước thu gắn liền với tuổi học trò và nhất là gắn liền với tôi – một người làm nghề gõ đầu trẻ. Vậy nên mọi xúc cảm cứ như được ướp trong cái ngọt ngào của mùa thu... mùa của mỏng manh lá vàng rơi khắp lối... mùa của tiết trời se mát, dễ chịu... mùa của hương hoa ngọc lan nở muộn nồng nàn... và, cũng chính là mùa khởi đầu của cánh chim tri thức theo nhịp giòn giã tiếng trống khai trường.

Tôi đã đi qua một quãng đời rất dài của nghề cầm phấn. Dễ gần 20 năm! Ấy vậy mà cảm giác hồi hộp, thú vị, hứa hẹn cho ngày khai trường vẫn nguyên vẹn. So với lúc mới ra trường, bây giờ tôi không còn thao thức cả đêm để nắn nót những lời dặn dò đầu năm học mới cho học trò nữa. Bởi những yêu thương, chăm chút đã nằm lòng trong nếp nghĩ.

Duy chỉ có điều, cảm xúc nao nao thì như mảnh trăng non không bao giờ già cỗi. Tuy không có sự mặc định rõ ràng nào nhưng dường như hằng năm, gió mang thu về là chao nghiêng cánh nhớ, là chòng chành thời gian.

Tôi đến với nghề giáo như một sự chấp nhận không mấy hào hứng. Nhớ ngày còn đi học, tôi không mặn mà với nghề này. Tôi nghĩ đơn giản là một bài giảng sau này mình cứ lặp đi lặp lại, bấy nhiêu nội dung và hết lớp này đến lớp khác, hết năm này qua năm khác... Rất chán!

Tôi vốn dĩ là người không thích sự tẻ nhạt. Với tôi cuộc sống phải là những vòng quay xiết, có thử thách... Như thế mới thi vị. Ấy vậy mà, thấm thoát tôi đã là một cô giáo với thâm niên gần 20 năm! Ngày ấy, tôi quyết định thi vào sư phạm vì lời khuyên của Má. Khởi sự con đường lập nghiệp của mình.

Bốn năm trôi qua, mái trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã khơi trong tôi tình yêu nghề sâu sắc. Ngày đầu tiên đi dạy, đứng trên bục giảng nhìn xuống những đôi mắt tròn đen, háo hức, tôi xúc động thật sự. Tôi biết từ đây tôi đã tìm đúng đường về. Tôi sẽ gắn bó với nghề. Tôi có trách nhiệm bảo vệ những đôi mắt biết nói ấy!

Cứ thế, không biết tự bao giờ, mùa thu luôn là cửa ngõ của một khởi đầu khi tôi thực hiện sứ mệnh trồng người cao cả của mình. Mỗi năm một chuyến đò. Mỗi năm chèo lái thành công là biết bao nhiêu số phận hạnh phúc. Và tôi cũng hạnh phúc! Bây giờ tôi không còn cái cảm giác nhàn nhạt khi chuyển tải tri thức đến cho các em. Bởi đối tượng của nghề này quá đặc biệt. Khác với những nghề khác, chúng tôi dạy người!

Chính điều ấy đã tạo nên sự hứng khởi trong tôi, thắp sắng trong tôi niềm yêu nghề mãnh liệt, không cạn. Cũng cùng một bài giảng nhưng nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lớp khác nhau sẽ có những xúc cảm truyền đạt khác nhau. Mỗi năm tích lũy thêm kinh nghiệm. Bài giảng vẫn đầy ắp sự hấp dẫn, thích thú.

Thời gian gần đây, do sự thay đổi, ngày khai trường không còn là ngày đầu tiên các em cắp sách đi học, không còn là ngày đầu tiên tôi đến lớp. Chúng tôi thấy tiếc. Bởi hơn ai hết chúng tôi là những người trực tiếp đứng lớp, chúng tôi thèm một cảm giác khơi nguồn. Nó như một sự “đề-pa” cho cỗ máy tri thức có thể vận hành tốt nhất, hiệu quả nhất.

Và cả cảm giác hụt hẫng không thể tránh với những hành động “con sâu làm rầu nồi canh” trong thi cử ở một số tỉnh thành, trong những tình huống ứng xử sư phạm kém, trong những hành động tha hóa đạo đức... Dư luận xã hội lên tiếng khiến cho nghề giáo nhiều phen khốn đốn. Điều ấy ít nhiều cũng ảnh hưởng đến xúc cảm tôi. Cũng đôi lúc lung lay niềm tin.

Rồi mai này đứng trước các em, tôi sẽ dạy điều gì trong khi các em cũng được đọc, được nghe? Một khoảng trống xót xa cho thời cuộc, cho nền giáo dục dẫu rằng đã là con người thì “nhân vô thập toàn”. Thầy cô giáo cũng là con người!

Nhưng đó chỉ là dao động của nhất thời, đâu dễ nhón cắt của tôi mối tình 20 năm có lẻ với nghề. Xã hội vẫn còn vô số điều tốt đẹp. Và tôi vẫn sẽ nguyện với lòng mình định hướng cho các em cả về nhân cách và tri thức. Tôi sẽ làm hết khả năng của mình. Lương tâm và trách nhiệm không cho phép tôi lùi bước. Mỗi người đều có một nghề để trân quý. Nó nuôi sống bản thân và đem lại niềm vui, là thước đo giá trị cho mình trước cuộc đời. Tôi cũng vậy!

Một mùa thu nữa lại đến, mùa của những chiếc lá vàng rơi khắp lối, mùa của những mong manh tiết trời se mát, dễ chịu, mùa của hương hoa ngọc lan nở muộn nồng nàn và nhất là một mùa tựu trường nữa đang chạm ngõ.

Cảm giác yêu thương lại nao nao trong dạ... tôi chợt nhận ra rằng, 20 năm hay dù bao nhiêu lâu nữa, 30 năm, 40 năm thì tôi vẫn tròn nguyên cảm giác – cái cảm giác son trẻ của những đam mê, nhiệt huyết của tình yêu nghề. Và tôi biết, cái nợ lớn nhất của tôi đối với cuộc đời này là cái nợ với nghề! Nghề thầy giáo của tôi...

Tôi viết xong cảm xúc của mình cũng là lúc trời vừa rõ mặt đường... Phố lấp lánh bình minh và lá thu đang đùa với gió... Cuộc sống ngoài kia còn đẹp lắm khi ta cho đi, cho đi... để nhận về!

22.8.2018

Hà Kim Phượng (Trường THPT Gia Định - TP Hồ Chí Minh)
TIN LIÊN QUAN

Bất ngờ lễ khai giảng tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới

Linh Trang |

Tại mỗi quốc gia khác nhau, ngày lễ khai giảng lại được tổ chức vào một thời điểm khác nhau với những cách thức khác nhau. Nếu tại Việt Nam, lễ khai giảng thường kéo dài hàng giờ đồng hồ thì hầu hết các nước chỉ gói gọn thời gian tổ chức trong 30 phút. Cùng Lao Động tìm hiểu về lễ khai giảng tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Nga, Hoa Kì, Nhật Bản, Hà Lan.

Ám ảnh khai giảng: Học sinh, phụ huynh thực sự mong muốn gì?

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Dù trong vài năm trở lại đây, nhiều trường học đã khắc phục và cải tiến ngày khai giảng ngắn gọn hơn nhưng ở nhiều trường, học sinh và phụ huynh vẫn không khỏi ám ảnh khi nhắc lại câu chuyện khai giảng.

Lễ khai giảng dưới triều Nguyễn xưa

hồng nhung |

Vua triều Nguyễn rất chú trọng vấn đề giáo dục và đào tạo nhân tài. Vua Minh Mạng từng dụ rằng: “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, chăm chăm đến việc tác thành nhân tài, đặt nhà học, cấp lương cho giám sinh, gia ân cho học trò, ban sách vở, đều mong học trò thành tài để nhà nước dùng”.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Bất ngờ lễ khai giảng tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển nhất thế giới

Linh Trang |

Tại mỗi quốc gia khác nhau, ngày lễ khai giảng lại được tổ chức vào một thời điểm khác nhau với những cách thức khác nhau. Nếu tại Việt Nam, lễ khai giảng thường kéo dài hàng giờ đồng hồ thì hầu hết các nước chỉ gói gọn thời gian tổ chức trong 30 phút. Cùng Lao Động tìm hiểu về lễ khai giảng tại các quốc gia có nền giáo dục phát triển như Nga, Hoa Kì, Nhật Bản, Hà Lan.

Ám ảnh khai giảng: Học sinh, phụ huynh thực sự mong muốn gì?

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Dù trong vài năm trở lại đây, nhiều trường học đã khắc phục và cải tiến ngày khai giảng ngắn gọn hơn nhưng ở nhiều trường, học sinh và phụ huynh vẫn không khỏi ám ảnh khi nhắc lại câu chuyện khai giảng.

Lễ khai giảng dưới triều Nguyễn xưa

hồng nhung |

Vua triều Nguyễn rất chú trọng vấn đề giáo dục và đào tạo nhân tài. Vua Minh Mạng từng dụ rằng: “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, chăm chăm đến việc tác thành nhân tài, đặt nhà học, cấp lương cho giám sinh, gia ân cho học trò, ban sách vở, đều mong học trò thành tài để nhà nước dùng”.