Hà Nội: Nhiều khoản thu lạ đầu năm, nhà trường nói không ép buộc phụ huynh

Tường Vân |

Trong danh mục các khoản dự kiến thu đầu năm của Trường Mầm non Đoàn Thị Điểm (Tây Hồ, Hà Nội)  xuất hiện nhiều khoản thu tiền học ngoại khóa, câu lạc bộ với mức giá mỗi môn từ 100.000 đến trên 400.000 đồng/tháng.

Phụ huynh bức xúc với các khoản thu chi đầu năm

Đầu năm học, nhiều phụ huynh có con học tại Trường Mẫu giáo Đoàn Thị Điểm (Tây Hồ, Hà Nội) bày tỏ bức xúc khi nhà trường yêu cầu phụ huynh sử dụng app tràn lan, trả phí không hợp lý.

"Nhà trường yêu cầu phụ huynh sử dụng app Enetviet chỉ để thông báo con nghỉ học và đọc các tin tức của trường, đóng phí 180.000 đồng/1 năm, dù trước đó sử dụng Zalo để liên hệ với cô giáo rất ổn, tin tức có thể cập nhật trên Website của trường. Có phụ huynh có 2 con học cùng trường, nhưng phải đóng 2 lần phí dù chỉ sử dụng 1 app.

Nhà trường cũng yêu cầu phụ huynh cài app Viettel Money để chuyển tiền học với lý do là không sử dụng tiền mặt. Nhưng từ trước vẫn nộp qua tài khoản bình thường. Việc sử dụng nhiều app gây khó khăn cho phụ huynh có kinh tế thấp và rắc rối trong sử dụng" - phụ huynh nói.

Không chỉ vậy, theo phụ huynh phản ánh, trong danh mục các khoản dự kiến thu của trường còn xuất hiện nhiều khoản như như tiền học ngoại khóa Tiếng Anh, kỹ năng sống, câu lạc bộ mỹ thuật,... với mức giá từ 100.000 đồng đến trên 400.000 đồng/tháng.

"Các môn học ngoại khoá tuy là tự nguyện nhưng không hợp lý. Những môn đấy đáng lẽ phải có chương trình học. Chưa kể, chúng tôi còn phải đóng quỹ phụ huynh tới 1.300.000 đồng/em.

Với cấp mẫu giáo, 1 lớp khoảng 30 em, số tiền này là quá lớn vì bất cứ khoản nào chúng tôi cũng đã đóng: ăn, điện, nước, điều hoà, tiền trông trẻ" - phụ huynh phản ánh tới Báo Lao Động.

Nhà trường khẳng định các khoản thu là tự nguyện

Trao đổi với Lao Động, bà Công Thị Thu - Hiệu trưởng Trường Mầm non Đoàn Thị Điểm cho biết, các khoản phụ huynh nêu có trong danh mục các khoản dự kiến chứ nhà trường chưa thu bất kỳ khoản nào.

Về việc sử dụng App Enetviet, bà Thu nói rằng, đây là chủ trương ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí học sinh của thành phố. Tuy nhiên, việc ứng dụng trên tinh thần tự nguyện, nhà trường không ép phụ huynh sử dụng.

"Mức giá trong danh mục dự kiến thu có sự thống nhất của nhà trường cùng với cấp học. Trước đây, giáo viên trao đổi với phụ huynh qua Zalo sẽ vất vả hơn.

Với ứng dụng này, ngoài việc điểm danh, phụ huynh còn có thể xem thực đơn ăn hàng ngày của con, hoạt động của con cùng các cô hàng ngày,... Có gia đình 2 con, nhưng ở 2 lớp khác nhau, chịu sự quản lí của 2 giáo viên nên phải thu tiền 2 lần" - bà Thu nói.

Riêng app Viettel Money, bà Thu cho rằng, thao tác lần đầu có thể hơi khó khăn cho phụ huynh. Nhưng trong công tác quản lí, sẽ thuận tiện cho giáo viên, nhà trường trong khâu tra soát, kiểm kê số liệu.

"Trước kia khi chuyển khoản, nhiều phụ huynh thường có thói quen chuyển thêm thành tiền chẵn, hoặc quên ghi nội dung chuyển khoản,... Đóng tiền học qua app sẽ khắc phục được những vấn đề trên.

Tất nhiên, nếu phụ huynh không sử dụng, chúng tôi vẫn có hình thức chuyển khoản hoặc đến trường nộp tiền mặt" - bà Thu bày tỏ quan điểm.

Liên quan đến các khoản thu học ngoại khóa, Hiệu trưởng nhà trường khẳng định, không ép buộc phụ huynh phải tham gia. Phụ huynh nào mong muốn con phát triển năng khiếu sẽ đăng kí lớp học phù hợp với sức khỏe của con và điều kiện tài chính của gia đình.

"Nhà trường sắp xếp thời khóa biểu, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung ở lớp, mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Các hoạt động ngoại khóa chủ yếu là buổi chiều và nhà trường có lớp học riêng cho những em đã đăng kí học ngoại khóa" - bà Thu giải thích.

Các khoản thu học thêm, câu lạc bộ năng khiếu Trường Mầm non Đoàn Thị Điểm đưa ra trong danh mục các khoản dự kiến thu đầu năm. Ảnh: TV
Các khoản thu học thêm, câu lạc bộ năng khiếu Trường Mầm non Đoàn Thị Điểm đưa ra trong danh mục các khoản dự kiến thu đầu năm. Ảnh: TV

Về phản ánh của phụ huynh việc mỗi em phải đóng tiền quỹ đến 1.300.000 đồng, bà Thu khẳng định, thông tin này chưa chính xác.

"Chúng tôi không khuyến khích phụ huynh thu nhiều tiền quỹ. Nếu phụ huynh muốn đóng góp để tổ chức các hoạt động cho con thì sẽ đóng trên tinh thần tự nguyện, không quá 500.000 đồng/em/kỳ.

Có thể đóng cả năm hoặc thu theo từng kỳ tùy theo thỏa thuận, mong muốn của phụ huynh. Các khoản thu phải thống nhất và công khai rõ ràng.

Có thể trong buổi họp, giáo viên cộng dồn tất cả các khoản thu dự kiến, phụ huynh nghe không rõ, hiểu nhầm phải đóng tới 1.300.000 đồng tiền quỹ mỗi em" - Hiệu trưởng Trường mầm non Đoàn Thị Điểm giải thích.

Sau phản ánh của phụ huynh, bà Thu cam kết sẽ tiếp thu, tìm hiểu để nắm rõ tâm tư, nguyện vọng của phụ huynh.

"Có thể trong quá trình truyền tải thông tin tới phụ huynh, giáo viên đã có sơ suất khiến phụ huynh hiểu chưa đúng. Nhà trường sẽ làm công tác tuyên truyền tốt hơn để phụ huynh hiểu rõ về các khoản thu" - bà Thu nói.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Làm sao để chấn chỉnh hoạt động thu chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh?

Vân Trang |

Hiện nay, tại nhiều trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh dường như quá nhiệt tình với hoạt động tài chính. Vậy, cần làm gì để ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả, và không bị gắn mác "ban thu tiền"?

Nếu lên tiếng về các khoản thu đầu năm, phụ huynh lo con bị cô lập

Trà My |

Dù bất bình với nhiều khoản thu đầu năm, nhưng rất nhiều phụ huynh trải lòng, họ không dám lên tiếng vì sợ con bị trù dập, dị nghị và cô lập.

Nhà trường có vô can khi hội phụ huynh vẽ ra những khoản thu lạ?

TRÀ MY |

Tại không ít trường học, địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh là người đứng ra thu hộ nhà trường rất nhiều khoản vô lí khiến dư luận bức xúc. Nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng, Ban đại diện cha mẹ học sinh không thể tự "vẽ" ra các khoản thu thêm nếu không có sự cho phép của nhà trường.

Dự báo diễn biến không khí lạnh và nắng nóng trong một tháng tới

AN AN |

Cơ quan khí tượng nhận định không khí lạnh trong thời kỳ cuối tháng 2 và đầu tháng 3 năm nay khả năng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kì.

Ủng hộ đưa lịch sử là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau thông tin môn lịch sử dự kiến là môn thi bắt buộc tốt nghiệp THPT năm 2025, nhiều học sinh, phụ huynh và giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở Hà Tĩnh đã bày tỏ ủng hộ và sẵn sàng tâm thế nếu điều này được thực hiện.

Hà Nội chốt ba môn thi vào lớp 10 năm học 2023-2024

Vân Trang |

Năm nay, Hà Nội sẽ thi tuyển 3 môn: Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập.

Phú Thọ: Dân khốn khổ vì dự án đường cao hơn nền nhà cả mét

Tô Công - Minh Nguyễn |

Người dân sống tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao bức xúc vì dự án đường nâng nền lên quá cao, gây phiền toái thậm chí là thiệt hại cho nhiều hộ gia đình.

Muôn kiểu tranh chấp chung cư: Khi khu đô thị đáng sống không còn đáng sống

Khương Duy |

Thời gian qua, việc tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư chung cư ngày càng tăng. Không chỉ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, TPHCM, tình trạng này còn xảy ra ở nhiều địa phương. Tranh chấp kéo dài không tìm được lời giải khiến việc ở chung cư trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người.

Làm sao để chấn chỉnh hoạt động thu chi của Ban đại diện cha mẹ học sinh?

Vân Trang |

Hiện nay, tại nhiều trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh dường như quá nhiệt tình với hoạt động tài chính. Vậy, cần làm gì để ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động hiệu quả, và không bị gắn mác "ban thu tiền"?

Nếu lên tiếng về các khoản thu đầu năm, phụ huynh lo con bị cô lập

Trà My |

Dù bất bình với nhiều khoản thu đầu năm, nhưng rất nhiều phụ huynh trải lòng, họ không dám lên tiếng vì sợ con bị trù dập, dị nghị và cô lập.

Nhà trường có vô can khi hội phụ huynh vẽ ra những khoản thu lạ?

TRÀ MY |

Tại không ít trường học, địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh là người đứng ra thu hộ nhà trường rất nhiều khoản vô lí khiến dư luận bức xúc. Nhiều ý kiến phụ huynh cho rằng, Ban đại diện cha mẹ học sinh không thể tự "vẽ" ra các khoản thu thêm nếu không có sự cho phép của nhà trường.