GS.TS Phạm Tất Dong: Không thể xem dạy thêm như một món hàng kinh doanh

Tường Vân |

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, giáo dục không phải là món hàng kinh doanh. Nếu đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, tai hại và nảy sinh nhiều tiêu cực.

“Học thêm” là chữ rất hay, rất đẹp

Theo GS.TS Phạm Tất Dong, cuộc sống là quá trình không ngừng học hỏi, phấn đấu và vươn lên. Do đó, học thêm là điều rất tốt và nên được khuyến khích, ủng hộ thay vì cấm đoán.

Học thêm có ý nghĩa quan trọng đối với con người. Bất kể trẻ hay già, cán bộ, công nhân, tri thức, hay thầy giáo… đều phải học thường xuyên, học trọn đời. Học để bổ sung tri thức, chiếm lĩnh đỉnh cao của học vấn và để hoàn thiện bản thân. 

Trong phạm vi lớp học trên trường, thầy cô chỉ truyền thụ lượng kiến thức nhất định, chưa đáp ứng hết nhu cầu của người học. Khi đó, việc tìm đến các lớp học thêm là điều chính đáng, cần ủng hộ, khuyến khích thay vì cấm cản.

"Chúng ta chỉ nên lên án việc học thêm những điều vô bổ. Hay một bộ phận giáo viên dạy thêm với mục đích "moi tiền" của phụ huynh, lôi kéo, ép buộc học sinh đi học, một số trung tâm dạy thêm mở ra với mục đích kinh doanh, lợi nhuận, đánh lừa dư luận gây nên những cách hiểu sai về bản chất của 2 chữ "học thêm""- GS.TS Phạm Tất Dong bày tỏ quan điểm.

"Không thể đưa giáo dục trở thành một món hàng kinh doanh"

Trước thông tin đề nghị đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, GS.TS Phạm Tất Dong phản đối cách làm này. Ông cho rằng:

"Không thể đặt vấn đề kinh doanh trong giáo dục bởi giáo dục là 1 loại dịch vụ đặc biệt. Bản chất việc học thêm là phi lợi nhuận, là đầu tư cho tương lai chứ không phải nặng về mục đích kinh doanh.

Nếu giáo dục được đưa vào danh mục kinh doanh sẽ rất nguy hiểm, bởi kinh doanh gắn liền với bài toán lợi nhuận, lỗ và lãi. Vì chạy theo lợi nhuận mà có thể xảy ra nhiều hệ lụy, tiêu cực như mua bằng cấp, chạy điểm,...".

Nhìn nhận vấn đề hiện nay, khi một bộ phận giáo viên sử dụng mác "dạy thêm" nhưng thực chất là "o ép", "lôi kéo" thậm chí là "trù dập" những em không tham gia, GS.TS Phạm Tất Dong phân tích:

"Không phải giáo viên nào cũng dạy thêm. Phần lớn giáo viên dạy thêm ở những nơi có điều kiện. Như vậy, vấn đề cốt lõi ở đây là mức thu nhập của giáo viên chưa tương xứng, chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cuộc sống nên họ buộc phải mở lớp dạy thêm, kiếm thêm thu nhập và tích lũy cho tương lai".

Để giải quyết tình trạng nêu trên, ông cho rằng, Nhà nước cần xem xét, cân đối lại mức lương cho giáo viên.

"Thực trạng hiện nay, có những giáo viên lương chỉ vài ba triệu đồng, không thể đáp ứng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, duy trì chất lượng cuộc sống. Nếu lương trả cao hơn so với thu nhập làm thêm bên ngoài thì chắc chắn giáo viên sẽ dạy tử tế, tâm huyết với nghề và không phải tính toán kiếm thêm thu nhập từ việc dạy thêm" - ông Dong bày tỏ quan điểm.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Bản chất việc dạy thêm là không xấu, nhưng quản lý thế nào cho minh bạch?

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng dạy thêm cần được sớm đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hoạt động này diễn ra công khai, minh bạch và có kiểm soát.

Hiểu gốc vấn đề mới có thể giải quyết triệt để tình trạng dạy thêm

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) |

Tồn tại từ nhu cầu thực tế của xã hội, song, dạy thêm hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức, trái với mục đích cao cả của giáo dục, khiến dư luận bức xúc, mất niềm tin vào ngành, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có nhiều thông tư, văn bản quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Tại phiên chất và trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 11.11 vừa qua, vấn đề này lại một lần nữa được các đại biểu đưa ra tranh luận, bày tỏ quan điểm sôi nổi, khách quan trên nhiều khía cạnh. 

Dạy học thêm cần có chế tài xử lý

TƯỜNG VÂN |

Dạy thêm, học thêm là vấn đề bàn luận chưa bao giờ vơi sức nóng dù bản chất đây không có gì sai nếu đơn thuần xuất phát từ nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người học. Ngành Giáo dục đã ban hành nhiều thông tư, văn bản quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, thực trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra tràn lan dưới nhiều hình thức và không đúng quy định khiến dư luận bức xúc, ảnh hưởng tới uy tín của ngành.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bản chất việc dạy thêm là không xấu, nhưng quản lý thế nào cho minh bạch?

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng dạy thêm cần được sớm đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hoạt động này diễn ra công khai, minh bạch và có kiểm soát.

Hiểu gốc vấn đề mới có thể giải quyết triệt để tình trạng dạy thêm

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) |

Tồn tại từ nhu cầu thực tế của xã hội, song, dạy thêm hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức, trái với mục đích cao cả của giáo dục, khiến dư luận bức xúc, mất niềm tin vào ngành, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có nhiều thông tư, văn bản quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Tại phiên chất và trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 11.11 vừa qua, vấn đề này lại một lần nữa được các đại biểu đưa ra tranh luận, bày tỏ quan điểm sôi nổi, khách quan trên nhiều khía cạnh. 

Dạy học thêm cần có chế tài xử lý

TƯỜNG VÂN |

Dạy thêm, học thêm là vấn đề bàn luận chưa bao giờ vơi sức nóng dù bản chất đây không có gì sai nếu đơn thuần xuất phát từ nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người học. Ngành Giáo dục đã ban hành nhiều thông tư, văn bản quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Tuy nhiên, thực trạng dạy thêm, học thêm vẫn diễn ra tràn lan dưới nhiều hình thức và không đúng quy định khiến dư luận bức xúc, ảnh hưởng tới uy tín của ngành.