GS Ngô Bảo Châu chỉ ra điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam

HUYÊN NGUYỄN |

Tại diễn đàn Nguồn nhân lực toàn cầu 2017, GS Ngô Bảo Châu chỉ ra rằng hệ thống quản trị kém hiệu quả, thiếu đầu tư là những thách thức đối với giáo dục đại học (GDĐH) của Việt Nam.

Đây là những kết quả nghiên cứu chiến lược và lộ trình phát triển GDĐH Việt Nam giai đoạn 2020-2035 do Bộ GDĐT khởi xướng thực hiện bởi 17 chuyên gia trong và ngoài nước với sự hỗ trợ kỹ thuật từ World Bank.

Theo GS Ngô Bảo Châu, nghiên cứu này được thực hiện trong bối cảnh GDĐH đã được xác định là "lĩnh vực đột phá" nhằm nâng cao năng suất và kỹ năng lao động của Chính phủ cũng như định hướng tự chủ đại học vào năm 2020 tới đây.

Theo bảng xếp hạng 400 trường đại học hàng đầu của châu Á do tổ chức QS xếp hạng, Việt Nam có 5 trường. Trong khi đó, các nước lân cận có tỉ lệ cao gấp nhiều lần: Malaysia có 27 trường, Indonesia có 17 trường, Thái Lan có 16 trường, Philippines có 6 trường.

 
 

Số lượng bài báo khoa học "made in Việt Nam" được đăng tải trên các tạp chí của Scopus năm 2016 cũng thấp hơn nhiều. Malaysia tiếp tục dẫn đầu với 28.546 bài, Singapore 19.992 bài, Thái Lan 14.176 bài, Indonesia 11.470 bài, Việt Nam 5.563 bài và Philippines 2.642 bài.

 
 

Từ những nghiên cứu, GS Ngô Bảo Châu và nhóm nghiên cứu đã chỉ ra những giá trị cốt lõi của GDĐH Việt Nam là đáp ứng hiệu quả và linh động những đòi hỏi của xã hội và đóng góp vào tăng năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như sự thịnh vượng của người dân; hội nhập với thế giới; tìm ra tri thức mới; vận dụng tri thức có để phụng sự xã hội để đảm bảo sự công bằng và cơ hội tiếp cận GDĐH cho nhóm sinh viên kém ưu đãi.

Đồng thời, chỉ ra 2 thách thức là hệ thống quản trị kém hiệu quả với những biểu hiện như thiếu sự minh bạch, thiếu cấu trúc, thiếu sự định danh mạch lạc, thiếu tự chủ... và sự thiếu đầu tư.

 
 

Nhóm nghiên cứu cũng đã đề xuất 3 trụ cột cho sự phát triển GDĐH là: quản trị, tài chính và năng lực hệ thống.

Trong đó, về quản trị, chú trọng đến điểm cân bằng giữa tự chủ đại học và sự can thiệp của quản lý nhà nước; thống nhất về mô hình, cùng với bộ tiêu chí rành mạch; Mô hình quản trị của từng cơ sở tự chủ để đảm bảo thực hiện trách nhiệm giải trình về chất lượng đào tạo, nghiên cứu, minh bạch thông tin.

Về tài chính, phải nâng cao hiệu quả ngân sách Nhà nước, chuyển từ hình thức cấp kinh phí chi thường xuyên sang hình thức đặt nhiệm vụ ưu tiên thông qua quy trình cạnh tranh công bằng; phải đảm bảo cơ hội tiếp cận đại học cho học sinh, sinh viên, đặc biệt là sinh viên nghèo thông qua các quỹ học bổng và tín dụng sinh viên.

Về năng lực hệ thống, cần thiết kế bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư, đánh giá chất lượng quản trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học; thiết kế thị trường lao động theo hướng mở và cạnh tranh; thống nhất và đơn giản hoá hệ thống tên gọi và chức danh.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên bất ngờ vì NXB Giáo dục Việt Nam “ngấm ngầm sửa sai” sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Bị học sinh phản bác dạy sai, một giáo viên tiểu học bất ngờ khi sách giáo khoa bị sửa lúc nào không hay.

Những ý tưởng có tính đột phá trong giáo dục của PGS Văn Như Cương

Bích Hà |

Sự ra đi của PGS Văn Như Cương không chỉ là tổn thất của gia đình, mà ngành giáo dục Việt Nam đã mất đi một nhà giáo mẫu mực, xuất sắc, có nhiều ý tưởng đột phá trong giáo dục.

Chất lượng giáo dục Việt Nam: Tại sao trên bảo tốt, dưới bảo không?

Đặng Chung |

TS Lê Thống Nhất thẳng thắn cho rằng việc đánh giá chất lượng giáo dục đang có sự “vênh nhau”: Tại sao trên bảo tốt - dưới bảo không tốt”.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Giáo viên bất ngờ vì NXB Giáo dục Việt Nam “ngấm ngầm sửa sai” sách giáo khoa

HUYÊN NGUYỄN |

Bị học sinh phản bác dạy sai, một giáo viên tiểu học bất ngờ khi sách giáo khoa bị sửa lúc nào không hay.

Những ý tưởng có tính đột phá trong giáo dục của PGS Văn Như Cương

Bích Hà |

Sự ra đi của PGS Văn Như Cương không chỉ là tổn thất của gia đình, mà ngành giáo dục Việt Nam đã mất đi một nhà giáo mẫu mực, xuất sắc, có nhiều ý tưởng đột phá trong giáo dục.

Chất lượng giáo dục Việt Nam: Tại sao trên bảo tốt, dưới bảo không?

Đặng Chung |

TS Lê Thống Nhất thẳng thắn cho rằng việc đánh giá chất lượng giáo dục đang có sự “vênh nhau”: Tại sao trên bảo tốt - dưới bảo không tốt”.