Góp ý cho kỳ thi THPT Quốc gia: Tìm cách “chặn đứng” gian lận

HUYÊN NGUYỄN (ghi) |

Không có quy trình, máy móc nào hoàn hảo bởi đều do con người điều hành nhưng nếu quy trình chặt chẽ, khoa học, quy định rõ ràng, được giám sát và ghi nhận đầy đủ thì những ai dù có ý đồ tiêu cực cũng khó có thể can thiệp. 

Chuyên gia giáo dục, khảo thí, công nghệ đã cùng Báo Lao Động đề ra biện pháp cụ thể để “bịt lỗ hổng” và “chặn đứng” mọi gian lận cho kỳ thi THPT quốc gia.

TS Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT Đại học FPT: Quét bài tại chỗ, hạn chế điểm “ăn may”

 
 

Để hạn chế gian lận, tôi cho rằng nên trang bị cho mỗi phòng thi một máy quét file bài thi. Kết thúc bài thi, giám thị sẽ quét luôn bài thi khi thí sinh nộp bài. Bài nào bị lỗi sẽ trực tiếp yêu cầu thí sinh đó tô rõ ràng đáp án trước sự chứng kiến của nhiều thí sinh. Một phòng chỉ có khoảng 24 thí sinh vì thế thời gian làm công việc này sẽ không lâu. Hiện tại, giá máy quét không cao nên có thể trang bị được.

Đặc biệt, nếu áp dụng phương pháp này, sẽ hạn chế chi phí tốn kém cho công tác chấm thi, nhất là hạn chế gian lận. Thậm chí khi máy đã được lập trình sẵn đáp án thì thí sinh có thể biết ngay mình được bao nhiêu điểm. Sau khi quét, bài thi chỉ cần niêm phong và chuyển tới nơi bảo quản.

So với đề án sẽ thi qua máy tính thì phương án này hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn, phù hợp với nhiều đối tượng hơn, nhất là khu vực miền núi, khó khăn nhưng vẫn đảm bảo sự công bằng, minh bạch, khách quan. Bởi nếu thi trên máy tính sẽ rất khó để huy động 1 máy/học sinh và thường sử dụng trên máy tính thì khả năng gian lận bằng công nghệ cao cũng sẽ cao hơn.

Để hạn chế điểm cao do “ăn may”, hiện vẫn có những ý kiến cho rằng việc để 4 đáp án cho thí sinh lựa chọn sẽ dẫn đến việc chọn may rủi. Trong lịch sử thi THPT năm 2015, đã có trường hợp thí sinh đạt 10 điểm Vật lý nhưng lại bị điểm 0 môn Toán ở cụm thi Đại học Vinh (Nghệ An). Thí sinh này cho biết khoanh bừa vào bài thi nhưng vẫn được 10.

Kết quả của cơ quan công an điều tra cũng cho biết không ghi nhận hiện tượng gian lận thi cử, như vậy, việc “ăn điểm” do may rủi là có xảy ra. Vì thế, Bộ GDĐT cần nghiên cứu hình thức thi thay bằng chọn một phương án đúng thì sẽ hỏi những câu có nhiều phương án đúng. Điều này giúp giảm phần may mắn khi chọn đáp án. Bên cạnh đó, cần thiết đưa quy định trừ điểm với những phương án sai để thí sinh trách nhiệm hơn với lựa chọn của mình.

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thi - Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng: Cần chấm chéo các địa phương

 
 

Ra đề thi: Một đề thi với hai mục đích là công nhận tốt nghiệp và xét tuyển vào các trường đại học thì đề thi phải phân loại được từng đối tượng học sinh. Nội dung đề thi chỉ nên nằm trong chương trình lớp 12 đồng thời phải thể hiện rõ học sinh trung bình làm được 6 điểm, học sinh khá làm được 7 điểm, học sinh giỏi làm được 8 đến 9 điểm và học sinh xuất sắc làm 10 điểm.

Tổ chức thi: Do phòng học của nhiều trường phổ thông khá nhỏ mà mỗi phòng 24 thí sinh thì khoảng cách không đảm bảo, nên tôi đề xuất mỗi phòng thi có thể giảm xuống 20 thí sinh, tuỳ điều kiện của các trường. Cần thống nhất giữa phiếu trả lời trắc nghiệm và phiếu thu bài: Phiếu trả lời trắc nghiệm thì ghi bài thi; phiếu thu bài thì ghi môn thi; để tránh rắc rối, sai sót cho giám thị và thí sinh khi thu, nộp bài, đặc biệt là bài thi môn tổ hợp.

Chấm thi: Để đảm bảo công bằng và không bị tiêu cực, Bộ tiến hành chấm chéo các tỉnh với nhau và không để biết tỉnh nào chấm bài của tỉnh nào. Lực lượng công an giám sát chấm thi cũng phải khác tỉnh mới đảm bảo khách quan.

Công nhận tốt nghiệp: Nên giảm tỉ lệ kết quả năm học lớp 12 còn chiếm 30% còn kết quả thi chiếm 70%, đồng thời điểm liệt tăng lên là 2 điểm. Nếu Bộ làm được như vậy thì hạn chế được học lệch của học sinh và các trường phổ thông không thể dùng kết quả lớp 12 làm phao cứu sinh như trước đây.

Xét tuyển sinh: Bộ GDĐT nên duy trì ngưỡng đầu vào để đảm bảo chất lượng trong quá trình đào tạo và các trường đại học nên dùng kết quả này để xét tuyển nhằm giảm áp lực cho học sinh. Đẳng cấp của các trường thể hiện rõ phổ điểm đăng ký nộp vào.

Thời gian tổ chức thi: Để giáo viên có trọn hai tháng nghỉ hè thì kỳ thi THPT Quốc gia nên tổ chức từ 12-15.6, từ 25-27.6 công bố kết quả và đầu tháng 7 các trường đại học tiến hành xét tuyển là hợp lý.

Kỹ sư CNTT, chuyên gia về khảo thí Trương Đức Thắng: Không cho phép can thiệp sửa lỗi

 
 

Phiếu trả lời trắc nghiệm: Nên bắt buộc ghi thông tin thí sinh, số báo danh (SBD), mã đề thi và có thể là cả đáp án trên phiếu trả lời trắc nghiệm bản chính phải được tô bằng bút mực bi màu xanh đen để bất kỳ người nào được tiếp cận bài thi cũng không thể tẩy xóa. Quy định 100% cán bộ coi thi, chấm thi “chỉ được dùng bút mực bi khác màu mực của thí sinh, chuyên dụng do Bộ GDĐT cấp phát, không được mang về và thu lại sau khi chấm thi”.

Phiếu trả lời trắc nghiệm được thu theo từng phòng thi, quét và đọc theo lô, do đó người thực hiện hoàn toàn biết rõ thí sinh “của mình” ở lô nào và có cơ hội lợi dụng sơ hở có thể can thiệp sửa, nâng điểm. Giải pháp đề ra là phiếu trắc nghiệm được thu theo phòng nhưng được đóng gói chung toàn điểm thi và chuyển cho Hội đồng chấm thi chéo do Bộ GDĐT phân bổ ngẫu nhiên theo cụm thi và không do địa phương tự chấm.

Không cho phép sửa các lỗi trên bài thi: Hiện tại, quy định cho phép việc sửa các lỗi như sai SBD, sai hay không có mã đề, đáp án không rõ ràng là chưa hợp lý. Việc quy định tô đúng SBD, mã đề và đáp án chọn rõ ràng là quyền và nghĩa vụ của thí sinh phải thực hiện đúng để đảm bảo quyền lợi của chính mình.

Siết chặt chấm bài thi trắc nghiệm bằng máy: Phần mềm chấm trắc nghiệm phải có chức năng tự động xuất ra file ảnh “read only” để ngăn chặn việc “sửa, xóa” - nếu có, trong file xuất ra có đủ các cột thông tin để kiểm tra, giám sát: Điểm chấm từ file scan gốc theo đáp án của Bộ GDĐT, điểm dự kiến công bố, các ghi chú sai lỗi/sửa lỗi nếu phát hiện trong quá trình nhận diện ảnh scan. Chỉ có Hội đồng thi với đủ thành phần quy định mới được truy cập và in danh sách, điểm thi, đồng thời ký xác nhận, đưa vào biên bản gồm cả dữ liệu thống kê bảng điểm, thang điểm.

Phân tích phổ điểm trước khi công bố: Trước khi công bố điểm thi, Bộ GDĐT phải dùng phần mềm để phân tích phổ điểm, so sánh kết quả CD1, CD2 và kết quả điều chỉnh để phát hiện các bất thường, được xử lý hay phải thanh tra ngay nhằm đảm bảo dữ liệu đã công bố đã được kiểm tra, rà soát, kiểm định ngẫu nhiên.

HUYÊN NGUYỄN (ghi)
TIN LIÊN QUAN

Rà soát lại toàn bộ quy trình thực hiện kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Nội

Đặng Chung |

Ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu rà soát lại quy trình thực hiện các khâu của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại TP.Hà Nội.

Bất thường điểm thi THPT Quốc gia: Phải chịu đau để cắt bỏ hết ung nhọt

Thẩm Hồng Thụy |

Vụ 330 bài thi được sửa điểm tại Hà Giang bước đầu đã được làm rõ và ít nhất một thủ phạm nhúng chàm đã bị bắt tạm giam. Nhưng chưa được yên thì đã đến Sơn La, rồi Hòa Bình cũng đang bị dư luận đặt nghi vấn có chuyện gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 vì có điểm cao bất thường.

Infographic: Những con số rúng động trong vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang

Văn Thắng |

Ông Vũ Trọng Lương (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang) chỉ mất 6 giây để hoàn thành việc sửa điểm thi THPT quốc gia cho mỗi trường hợp; hơn 330 bài thi có điểm chênh lệch.... là những con số giật mình trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Rà soát lại toàn bộ quy trình thực hiện kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hà Nội

Đặng Chung |

Ông Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội vừa yêu cầu rà soát lại quy trình thực hiện các khâu của kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại TP.Hà Nội.

Bất thường điểm thi THPT Quốc gia: Phải chịu đau để cắt bỏ hết ung nhọt

Thẩm Hồng Thụy |

Vụ 330 bài thi được sửa điểm tại Hà Giang bước đầu đã được làm rõ và ít nhất một thủ phạm nhúng chàm đã bị bắt tạm giam. Nhưng chưa được yên thì đã đến Sơn La, rồi Hòa Bình cũng đang bị dư luận đặt nghi vấn có chuyện gian lận điểm thi THPT Quốc gia 2018 vì có điểm cao bất thường.

Infographic: Những con số rúng động trong vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia ở Hà Giang

Văn Thắng |

Ông Vũ Trọng Lương (Phó Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở GD&ĐT Hà Giang) chỉ mất 6 giây để hoàn thành việc sửa điểm thi THPT quốc gia cho mỗi trường hợp; hơn 330 bài thi có điểm chênh lệch.... là những con số giật mình trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia ở Hà Giang.