Giáo viên tiểu học ủng hộ dự giờ, thăm lớp nhưng tránh tình trạng soi lỗi

trà my |

Một số giáo viên vui mừng vì bỏ quy định dự giờ, cũng có nhiều nhà giáo cho rằng cần đổi mới để hoạt động này không còn là nỗi ám ảnh với thầy cô giáo.

Chỉ còn quy định dự giờ với giáo viên tiểu học

Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 21 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, hiện nay chỉ có giáo viên tiểu học phải có tiết dự giờ và phải sử dụng sổ dự giờ. Theo quy định trên, hồ sơ quản lý hoạt động của giáo viên sẽ bao gồm:

Kế hoạch bài dạy;

Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh;

Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm);

Sổ công tác đội (đối với Tổng phụ trách đội).

Hiện nay, các văn bản liên quan đến vấn đề giáo dục đều không có quy định nào về số tiết dự giờ. Tại Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT chỉ quy định giáo viên tiểu học phải thực hiện việc dự giờ, thăm lớp, ngoài ra không có quy định rõ về số tiết dự giờ của mỗi giáo viên.

Vậy nên, số tiết dự giờ của mỗi giáo viên tiểu học sẽ tùy thuộc vào từng nhà trường, từng điều kiện dạy học cũng như sự cần thiết của việc dự giờ.

Ủng hộ nhưng vẫn nhiều nỗi lo

Đưa ra ý kiến về quy định dự giờ của giáo viên tiểu học hiện nay, cô Nông Thị Hà - giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Sùng Cháng (Cao Bằng) cho biết, bản thân rất tán thành với quy định dự giờ ở cấp tiểu học của Bộ GDĐT.

Theo cô Hà, mỗi giáo viên nên được dự giờ 1 - 2 tiết học/năm để cùng nhau góp ý đưa ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp. Song song với đó, không nên đặt nặng áp lực dự giờ đánh giá lên giáo viên.

“Trên thực tế, có trường hàng tuần tổ chức dự giờ giáo viên thường xuyên gây ra áp lực cho cả giáo viên và học sinh. Vì vậy cần có sự điều chỉnh tiết dự giờ cho phù hợp" - cô Hà bộc bạch.

Cùng quan điểm ủng hộ quy định dự giờ giống cô Hà, cô Nguyễn Thị Nhâm - giáo viên tiểu học tại Quảng Ninh nhận định, dự giờ, thăm lớp là một việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên và là hoạt động chuyên môn thường xuyên.

Đây được xem là giải pháp giúp giáo viên đổi mới phương pháp, tăng cường trao đổi kinh nghiệm, học tập, giúp đỡ lẫn nhau trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới dạy học hiện nay.

“Dự giờ cũng góp phần tăng cường và làm tốt hơn nữa việc quản lý dạy và học, thúc đẩy phong trào thi đua học tập tốt, nâng cao chất lượng đào tạo” - cô Nhâm cho hay.

Bên cạnh những đóng góp lớn của hoạt động dự giờ trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, cô Nhâm còn đưa ra nhiều nỗi trăn trở của giáo viên gặp phải hiện nay.

“Một số tiết dự giờ vẫn có trường hợp người dự nhận xét nhiều về cách kiểm tra bài cũ, cách trình bày bảng... các ý kiến góp ý hầu như không tìm ra nhận xét để cải tiến bài giảng. Thế nên, người dạy người học mệt, đến người dự cũng thấy mệt do phải tìm lỗi trong tiết dạy của đồng nghiệp để góp ý.

Một điều nữa, các tiết dự giờ thường được thông báo trước. Do vậy, nhiều giáo viên cảm thấy lo sợ, chuẩn bị nhiều quá đến nỗi mất đi sự tự nhiên. Vô hình chung khiến tiết dự giờ trở nên áp lực, khó trọn vẹn" - cô Nhâm thẳng thắn phản ánh.

trà my
TIN LIÊN QUAN

Tranh luận của giáo viên xoay quanh việc dự giờ, thăm lớp

TRÀ MY |

Nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nếu hoạt động dự giờ chỉ dừng lại ở việc học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau thì công việc này sẽ đơn giản hơn nhiều.

Lí do khiến giáo viên ủng hộ việc bỏ dự giờ, thăm lớp

TRÀ MY |

Theo quy định mới, giáo viên không phải bắt buộc thực hiện các hoạt động dự giờ. Không ít thầy cô cho rằng, nên bỏ hẳn hoạt động này hoặc có sự thay đổi để việc dự giờ không mang tính hình thức như hiện nay.

Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông không còn phải dự giờ

LƯU HOÀI |

Nhiều giáo viên THCS, THPT thắc mắc, việc phải dự giờ giảng của đồng nghiệp đang thực hiện theo quy định nào?

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Tranh luận của giáo viên xoay quanh việc dự giờ, thăm lớp

TRÀ MY |

Nhiều ý kiến của giáo viên cho rằng, nếu hoạt động dự giờ chỉ dừng lại ở việc học hỏi, hỗ trợ lẫn nhau thì công việc này sẽ đơn giản hơn nhiều.

Lí do khiến giáo viên ủng hộ việc bỏ dự giờ, thăm lớp

TRÀ MY |

Theo quy định mới, giáo viên không phải bắt buộc thực hiện các hoạt động dự giờ. Không ít thầy cô cho rằng, nên bỏ hẳn hoạt động này hoặc có sự thay đổi để việc dự giờ không mang tính hình thức như hiện nay.

Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông không còn phải dự giờ

LƯU HOÀI |

Nhiều giáo viên THCS, THPT thắc mắc, việc phải dự giờ giảng của đồng nghiệp đang thực hiện theo quy định nào?