Giáo viên quá sai lầm khi nghĩ tất cả học sinh đều “diễn” giỏi là tốt

TUỆ NHI |

Nếu học sinh nào cũng “diễn” giỏi, cũng giơ tay và trả lời đúng thì giáo viên (GV) dự thi GV dạy giỏi sẽ không còn “đất” để thể hiện khả năng của mình.

Bàn về việc “diễn” trong thi GV dạy giỏi, một cán bộ công tác tại Học viện Quản lý Giáo dục thừa nhận, việc GV vì áp lực thành tích nên gửi bớt học sinh yếu kém đi sang lớp khác hay cho nghỉ ở nhà không phải là hiếm, thậm chí là khá thường thấy.

Vị này cũng tiết lộ, thực tế để dự GV dạy giỏi sẽ rất mệt mỏi và mất nhiều thời gian. Khi trường quyết định chọn GV sẽ tham gia thi dạy giỏi thì gần như dồn toàn công sức vào đó, tạo điều kiện thời gian chuẩn bị bài, họp tổ chuyên môn để góp ý, rồi sau đó đi tìm chuyên gia, các giảng viên đại học để xin tư vấn thêm.

Sau khi chuẩn bị xong, GV sẽ phải dạy rất nhiều lần tại các lớp cho thuần thục, thậm chí, sang cả trường khác để dạy thử.

“Vài tháng chỉ để luyện 1 bài thì đó có phải là phô diễn hay không khi GV, học sinh học quá “nhuyễn” rồi", cán bộ này đặt nói.

Ở góc độ quản lý, thạc sĩ Lê Thị Loan – nguyên Phó trưởng Khoa Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục - cho rằng: “Các nhà quản lý đừng yêu cầu GV quá chuẩn chỉ trong các giờ dạy để GV phải đối phó. Tôi tin rằng, nếu không vì áp lực thành tích, các thầy cô, học sinh sẽ không phải “diễn” như vậy. Phải coi tiết dạy thi GV giỏi giống như tiết dạy minh hoạ để GV học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau”, bà Loan nói.

Nhận định về sự kiện ở Hải Phòng, bà Văn Liên Na – Phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội -cho rằng, dù lí do gì nhưng khi nhà trường cho một số học sinh nghỉ học tiết GV thi dạy giỏi sẽ khiến tâm lí của học sinh, phụ huynh bị ảnh hưởng, thậm chí, gây nên tâm lí xấu hổ, so bì giữa các em với nhau.

“Tôi cho rằng, trong tiết thi GV dạy giỏi, nếu học sinh nào cũng giơ tay, cũng trả lời đúng thì GV làm gì có cơ hội “toả sáng”. Việc hướng dẫn các em học sinh kém hơn một chút sẽ giúp GV thể hiện chuyên môn, khả năng sư phạm của mình”, bà Na nhận định.

Bà Na cũng cho biết, việc thi GV dạy giỏi không khẳng định được hết năng lực của GV, không thể nói GV không tham gia thi là không giỏi. Lãnh đạo Trường Lương Thế Vinh cũng bật mí cách đánh giá GV dạy giỏi của nhà trường được thể hiện qua đánh giá của học sinh, phụ huynh và đồng nghiệp, kết quả thầy cô “vực” lớp lên như thế nào.

Việc đánh giá GV được thực hiện vào cuối năm, học sinh không phải ghi tên vào phiếu đánh giá để không ảnh hưởng đến việc dạy và học của thầy cô. Kết quả đánh giá được công bố công khai, GV dựa vào đó để biết điểm mạnh, điểm yếu, tự điều chỉnh bản thân.

“Tôi không ủng hộ việc duy trì hội thi GV dạy giỏi như hiện nay. Để tiếp tục duy trì cuộc thi này thì nên để GV bốc thăm bài giảng và chuẩn bị trong 1 tuần, không báo trước thời gian sẽ đến dự giờ”, bà Na cho hay.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ nhiều lần nhấn mạnh, việc thi GV dạy giỏi hiện nay nhiều nơi chỉ là diễn và ông không ủng hộ hình thức này.

TUỆ NHI
TIN LIÊN QUAN

Vụ thi giáo viên giỏi ở Hải Phòng: Sắp xếp sĩ số học sinh chưa đúng

Tuệ Linh |

Liên quan đến vụ giáo viên thi dạy giỏi, cấm học sinh kém đến lớp tại Hải Phòng, TS. Thái Văn Tài - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, việc tổ chức Hội thi có sự sắp xếp lại sĩ số là chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.

Bộ GDĐT phản hồi sau rà soát thi giáo viên giỏi: Có tình trạng “diễn”

Bích Hà |

TS Thái Văn Tài - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT) thừa nhận có tình trạng “diễn” trong các hội thi giáo viên dạy giỏi và việc này không chỉ xảy ra ở Hải Phòng.

Giáo viên thi dạy giỏi, cấm HS kém đi học: Còn nơi nào đang “diễn”?

Bích Hà |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời; học sinh ngoan, học giỏi được vào lớp, học sinh kém phải ở nhà… những câu chuyện đang gây bức xúc trong dư luận một lần nữa "báo động” về bệnh thành tích trong giáo dục.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Vụ thi giáo viên giỏi ở Hải Phòng: Sắp xếp sĩ số học sinh chưa đúng

Tuệ Linh |

Liên quan đến vụ giáo viên thi dạy giỏi, cấm học sinh kém đến lớp tại Hải Phòng, TS. Thái Văn Tài - Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, việc tổ chức Hội thi có sự sắp xếp lại sĩ số là chưa đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.

Bộ GDĐT phản hồi sau rà soát thi giáo viên giỏi: Có tình trạng “diễn”

Bích Hà |

TS Thái Văn Tài - quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GDĐT) thừa nhận có tình trạng “diễn” trong các hội thi giáo viên dạy giỏi và việc này không chỉ xảy ra ở Hải Phòng.

Giáo viên thi dạy giỏi, cấm HS kém đi học: Còn nơi nào đang “diễn”?

Bích Hà |

Giáo viên “gài” trước câu hỏi, học sinh được “phân vai” trả lời; học sinh ngoan, học giỏi được vào lớp, học sinh kém phải ở nhà… những câu chuyện đang gây bức xúc trong dư luận một lần nữa "báo động” về bệnh thành tích trong giáo dục.