Giáo viên ở Hà Nội phải chuyển công tác trong tức tưởi

Đặng Chung - Thiều Trang |

Nhiều tháng qua, giáo viên Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội phải sống trong tâm trạng thấp thỏm, lo âu trước thông tin trường sắp giải thể. Điều khiến thầy cô bất an và bức xúc nhất, theo phản ánh của giáo viên, họ liên tục nhận được lời đề nghị “phải viết đơn xin chuyển công tác” bởi hiệu trưởng nhà trường.

“Phập phồng” lo mất việc

Những ngày qua, Báo Lao Động liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc là giáo viên Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội, chia sẻ về tâm tư, lo lắng khi một năm qua trường không được giao chỉ tiêu tuyển sinh, chờ ngày bị giải thể, nhân sự của trường thì ngày một “rơi rụng”.

Theo các giáo viên, trong 3-4 tháng qua, nhiều thầy cô trong trường phải ra đi trong tức tưởi dù đã dành cả thanh xuân để cống hiến cho giáo dục, dù vẫn muốn gắn bó với ngôi trường có truyền thống hơn 60 năm, từng được coi là “cái nôi” đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực cho giáo dục mầm non của thủ đô.

Nguyên nhân khiến giáo viên của trường phải xin chuyển công tác, theo phản ánh của giáo viên, vì Hiệu trưởng nhà trường - bà Giang Thị Thúy – liên tục thông tin với cán bộ, giáo viên là trường sắp giải thể; yêu cầu giáo viên phải tìm việc phù hợp, viết đơn xin chuyển công tác, nếu vẫn ở lại trường thì sẽ bị chấm dứt hợp đồng làm việc.

“Ngày mùng 5.8.2020, Hiệu trưởng Giang Thị Thúy đăng tải trên nhóm zalo của nhà trường tờ thông báo có đóng dấu đỏ, thông tin về việc thuyên chuyển, điều động công tác đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Thông báo này nói rằng căn cứ vào đề án giải thể trường Trung cấp sư phạm Mẫu Giáo-Nhà trẻ Hà Nội, nhưng trước đó chúng tôi không hề được biết, vì đề án chưa từng được lãnh đạo nhà trường đưa ra bàn bạc lấy ý kiến thống nhất trong nội bộ công nhân viên chức của trường.

Trường trực thuộc Sở GDĐT Hà Nội, nhưng chưa một lần chúng tôi được thông tin chính thức từ lãnh đạo Sở về việc này.

Vậy mà hiệu trưởng nhà trường liên tục thông tin, yêu cầu giáo viên phải đi tìm việc mới, gây tâm lý lo lắng, hoang mang cho giáo viên. Chúng tôi phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi xin việc, xin chuyển công tác”- tập thể giáo viên Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ Hà Nội cho biết.

Tờ thông báo về việc trường sắp giải thể và yêu cầu giáo viên có đơn xin chuyển công tác được bà Thúy thông tin đến giáo viên.

Trong câu chuyện với phóng viên, nhiều giáo viên đã bật khóc khi kể về hành trình náo loạn đi tìm việc của mình trong thời gian qua. Có người từ một giảng viên đào tạo rất nhiều thế hệ giáo viên mầm non cho thủ đô, nay chấp nhận đi xin thử việc làm cô giáo trông trẻ, chỉ vì cần một công việc để nuôi sống mình và gia đình.

Họ lo lắng nếu ở lại Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội, thì trước sau gì trường cũng giải thể, giáo viên sẽ bị mất việc, như lời bà Hiệu trưởng Giang Thị Thúy nói với họ.

Cần câu trả lời thỏa đáng

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội còn khoảng chục cán bộ giáo viên ở lại và chờ đợi thông tin chính thức từ Sở GDĐT Hà Nội. Nhưng nhiều tháng nay, người cố gắng bám trụ lại trường luôn sống trong lo lắng, không biết tương lai của mình sẽ đi về đâu.

Một giáo viên đã công tác tại trường gần 20 năm cho biết: Theo thông tin của Hiệu trưởng, thì trường sẽ giải thể trong tháng 12.2020. Hiện còn hơn nửa tháng nữa là hết năm, nhưng tất cả cán bộ giáo viên vẫn chưa được nhận một thông tin chính thức nào về việc mình sẽ được phân công về đâu? Công việc đó có phù hợp với khả năng của mình không?

Về thông tin giáo viên phản ánh, trao đổi với Lao Động, bà Giang Thị Thúy - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo-Nhà trẻ Hà Nội – xác nhận việc thời gian qua đã có nhiều giáo viên của trường xin chuyển công tác trước thông tin trường sắp giải thể.

“Theo Luật Giáo dục 2019 sẽ không có giáo viên mầm non chuẩn trung cấp nữa, Bộ GDĐT cũng không giao chỉ tiêu việc đào tạo, chủ trương văn bản chỉ đạo của thành phố là nhà trường sẽ giải thể...

Về cơ sở vật chất và con người trường sẽ trả cho Sở. Những người có vị trí việc làm thì chuyển đi hết rồi – bà Thúy nói và cho biết cũng rất khổ tâm, khi đứng ở vị trí hiệu trưởng mà phải chứng kiến giáo viên lần lượt ra đi, trường có truyền thống hơn 60 năm sắp phải giải thể.

Khi liên hệ với Sở GDĐT Hà Nội để xác nhận thông tin, ông Phạm Văn Đại – Phó Giám đốc Sở - cho biết, Sở không có chủ trương yêu cầu giáo viên phải nghỉ việc nếu vẫn ở lại trường.

“Ai có trình độ sẽ chuyển sang Trường Khương Đình. Còn nếu ai ở lại chờ thì khi thành lập trường mới sẽ sắp xếp. Chủ trương chung là thế”- ông Đại nói.

Hiện cán bộ giáo viên còn lại của trường mong muốn các sở, ban, ngành của Hà Nội có câu trả lời thỏa đáng về thời điểm trường chính thức giải thể; tương lai của giáo viên sẽ ra sao, có đúng sẽ bị mất việc như lãnh đạo nhà trường nói với giáo viên? Đồng thời, Sở GDĐT Hà Nội cần cử cán bộ về làm việc trực tiếp với giáo viên trong trường, để lắng nghe tâm tư và nguyện vọng của họ.

Đặng Chung - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Bảng xếp lương mới của giảng viên đại học công lập từ 12.12

Tú Quỳnh |

Từ hôm nay (12.12), giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ được xếp lương theo quy định mới của Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT (ban hành ngày 26.10.2020).

NXB Giáo dục Việt Nam đề xuất chỉnh sửa lỗi trong 4 bộ sách giáo khoa lớp 1

Bích Hà - Duy Thiên |

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã rà soát và đưa ra nhiều lỗi cần phải chỉnh sửa trong cả 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mà đơn vị này tổ chức biên soạn.

3 điều cần biết về chế độ nghỉ phép của giáo viên từ năm 2021

Minh Hương |

Từ năm 2021, chế độ nghỉ phép của giáo viên sẽ có nhiều điểm khác so với quy định cũ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Bảng xếp lương mới của giảng viên đại học công lập từ 12.12

Tú Quỳnh |

Từ hôm nay (12.12), giảng viên giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập sẽ được xếp lương theo quy định mới của Thông tư số 40/2020/TT-BGDĐT (ban hành ngày 26.10.2020).

NXB Giáo dục Việt Nam đề xuất chỉnh sửa lỗi trong 4 bộ sách giáo khoa lớp 1

Bích Hà - Duy Thiên |

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã rà soát và đưa ra nhiều lỗi cần phải chỉnh sửa trong cả 4 bộ sách giáo khoa lớp 1 mà đơn vị này tổ chức biên soạn.

3 điều cần biết về chế độ nghỉ phép của giáo viên từ năm 2021

Minh Hương |

Từ năm 2021, chế độ nghỉ phép của giáo viên sẽ có nhiều điểm khác so với quy định cũ.