Giáo viên mong ngóng quyết định về giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Thiều Trang |

Những ngày qua, giáo viên trên cả nước bày tỏ vui mừng về đề xuất giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với viên chức nói chung và viên chức ngành giáo dục nói riêng. Tuy nhiên, nhiều thầy cô còn băn khoăn về thời gian và cụ thể những loại chứng chỉ có thể được giảm tải, để yên tâm công tác.

Còn nhiều trăn trở

Theo nhiều giáo viên, việc phân bậc, xếp hạng giáo viên dựa trên một số tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ đã vô hình tạo nên cuộc đua văn bằng để hoàn thiện hồ sơ, để được tăng lương. Thậm chí, do thiếu thông tin và nghe theo những lời quảng cáo của trung tâm, nhiều giáo viên đã đua nhau đăng ký học chứng chỉ “cấp tốc” để kịp được bổ nhiệm, thăng hạng.

Cô Chu Thị Gái - giáo viên dạy bậc THCS ở Thanh Hóa - cho biết, trường cô công tác có duy nhất một thầy giáo đã học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp từ trước. Tuy nhiên, khi tiếp nhận thông tin là giáo viên đang hưởng hạng I, II trước đây, nếu không đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của hạng I, II mới thì sẽ phải “xuống hạng” và lương sẽ giảm, nhiều thầy cô đã tham gia các lớp học online cấp tốc qua phần mềm Zoom để kịp có chứng chỉ xét thăng hạng.

"Từ thực tiễn đã trải nghiệm việc học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, tôi thấy nội dung học không thiết thực, không sát với thực tiễn đổi mới của ngành giáo dục. Hơn nữa, học chỉ mang tính hình thức, giáo viên đi học không trang bị thêm được kiến thức, chủ yếu chỉ cố để đủ điều kiện để giữ hạng II.

Lúc nào cũng lo sợ, thực hiện chính sách lương mới sẽ thiệt thòi tụt hạng chỉ vì cái giấy chứng chỉ đó. Vì vậy, giáo viên chúng tôi chỉ mong sớm có quyết định chính thức về việc cắt giảm chứng chỉ để yên tâm công tác" - cô Gái bày tỏ.

Nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc cấp chứng chỉ "thần tốc"

Hơn 30 năm đứng trên bục giảng, thầy L.Đ.H - giáo viên dạy bậc THCS tại Thái Bình - cho biết, bản thân đã đào tạo rất nhiều thế hệ, học trò ra đời cũng không ít những em thành đạt, không ít em là cán bộ nhà nước. Lúc gặp lại nhau, lúc nào thầy trò cũng kể về các bài giảng của thầy. Đó là thắng lợi của người thầy mà không một chứng chỉ nào có thể thay thế được.

Theo thầy Hòa, giáo viên chỉ cần năng lực thật, trả lương theo năng lực thật, chứ không phải chạy theo những văn bằng, chứng chỉ không thực chất.

"Công chức, viên chức hiện nay trong hành trang làm nghề phải trang bị biết bao nhiêu là văn bằng, chứng chỉ. Đây cũng chính là áp lực trong các quy trình bổ nhiệm dẫn đến nảy sinh những tiêu cực trong việc cấp chứng chỉ "thần tốc"" - thầy Hòa nêu quan điểm.

Nên "gỡ rối" nhanh chóng để giáo viên chuyên tâm giảng dạy

Là giáo viên đã tham gia lớp bồi dưỡng chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để kịp thăng hạng III lên hạng II, cô Nguyễn Thị Nga - giáo viên bậc THCS tại Hà Nội - cho rằng, nội dung chương trình bồi dưỡng còn nhiều lý thuyết, chưa thật sự bám sát với yêu cầu của vị trí việc làm. Ngoài ra, nội dung bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp còn trùng với kiến thức đào tạo trong trường đại học.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xem xét chỉ dùng một loại chứng chỉ hành nghề cho giáo viên và áp dụng toàn quốc.

Theo đó, quy định chứng chỉ hành nghề có thời hạn để giáo viên có quy chuẩn rõ ràng, đồng thời kiểm tra định kỳ để cập nhật kiến thức, kỹ năng mới phù hợp với nhu cầu xã hội, không nên "bày" quá nhiều chứng chỉ để "hành" giáo viên" - cô Nga chia sẻ.

Còn theo cô M.T.A.N - giáo viên bậc THCS tại Hà Nội - cho rằng, giáo viên luôn phải hoàn thành các modun theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên, từ chuyên đề đổi mới kiểm tra đánh giá đến chuyên đề bồi dưỡng chủ nhiệm, rồi tập huấn giảng dạy sách khoa mới,...

Vì vậy, có thể tích hợp các chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp vào các chương trình đào tạo giáo viên và bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên.

"Tại thời điểm này, chương trình giảng dạy đang đổi mới rất nhiều. Vì vậy, chúng tôi mong muốn có những lớp học, lớp bồi dưỡng giúp ích cho giáo viên giảng dạy tốt chương trình đổi mới. Còn những chứng chỉ như chức danh nghề nghiệp càng cắt giảm càng tốt, để giáo viên có thể tập trung vào chuyên môn.

Việc yêu cầu giáo viên đi học để phục vụ cho bài giảng thì rất tốt, nhưng bắt giáo viên học hết chứng chỉ này đến chứng chỉ nọ không khác gì yêu cầu giáo viên dạy Toán đi học hát múa, giáo viên Văn đi trồng cây, điều đó không hợp lý" - cô N bày tỏ quan điểm.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

"Bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là rất đúng!"

LƯƠNG HẠNH (GHI LẠI) |

Ngay sau khi Bộ Nội vụ có đề xuất về việc bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, một bạn đọc là giáo viên dạy môn ngữ văn bậc THCS với gần 30 năm kinh nghiệm đã gửi ý kiến đến Báo Lao Động.

Bộ GDĐT thống nhất việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Bộ hoàn toàn thống nhất và đồng tình với đề xuất của Bộ Nội vụ về việc giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đội ngũ nhà giáo.

Giáo viên nêu giải pháp "gỡ rối" quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Chung Trang - Quang Đại |

Việc phân bậc, xếp hạng giáo viên dựa trên một số tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ vô hình trung tạo nên cuộc đua về văn bằng để hoàn thiện hồ sơ, để được tăng lương. Nhiều giáo viên kiến nghị nên bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thay vào đó là các tiêu chí đánh giá giáo viên dựa trên trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, trong đó có tham khảo ý kiến của học sinh và phụ huynh.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

"Bỏ chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là rất đúng!"

LƯƠNG HẠNH (GHI LẠI) |

Ngay sau khi Bộ Nội vụ có đề xuất về việc bỏ quy định bắt buộc về chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, một bạn đọc là giáo viên dạy môn ngữ văn bậc THCS với gần 30 năm kinh nghiệm đã gửi ý kiến đến Báo Lao Động.

Bộ GDĐT thống nhất việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp với giáo viên

Bích Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, Bộ hoàn toàn thống nhất và đồng tình với đề xuất của Bộ Nội vụ về việc giảm số lượng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với đội ngũ nhà giáo.

Giáo viên nêu giải pháp "gỡ rối" quy định chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Chung Trang - Quang Đại |

Việc phân bậc, xếp hạng giáo viên dựa trên một số tiêu chí về bằng cấp, chứng chỉ vô hình trung tạo nên cuộc đua về văn bằng để hoàn thiện hồ sơ, để được tăng lương. Nhiều giáo viên kiến nghị nên bãi bỏ yêu cầu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, thay vào đó là các tiêu chí đánh giá giáo viên dựa trên trình độ chuyên môn, kĩ năng sư phạm, trong đó có tham khảo ý kiến của học sinh và phụ huynh.