Giáo viên kỳ vọng giữ phụ cấp thâm niên sau cải cách tiền lương 1.7.2024

Phạm Huệ |

Cải cách tiền lương từ 1.7.2024 dự kiến cắt bỏ phụ cấp thâm niên. Điều này khiến nhiều nhà giáo băn khoăn, không tránh khỏi sự chạnh lòng.

Từ 1.7.2024, cán bộ, công chức, viên chức nói chung, giáo viên nói riêng sẽ hưởng lương theo chính sách mới. Trong đó, chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo dự kiến sẽ bị bãi bỏ.

Câu chuyện này khiến nhiều thầy cô không khỏi băn khoăn, khi đã gắn bó, cống hiến với ngành Giáo dục hàng chục năm, đang được hưởng phụ cấp thâm niên 30% - 40% mỗi tháng, đến ngày 1.7 sẽ bị cắt, tiền lương của giáo viên sẽ như thế nào?

Cô Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1977, Lào Cai) đã có hơn 20 năm “cõng chữ” lên bản, vận động học sinh đến trường. Nhắc đến việc bãi bỏ phụ cấp thâm niên trong đợt cải cách tiền lương sắp tới, cô Thanh nghẹn ngào chia sẻ: “Phụ cấp thâm niên đối với những giáo viên vùng cao như chúng tôi là lời động viên sâu sắc của Đảng và Nhà nước, rằng các thầy cô phải cố gắng bám bản, bám trường, tiếp tục dạy chữ, rèn người cho học sinh.

Nếu không còn phụ cấp thâm niên, bản thân tôi cũng thấy đôi chút chạnh lòng”.

Đối với cô Thanh và nhiều giáo viên khác đang công tác ở các huyện miền núi còn nhiều khó khăn của đất nước, các chế độ phụ cấp nghề được coi là sợi dây giữ chân các thầy cô tiếp tục cống hiến. Vì vậy, phụ cấp không còn là một thiệt thòi lớn đối với họ.

g
Cắt bỏ phụ cấp thâm niên là sự thiệt thòi với giáo viên. Ảnh: Anh Thư

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, cô Nguyễn Thị Ninh (sinh năm 1987) - giáo viên Lịch sử tại Trường THPT Cẩm Lý (Bắc Giang) cho hay: “Phụ cấp thâm niên đối với giáo viên là niềm hãnh diện về những gì bản thân đã cống hiến và tận tâm cho ngành Giáo dục. Việc cắt bỏ phụ cấp thâm niên trong thời gian tới, quỹ lương hàng tháng của mỗi người sẽ giảm từ vài trăm đến hàng triệu đồng tùy vào số năm công tác”.

Cô Ninh chia sẻ thêm, xã hội đang vận động theo chiều hướng “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Khi thị trường việc làm không ngừng đào thải những nhân tố không có năng lực, nhiều nhà giáo không ngừng cố gắng nâng cao các kỹ năng nghiệp vụ cũng như chủ động bồi dưỡng bản thân, trau dồi kiến thức về công nghệ mới để phụ cấp thâm niên được trao trả đúng nghĩa, tránh tư tưởng “sống lâu lên lão làng”.

Sau nhiều lần cải cách, giáo viên vẫn ngậm ngùi vì không biết bao giờ “sống được bằng lương”. Chính vì vậy, để giữ chân đội ngũ giáo viên và không ngừng thu hút nhân tài mới cho ngành Giáo dục, Đảng và Nhà nước cần có các chính sách đãi ngộ tốt và phù hợp hơn trong thời gian tới.

Dự kiến từ 1.7.2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương. Theo đó, lương mới sẽ bao gồm lương cơ bản chiếm 70% và 30% gồm các khoản phụ cấp. Một trong những nội dung được quan tâm là không còn phụ cấp thâm niên nhà giáo sau cải cách tiền lương. Điều này khiến nhiều giáo viên băn khoăn, đặc biệt là những nhà giáo đã công tác lâu năm.

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ cho biết thời gian qua Bộ nhận được kiến nghị của cử tri nhiều tỉnh thành, đề nghị giữ phụ cấp thâm niên.

Phạm Huệ
TIN LIÊN QUAN

Lý do phương thức xét học bạ THPT được thí sinh và phụ huynh ưa chuộng

Trang Hà |

Xét học bạ THPT vào đại học hiện là phương thức tuyển sinh được nhiều thí sinh và phụ huynh ưa chuộng bởi sự nhanh, gọn, nhẹ, giảm áp lực thi cử lại tăng cơ hội vào ngôi trường mong ước.

Điểm chuẩn ngành Luật có cao không?

Hồng Nhung |

Mùa tuyển sinh năm 2023, điểm chuẩn ngành Luật tại các trường đại học cao nhất là 27,5 điểm, thấp nhất là 19 điểm.

Nhiều kiến nghị giữ phụ cấp thâm niên với giáo viên

Trang Hà |

Cử tri nhiều tỉnh thành đã gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ đề nghị giữ phụ cấp thâm niên với giáo viên.

Ngày mai diễn ra Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường

Nguyễn Hà |

Vào lúc 14h chiều mai (29.3.2024), Báo Lao Động tổ chức Diễn đàn Công nhân lao động vì môi trường 2023. Đây là cơ hội để các quản lý, các doanh nghiệp, đông đảo người lao động gặp gỡ để cùng bàn luận và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường.

Bắt tạm giam nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội - Công an TP Hà Nội cho biết đã bắt tạm giam nữ Giám đốc Ngân hàng MSB Thanh Xuân trong vụ khách hàng mất tiền trong tài khoản và kêu gọi các bị hại trình báo cơ quan chức năng.

TikToker tố bị đuổi khỏi quán ăn nhiều lần từ chối làm việc với cơ quan chức năng

PHẠM ĐÔNG |

Liên quan đến vụ TikToker tố bị đuổi khỏi quán ăn vì ngồi xe lăn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết khi đang làm việc thì người này lấy lý do không đảm bảo sức khỏe nên không ký biên bản làm việc, xin phép sẽ làm việc vào buổi tiếp theo.

Không khí lạnh tác động, Hà Nội sắp trở mưa rào và dông

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết không khí lạnh sắp tác động, nhiều nơi ở Hà Nội trở mưa dông.

Chưa có dự án nhà ở xã hội nào ở Ninh Bình được giao đất

NGUYỄN TRƯỜNG |

Ninh Bình - Hiện tỉnh Ninh Bình đã quy hoạch và đang triển khai 5 khu nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp với quy mô trên 80ha. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có dự án nào được giao đất.

Lý do phương thức xét học bạ THPT được thí sinh và phụ huynh ưa chuộng

Trang Hà |

Xét học bạ THPT vào đại học hiện là phương thức tuyển sinh được nhiều thí sinh và phụ huynh ưa chuộng bởi sự nhanh, gọn, nhẹ, giảm áp lực thi cử lại tăng cơ hội vào ngôi trường mong ước.

Điểm chuẩn ngành Luật có cao không?

Hồng Nhung |

Mùa tuyển sinh năm 2023, điểm chuẩn ngành Luật tại các trường đại học cao nhất là 27,5 điểm, thấp nhất là 19 điểm.

Nhiều kiến nghị giữ phụ cấp thâm niên với giáo viên

Trang Hà |

Cử tri nhiều tỉnh thành đã gửi kiến nghị đến Bộ Nội vụ đề nghị giữ phụ cấp thâm niên với giáo viên.