Giáo viên không được bạo hành, miệt thị gây tổn thương học sinh

Nguyễn Hà |

Đối với trẻ, giáo viên phải chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu; khích lệ hoặc nhắc nhở trẻ em phù hợp; không miệt thị gây tổn thương trẻ em.

Đây là nội dung trong dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ trường mầm non, trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; trong đó, quy định rõ quy tắc ứng xử đối với từng cơ sở giáo dục.

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đối với trẻ em phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu, không dùng ngôn ngữ xúc phạm, gây tổn thương trẻ em.

Đối với giáo viên, nhân viên phải chuẩn mực, tôn trọng, khích lệ, động viên, không dùng lời lẽ hách dịch, xúc phạm, miệt thị gây tổn thương.

Đối với cha mẹ trẻ em và khách đến trường phải chuẩn mực, tôn trọng.

Về hành vi ứng xử với trẻ em phải chuẩn mực, yêu thương, bao dung và trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt, công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực, sáng tạo của trẻ em, không xúc phạm, bạo hành, gây tổn thương trẻ em.

Đối với giáo viên, nhân viên phải tôn trọng, gương mẫu, đồng hành trong công việc, bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và phát huy năng lực của giáo viên, nhân viên, đoàn kết, dân chủ, công bằng, minh bạch, không định kiến, thiên vị, xúc phạm, trù dập, sách nhiễu, vụ lợi, né tránh trách nhiệm, đỗ lỗi hoặc che dấu vi phạm của đồng nghiệp, giáo viên, nhân viên.

Đối với cha mẹ trẻ em và khách đến trường: Tôn trọng, đúng mực và hợp tác. Tổ chức xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, tích cực phòng chống, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi bạo lực học đường.

Giáo viên, nhân viên trang phục lịch sự, giản dị, phù hợp với môi trường giáo dục và với mỗi loại hoạt động, không sử dụng trang phục thiếu lịch sự, phản cảm.

Hành vi ứng xử đối với trẻ em phải mẫu mực, yêu thương, bao dung và trách nhiệm. Ảnh minh họa: Nguyễn Hà
Hành vi ứng xử đối với trẻ em phải mẫu mực, yêu thương, bao dung và trách nhiệm. Ảnh minh họa: Nguyễn Hà

Đối với trẻ em phải sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, tôn trọng, giản dị, gần gũi, dễ hiểu, khích lệ hoặc nhắc nhở trẻ em phù hợp; không miệt thị gây tổn thương trẻ em.

Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần tôn trọng, cầu thị.

Đối với đồng nghiệp cần đúng mực, tôn trọng, thân thiện không xúc phạm, mỉa mai, gây hiềm khích. Với cha mẹ trẻ em và khách đến trường phải tôn trọng, đúng mực.

Hành vi ứng xử đối với trẻ em phải mẫu mực, yêu thương, bao dung và trách nhiệm, tôn trọng sự khác biệt, công bằng, lắng nghe, đồng cảm và động viên, khích lệ sự tham gia tích cực, sáng tạo của trẻ em, tạo sự an toàn và tin cậy cho trẻ em, không bạo hành trẻ em.

Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần tôn trọng, trung thực, thể hiện chính kiến, chủ động đề xuất, kiến nghị biện pháp quản lý và nâng cao chất lượng, chấp hành sự phân công của lãnh đạo, phản ánh đúng lúc, đúng chỗ.

Đối với đồng nghiệp cần tôn trọng sự khác biệt, bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên, đoàn kết, cầu thị, lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, không vô cảm, bè phái, chia rẽ nội bộ. Đối với cha mẹ trẻ em và khách đến trường: Tôn trọng, hợp tác, thân thiện. Đồng thời cần tích cực tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ lấy ý kiến góp ý của dư luận cho dự thảo của thông tư này đến hết ngày 24.11.2018.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Dần xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản” trong giáo dục đại học

HUYÊN NGUYỄN |

Trong báo cáo nghiên cứu khoa học về 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực giáo dục đại học của nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội cho rằng cần tăng cường thí điểm, xây dựng lộ trình, điều kiện để dần xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản”.

Áp dụng tài liệu Công nghệ giáo dục: Chơi vơi về pháp lý

QUANG HIỂN |

Đến nay, việc tranh cãi về việc áp dụng sách “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại vẫn chưa chấm dứt. Nhiều ý kiến cho rằng việc triển khai tài liệu nói trên trong các trường phổ thông còn bất ổn về phương diện pháp lý.

Kiến nghị bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên

Đặng Chung |

Ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội - kiến nghị cần có lộ trình bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ, giáo viên trường công lập. 

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Dần xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản” trong giáo dục đại học

HUYÊN NGUYỄN |

Trong báo cáo nghiên cứu khoa học về 5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực giáo dục đại học của nhóm nghiên cứu Đại học Quốc gia (ĐHQG) Hà Nội cho rằng cần tăng cường thí điểm, xây dựng lộ trình, điều kiện để dần xóa bỏ cơ chế “cơ quan chủ quản”.

Áp dụng tài liệu Công nghệ giáo dục: Chơi vơi về pháp lý

QUANG HIỂN |

Đến nay, việc tranh cãi về việc áp dụng sách “Tiếng Việt 1-Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại vẫn chưa chấm dứt. Nhiều ý kiến cho rằng việc triển khai tài liệu nói trên trong các trường phổ thông còn bất ổn về phương diện pháp lý.

Kiến nghị bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên

Đặng Chung |

Ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội - kiến nghị cần có lộ trình bỏ biên chế vĩnh viễn đối với cán bộ, giáo viên trường công lập.