Giáo viên không còn quay cuồng trong sổ sách

Huyên Nguyễn |

Đó là nhận định của ông Nguyễn Đức Hữu - Phó Vụ trưởng phụ trách, Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GDĐT trước sự phản hồi tích cực từ đội ngũ nhà giáo cũng như các bậc phụ huynh sau một năm học thực hiện Thông tư 22.

Ông Hữu chi biết: Qua chỉ đạo, tập huấn, hỗ trợ các địa phương và báo cáo của các sở GDĐT, nhất là những ý kiến từ giáo viên, cán bộ quản lý các trường tiểu học đều thể hiện sự đồng thuận và đánh giá Thông tư 22 có nhiều ưu điểm, đã khắc phục được những bất cập trong Thông tư 30. Việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học đã dần đi vào ổn định, tạo thuận lợi cho giáo viên, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Về đánh giá định kì, tại thời điểm giữa và cuối mỗi học kì, căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên, giáo viên tổng hợp đánh giá thường xuyên (lượng hóa) thành các mức: "Hoàn thành tốt", "Hoàn thành", "Chưa hoàn thành" đối với từng môn học và hoạt động giáo dục và "Tốt", "Đạt", "Cần cố gắng" đối với từng năng lực, phẩm chất, đã giúp cho giáo viên, phụ huynh học sinh nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của con em họ đang ở mức nào để từ đó có biện pháp giúp đỡ phù hợp với từng đối tượng học sinh.

Đề bài kiểm tra định kì gồm các câu hỏi, bài tập được điều chỉnh, thiết kế theo 4 mức thay vì 3 mức như trước đây đã góp phần đánh giá mức độ nhận thức của học sinh được chính xác và tường minh hơn.

Về hồ sơ đánh giá, Thông tư 22 quy định hồ sơ đánh giá học sinh chỉ còn 2 loại: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp và học bạ, thay vì có 5 loại như Thông tư 30, đã giúp cho giáo viên có nhiều thời gian quan tâm, giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập và rèn luyện.

Về khen thưởng học sinh vào cuối năm học, việc quy định rõ các tiêu chí khen thưởng học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, nhà trường trong quá trình thực hiện. Trong quy định không yêu cầu phải có biên bản bình chọn học sinh làm nặng nề, phức tạp thêm việc khen thưởng học sinh cuối năm học.

Có một số phụ huynh băn khoăn, cuối năm mỗi trường có ghi giấy khen và thực hiện khen thưởng một kiểu, ông nghĩ như thế nào về điều này?

- Việc khen thưởng đã được quy định cụ thể trong Thông tư 22. Theo đó, vào cuối năm học, học sinh có thể được hiệu trưởng khen là hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện nếu đáp ứng được những tiêu chí rõ ràng.

Việc ghi vào giấy khen đã được quy định như “Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện” hay “Học sinh có thành tích vượt trội (hoặc có tiến bộ vượt bậc) trong học tập môn… hay rèn luyện năng lực:.., phẩm chất:..”.

Nhờ những quy định cụ thể này mà hiện nay tình trạng mỗi trường có cách ghi giấy khen và thực hiện khen thưởng một kiểu hầu như không còn nữa. Tuy nhiên cá biệt một vài nơi chưa thống nhất cách ghi là do nhà trường chưa hiểu và chưa thực hiện đúng theo quy định cần được nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Tại sao lại khen thưởng học sinh có có thành tích vượt trội hoặc tiến bộ vượt bậc chỉ ở 1 môn học, hoạt động giáo dục hoặc năng lực, phẩm chất. Như vậy có công bằng với những em được khen hoàn thành xuất sắc tất cả các nhiệm vụ học tập không?

- Mục đích của việc khen thưởng học sinh ở cấp tiểu học là để động viên, khích lệ sự tiến bộ của học sinh, để các em tự tin, hứng thú hơn trong học tập và rèn luyện, không phải nhằm so sánh, xếp hạng giữa các học sinh.

Mỗi học sinh có các năng lực, sở trường khác nhau, do vậy việc khen thưởng, khích lệ ở một hoặc một số môn học, hoạt động giáo dục hoặc năng lực, phẩm chất sẽ giúp học sinh phát huy hơn nữa khả năng của mình.

Trong năm học tới, Thông tư 22 có cần phải chỉnh sửa, bổ sung gì hay không?

- Trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ tổ chức sơ kết sau 1 năm học thực hiện Thông tư 22 để lắng nghe ý kiến từ địa phương. Tất cả các ý kiến thu được sẽ được nghiên cứu, xem xét để từ đó trong trường hợp cần thiết Bộ GDĐT sẽ có những chỉ đạo cụ thể nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục bất cập (nếu có), để việc đánh giá học sinh tiểu học đi vào nền nếp và ổn định.

Xin cảm ơn ông!

>>>Xêm thêm tin bài nóng: Siêu thị 20+: Nỗi sợ vô hình chưa từng nói của sinh viên tình nguyện

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Khám phá bộ não điều hành giao thông thông minh TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Với gần 800 camera giám sát trên các tuyến đường, Trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị TPHCM vận hành 24/7 trong cả 365 ngày được xem như "mắt thần" giúp phát hiện sớm, xử lý nhanh sự cố giao thông đô thị.

8 xu hướng công nghệ được đầu tư mạnh trong năm 2023: AI, Metaverse

NGUYỄN ĐĂNG |

Theo  Investment Monitor dẫn số liệu, báo cáo từ GlobalData, các xu hướng công nghệ hàng đầu được đầu tư vào năm 2023 sẽ xoay quanh AI, điện toán đám mây, an ninh mạng, metaverse, tiền điện tử, người máy, IoT và điện toán lượng tử.

Để Thành phố Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới của TPHCM

MINH QUÂN |

TPHCM - Những đề xuất về tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, các cơ chế tài chính vượt trội được kỳ vọng tháo gỡ các điểm nghẽn, sớm đưa Thành phố Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới của TPHCM.

Hàng quán TPHCM mở cửa mùng 3 Tết, chưa ghi nhận tình trạng "chặt chém"

Huân Cao |

Mùng 3 Tết (ngày 24.1), nhiều hàng quán ở TPHCM đã mở cửa hoạt động phục vụ khách. Theo ghi nhận của PV, nhiều quán đều phụ thu thêm 10% để bù đắp chi phí tăng cao và trả lương thêm cho nhân viên phục vụ ngày Tết.

Dự báo diễn biến không khí lạnh trong những ngày Tết Nguyên đán tiếp theo

AN AN |

Cơ quan khí tượng cho biết, trong những ngày nghỉ tiếp theo của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, không khí lạnh duy trì cường độ ổn định tác động đến thời tiết Bắc Bộ và Trung Bộ.

Về nơi kiêng tiêu tiền trong ngày Tết ở Sơn La

Chuyên Công |

Tết người Mông ở một số địa phương vùng cao Tây Bắc có những tập tục, tín ngưỡng đặc trưng và lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác. Trong đó phải kể đến tập tục kiêng tiêu tiền, kiêng ăn rau và cơm chan canh, cho dụng cụ lao động nghỉ ngơi...

Chia sẻ cuối của bà Jacinda Ardern trên cương vị Thủ tướng New Zealand

Thanh Hà |

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern ngày 24.1 bày tỏ biết ơn thời gian tại vị đồng thời nhấn mạnh những vụ quấy rối trực tuyến liên tục không phải là lý do khiến bà từ chức.

Không khí lạnh tràn về, người dân trùm kín mít đi du Xuân

Linh Chi - Dương Anh |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (mùng 3 Tết) nhiệt độ miền Bắc giảm sâu, người dân Hà Nội trùm khăn kín, mặc áo dày để đi du Xuân.