Giáo viên, học sinh mong ước gì sau một năm học khắc nghiệt?

Tường Vân |

Năm 2021 là năm học đầy khắc nghiệt khi thầy trò trên khắp cả nước phải duy trì việc học trong tâm thế vừa lo sợ dịch bệnh, vừa buồn bã vì phải xa cách. Bước sang năm mới 2022, mong mỏi duy nhất của hàng triệu giáo viên, học sinh trên cả nước là sớm được đến trường dạy học trực tiếp.

Nhớ ngày đến trường

Thầy Mai Văn Quyết – giáo viên Trường THCS Nguyễn Huệ (Bạc Liêu) nhận định năm 2021 là năm học chưa từng có trong lịch sử của ngành giáo dục Việt Nam khi toàn ngành phải chuyển đổi từ hình thức dạy học trực tiếp sang trực tuyến. Dù đây là giải pháp tối ưu để duy trì việc học nhưng thực tế, khi nhìn lại năm qua, hình thức dạy học này để lại rất nhiều khó khăn, trăn trở và thách thức. 

“Rất nhiều nơi lớp học trực tuyến không thể đủ 100% học sinh tham dự do thiếu thiết bị. Học sinh, giáo viên bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề, sức khỏe sa sút do ngồi lâu trước màn hình máy tính. Chất lượng dạy học khó có thể đảm bảo so với dạy học trực tiếp. Kiểm tra, đánh giá thiếu độ khách quan, công bằng,…Do vậy, mong ước lớn nhất của tôi lúc này được trở lại trường dạy học trực tiếp” – thầy Quyết chia sẻ.

Còn với cô Mai Thị Ánh Nguyệt – giáo viên Trường THCS Nguyễn Công Trứ (Hà Nội), sau khi trải qua 3 mùa dạy và học online, năm nay thời gian dừng đến trường học online lâu nhất, hơn 8 tháng, ngoài nỗi nhớ trường, cô luôn canh cánh nỗi lo, thương học sinh phải chịu nhiều thiệt thòi, vất vả.

Cô Ánh Nguyệt cũng như bao thầy cô khác, luôn mong mỏi ngày được đến trường dạy học trực tiếp. Ảnh chụp trước đại dịch. Ảnh: NVCC.
Cô Ánh Nguyệt cũng như bao thầy cô khác, luôn mong mỏi ngày được đến trường dạy học trực tiếp. Ảnh chụp trước đại dịch. Ảnh: NVCC.

“Các em học sinh hiện nay phải chịu rất nhiều vấn đề về sức khỏe, áp lực tinh thần, ảnh hưởng tâm sinh lý. Do đó, tôi rất mong cơ quan có thẩm quyền giảm tải kiến thức, chọn lọc kiến thức trọng tâm để chương trình học phù hợp với tình hình học online trong bối cảnh dịch bệnh dự đoán còn kéo dài.

Đồng thời, tôi hy vọng hình thức thi sẽ được lựa chọn phù hợp, tránh gây áp lực nặng nề cho các con học sinh” – cô Ánh Nguyệt bày tỏ niềm mong muốn.

Không chỉ giáo viên, phía học sinh, các em cũng trong tâm thế "thèm" được đến trường, được tay bắt mặt mừng với bạn bè, làm những điều tưởng chừng như đơn giản và quen thuộc nhất.

"Năm 2021 một năm đầy biến động với những cảm xúc lẫn lộn. Không ít lần em cảm thấy hụt hẫng, chán nản. Học online thiếu sự tương tác, vô tình tạo ra khoảng cách xa lạ giữa thầy trò, góp phần không nhỏ khiến kiến thức thầy cô truyền tải tới học sinh bị thiếu phần sinh động, làm cho thầy trò mất đi sự nhiệt huyết.

Chưa kể, mạng chập chờn, mất tín hiệu khiến các tiết học bị gián đoạn, sự hăng say của em nói riêng và của các học sinh nói chung cũng bị mai một và biến mất theo thời gian.

Bước sang năm 2022, mong ước duy nhất của em là dịch bệnh được đẩy lùi, cuộc sống trở lại như trước kia” – em Nguyễn Đức Tuấn Phương – học sinh lớp 10 Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) chia sẻ.

Hy vọng về những đổi mới

Trước một năm học dự đoán còn nhiều thách thức, khó khăn, thầy Quyết mong rằng, các mạnh thường quân, doanh nghiệp sẽ chung tay giúp đỡ những học sinh khó khăn để các em có phương tiện, cơ hội tiếp cận học trực tuyến.

Bên cạnh đó, bằng sự tâm huyết với nghề, thầy Quyết còn mong đợi những thay đổi từ phía cơ quan quản lý.

"Hy vọng thời gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu, ban hành các chế tài để khắc phục những điểm hạn chế của việc học trực tuyến hiện nay, trả lại sự công bằng cho giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học.

Học sinh tại nhiều tỉnh thành phải chuyển đổi sang hình thức dạy học trực tuyến, ứng phó với dịch COVID-19. Ảnh: NVCC.
Học sinh tại nhiều tỉnh thành phải chuyển đổi sang hình thức dạy học trực tuyến, ứng phó với dịch COVID-19.

Bên cạnh đó, những chính sách đãi ngộ đối với giáo viên phải thích ứng với điều kiện thực tế. Thầy cô dạy online vất vả gấp trăm, nghìn lần so với trước kia. Do vậy, cần có chế độ đãi ngộ để giáo viên có niềm tin, động lực để bám nghề, giữ ngọn lửa nhiệt huyết, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian nan trước mắt" - thầy Quyết bộc bạch.

Ngoài mong mỏi được đến trường, em Nguyễn Viết Huy – học sinh lớp 12 Trường THPT Quang Trung (Hà Nội) còn hy vọng về 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT với những đổi mới, thay đổi để đảm bảo quyền lợi, công bằng cho người học.

“Năm vừa qua, chứng kiến tình trạng “lạm phát điểm chuẩn”, các anh chị khóa trước dù điểm cao nhưng không đỗ đại học khiến em vô cùng lo lắng. Em hy vọng mùa tuyển sinh năm nay, bằng việc đổi mới trong phương thức tuyển sinh, cơ hội vào đại học của chúng em sẽ rộng mở hơn” - Viết Huy chia sẻ.

Với nguyện vọng theo đuổi ngành sư phạm Văn, Viết Huy nói rằng, năm nay, em sẽ dành toàn bộ sức lực ôn thi, cố gắng đạt được mục tiêu đã đặt ra.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Lịch đi học của học sinh Hà Nội sau Tết Dương lịch

Tường Vân |

Học sinh của 1 quận ở Hà Nội có thể được đi học lại, 3 nơi tạm nghỉ học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2022.

Học sinh lớp 1 kiểm tra trực tuyến, cha mẹ cần chuẩn bị gì?

Tường Vân |

Học sinh lớp 1 tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn cao điểm để kiểm tra kết thúc học kỳ 1. Giáo viên cho rằng, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ con ôn tập nhưng không vì thế mà căng thẳng, đặt nặng thành tích và gây áp lực cho con trẻ.

Học sinh, giáo viên mong muốn bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10

Tường Vân - Thiều Trang |

Nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT để giảm áp lực, căng thẳng cho học sinh lớp 9 sau thời gian dài học trực tuyến.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Lịch đi học của học sinh Hà Nội sau Tết Dương lịch

Tường Vân |

Học sinh của 1 quận ở Hà Nội có thể được đi học lại, 3 nơi tạm nghỉ học trực tiếp sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2022.

Học sinh lớp 1 kiểm tra trực tuyến, cha mẹ cần chuẩn bị gì?

Tường Vân |

Học sinh lớp 1 tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn cao điểm để kiểm tra kết thúc học kỳ 1. Giáo viên cho rằng, cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, hỗ trợ con ôn tập nhưng không vì thế mà căng thẳng, đặt nặng thành tích và gây áp lực cho con trẻ.

Học sinh, giáo viên mong muốn bỏ môn thi thứ 4 vào lớp 10

Tường Vân - Thiều Trang |

Nhiều giáo viên, phụ huynh cho rằng, Hà Nội nên bỏ môn thi thứ 4 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT để giảm áp lực, căng thẳng cho học sinh lớp 9 sau thời gian dài học trực tuyến.