Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới?

Đặng Chung - Thiều Trang |

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo... Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Đổi mới chương trình giáo dục, SGK theo hướng mở

Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông, SGK mới, bắt đầu với lớp 1.

Ở lần đổi mới này, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đây cũng lần đầu tiên xây dựng một chương trình giáo dục một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới.

Nghị quyết 88 quy định cả nước thực hiện một Chương trình Giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt; chương trình là gốc, SGK chỉ có vai trò là tài liệu dạy học và có nhiều SGK cho mỗi môn học. Đây cũng là lần đầu tiên việc biên soạn SGK ở nước ta được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, để các tổ chức, cá nhân được tham gia vào quá trình này.

Sau 2 tháng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần của Nghị quyết số 88, theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (tỉnh Vĩnh Phúc), những ngày đầu, khi tiếp cận với chương trình mới, giáo viên của trường cũng có tâm lý e ngại. Tuy nhiên, đến nay thầy cô đã sẵn sàng cho việc đổi mới, vướng ở đâu thì giải quyết ở đó.

"Điều quan trọng nhất để bắt đầu hành trình chính là cán bộ quản lý, cụ thể hiệu trưởng, cần tạo cơ chế cho giáo viên có tâm thế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới" - thầy Ngọc cho biết.

Thầy Đào Chí Mạnh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc.

Cũng theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh, SGK mới có kênh hình, kênh chữ được sắp xếp rất khoa học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1. Các bài học được sắp xếp theo từng chủ đề, có những gợi ý mở tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học và định hướng phát triển phẩm chất năng lực.

Thầy Mạnh cũng đánh giá cao phiên bản điện tử của SGK, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án. Các video sinh động của SGK điện tử giúp học sinh hứng thú hơn với bài học.

Cũng đồng tình với quan điểm này, cô Đinh Duyên Thịnh, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, sau những khó khăn ban đầu, đến nay cô đã nhận được phản hồi tích của học sinh, phụ huynh.

Học sinh có ý thức hơn trong việc học, biết chuẩn bị bài học, ý thức hơn để tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Cô cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng về việc đổi mới lần này.

Cô giáo Đinh Duyên Thịnh - Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long.
Cô Đinh Duyên Thịnh - Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long.

Học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện

Ghi nhận tín hiệu này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, SGK trước đây là duy nhất, là “pháp lệnh” yêu cầu các nhà trường phải triển khai thực hiện. Nhưng bây giờ có nhiều bộ SGK để thực hiện, giáo viên có quyền lựa chọn SGK để triển khai một chương trình. Như vậy, cách tiếp cận cũng rất khác so với trước đây.

"Đây chính là chuyển biến từ một nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang một nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực" - ông Độ nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng cho biết, Bộ đã thành lập ban biên soạn xây dựng chương trình với những nhà khoa học uy tín.

Theo đó, phải xây dựng sơ đồ ngược, bắt đầu từ chuẩn đầu ra, hướng tới hình ảnh người học sinh Việt Nam tương lai ít nhất phải tập trung 5 phẩm chất cỗt lõi (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm); 10 năng lực cơ bản với 3 năng lực quan trọng (tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo)...

Giáo viên phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo

Thực tế kinh nghiệm từ mỗi lần đổi mới giáo dục cho thấy, đổi mới chỉ thành công khi đội ngũ giáo viên sẵn sàng nhập cuộc và được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn đáp ứng yêu cầu của đổi mới.

Chia sẻ về điều này, thầy Đào Chí Mạnh cho rằng: "Điều quan trọng nhất với người giáo viên chính là tâm thế, tư tưởng và nhận thức; ba điều này giống như la bàn để giáo viên thay đổi đúng hướng".

Không "nằm ngoài cuộc", cô Đinh Duyên Thịnh cho biết mình luôn sẵn sàng, bởi đổi mới và không ngừng sáng tạo là một trong những đặc thù của nghề giáo.

Đặng Chung - Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên đánh giá thế nào về chương trình giáo dục phổ thông mới?

Đặng Chung - Tạ Quang |

Chương trình giáo dục phổ thông có nhiều hoạt động trong tổ chức học tập và học trải nghiệm sáng tạo giúp trẻ hứng thú với bài học, rèn được nhiều kỹ năng, đặc biệt là sự tự tin giao tiếp - điều mà chương trình cũ chú trọng truyền thụ kiến thức chưa làm được.

Dạy chương trình tiếng Việt lớp 1: Giáo viên chủ động vượt khó

Đặng Chung - Tạ Quang - Thiều Trang |

Thừa nhận có nhiều khó khăn, có tình trạng học sinh học trước quên sau, nhưng giáo viên tại các xã miền núi của TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã phát huy quyền tự chủ của mình khi triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt với môn tiếng Việt.

Cử tri bức xúc về sách giáo khoa lớp 1, đề nghị kiểm tra việc phát hành

Chung Hà |

Theo báo cáo của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thời gian qua cử tri bức xúc vì giá sách giáo khoa (SGK) tăng cao, có dấu hiệu “lợi ích nhóm”, nhất là việc phát hành, đưa vào sử dụng bộ SGK lớp 1.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6: Bóng chuyền Việt Nam không dự giải châu Á

HOÀNG HUÊ |

Bóng chuyền Việt Nam rút lui khỏi giải châu Á, Ngọc Thuân ghi dấu ấn... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin bóng chuyền Việt Nam ngày 10.6.

Giáo viên đánh giá thế nào về chương trình giáo dục phổ thông mới?

Đặng Chung - Tạ Quang |

Chương trình giáo dục phổ thông có nhiều hoạt động trong tổ chức học tập và học trải nghiệm sáng tạo giúp trẻ hứng thú với bài học, rèn được nhiều kỹ năng, đặc biệt là sự tự tin giao tiếp - điều mà chương trình cũ chú trọng truyền thụ kiến thức chưa làm được.

Dạy chương trình tiếng Việt lớp 1: Giáo viên chủ động vượt khó

Đặng Chung - Tạ Quang - Thiều Trang |

Thừa nhận có nhiều khó khăn, có tình trạng học sinh học trước quên sau, nhưng giáo viên tại các xã miền núi của TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đã phát huy quyền tự chủ của mình khi triển khai chương trình và sách giáo khoa mới, đặc biệt với môn tiếng Việt.

Cử tri bức xúc về sách giáo khoa lớp 1, đề nghị kiểm tra việc phát hành

Chung Hà |

Theo báo cáo của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, thời gian qua cử tri bức xúc vì giá sách giáo khoa (SGK) tăng cao, có dấu hiệu “lợi ích nhóm”, nhất là việc phát hành, đưa vào sử dụng bộ SGK lớp 1.