Giáo viên dùng bạo lực với học sinh, lãnh đạo nhà trường cũng có lỗi

Bích Hà |

Theo quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, trong giáo dục không nên dùng đòn roi với học sinh. Hành động tát học trò của thầy giáo ở Trường THCS Khương Thượng là sai, nhưng Hội đồng giáo dục nhà trường cũng có trách nhiệm, vì giáo dục thầy cô chưa đến nơi đến chốn.

Đòn roi không tạo nên nhân cách!

Cả xã hội vẫn đang trăn trở tìm lối thoát cho tình trạng bạo lực học đường. Học sinh đánh đấm lẫn nhau, vô cảm trước nỗi đau của bạn bè, rồi tình trạng thầy đánh trò, vẫn đang nhức nhối. Nhất là từ đầu năm 2017, hàng chục vụ bạo hành học sinh xảy ra, gây ảnh hưởng xấu đến chuẩn mực đạo đức nhà giáo, khiến dư luận bất bình.

Tuy nhiên, không ít giáo viên bày tỏ, dù phản đối việc thầy cô dùng vũ lực với học sinh, nhưng họ cho rằng có những lúc, một roi vào tay hoặc vào mông để đưa trẻ về đúng khuôn khổ là điều cần thiết. Nếu chiếc roi ấy xuất phát từ tình thương và cái tâm của người thầy, thì nên được phụ huynh cảm thông.

Dưới góc độ nhà tâm lý giáo dục, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm -  Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng - cho rằng không nên dùng đòn roi để giải quyết bất đồng với học sinh, bởi bạo lực chỉ truyền đi thông điệp bạo lực. Khi sử dụng đòn roi, đó chính là lúc người thầy bất lực trong cách giáo dục trò.

“Tôi quan niệm người thầy phải dùng năng lực sư phạm của mình thực hiện được những yêu cầu giáo dục mà anh đặt ra, chứ không phải vì bất lực mà áp đặt lên suy nghĩ của học trò. Chúng ta là nhà giáo, chứ không phải tay anh chị mà thực hiện sức mạnh của mình bằng nắm đấm” – Tiến sĩ Lâm khẳng định.

Trong cuộc đời làm giáo dục của mình, thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp giáo dục rất nhiều học sinh cá biệt, thầy Lâm cho biết đã đúc kết được 5 nguyên tắc để điều chỉnh hành vi, cách ứng xử với học sinh: “Thứ nhất phải tôn trọng học trò, chấp nhận cả ưu và nhược điểm của chúng. Hai là cho phép học trò lựa chọn những hình thức giáo dục phù hợp. Tiếp đó là không vội vàng kỷ luật học sinh, luôn giải quyết vấn đề một cách khách quan và cuối cùng người thầy phải biết gieo nhu cầu cho học sinh, để chính chúng thấy việc học là cần thiết, học sinh biết giá trị của sự tôn trọng, biết yêu thương hơn”.

TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, đòn roi không bao giờ làm nên nhân cách học trò.

Không nên đuổi việc người thầy tát học sinh

Hành vi bạo lực trong nhà trường là không thể chấp nhận, nhưng mới đây, quyết định đuổi việc thầy giáo vì tát học sinh trêu chọc mình ở trường THCS Khương Thượng (Hà Nội) đã khiến không ít giáo viên lo lắng. Họ muốn buông và tự răn mình: Nên lùi bước trước học sinh hư. Tuy nhiên, thầy Lâm cho rằng giáo viên không được làm vậy. Bởi sứ mệnh của nhà giáo là phải tìm ra phương pháp dạy học trò. Nếu thờ ơ với học sinh hư, thầy cô còn đáng trách hơn, vì có thái độ sống vô cảm, thiếu trách nhiệm. 

Đặt địa vị mình là người thầy vừa bị đuổi việc ở trường THCS Khương Thượng, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm cho biết ông sẽ có cách ứng xử khác khi nhắc nhở mà học sinh không nghe: “Khi có xung đột giữa học trò thì phải chuyển ngay cho giám thị, còn xung đột giữa thầy và trò thì chuyển ngay cho thầy cô chủ nhiệm, hoặc người thứ ba để bình tĩnh khách quan xử lý. Có thể mềm mỏng nói rằng thầy ghi nhận sự không bằng lòng của các em, sau đó đưa câu chuyện này ra làm đề tài để cả lớp thảo luận. Biến câu chuyện của mình thành vấn đề để học sinh tự giải quyết với nhau”.

Ngoài ra, thầy Lâm cũng cho rằng việc thầy cô vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế của ngành giáo dục thì chúng ta phải lên án, kỷ luật. Nhưng với trường hợp ở Trường THCS Khương Thượng, thì Hội đồng giáo dục nhà trường cũng có trách nhiệm, chứ không nên đổ lỗi hết cho người thầy, rồi đuổi việc họ.

Tiến sĩ Lâm thẳng thắn: “Quan điểm của tôi là ngay hội đồng sư phạm của nhà trường phải nhận lỗi. Là mình chưa tác động, chưa giáo dục đến nơi đến chốn để thầy cô thấy hết giá trị của sự tôn trọng học sinh. Bản thân hội đồng đã giúp gì cho thầy cô chưa? Nếu mắc lỗi lần đầu, không liên quan đến hình sự, thì nhà trường chỉ nên tạm đình chỉ công tác rồi để thầy cô trở lại lớp sửa sai. Nếu trường tạo điều kiện và giáo dục nhiều lần mà thầy cô vẫn không thay đổi thì lúc đó áp dụng hình thức kỷ luật nặng nhất là đuổi việc.

Chúng ta cần cho người thầy cơ hội để tự sửa chữa, thấy đó là bài học rất xương máu của mình.  Nếu không, các thầy cô trẻ sẽ co lại, sẽ không dám làm gì cả. Chính nhà trường và công đoàn giáo dục phải là chỗ dựa, nơi bảo vệ các thầy cô để họ yên tâm thực hiện sứ mạng giáo dục của mình. Việc xử lý cũng cần thấu tình đạt lý, đừng để thầy cô thấy không được bảo vệ mà mất đi niềm tin”.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Khổ luyện để trở thành kỳ nữ Mai hoa thung

Tạ Quang |

Để có thể biểu diễn Mai hoa thung, các vận động viên phải khổ luyện, thành thạo múa lân truyền thống và bắt buộc là phải biết võ thuật. Những chú lân bay nhảy trên dàn cọc sắt, cao từ 1m đến 3m, kết hợp với các động tác tung hứng mạo hiểm, tạo nên những pha thót tim.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".