Giáo viên đau đầu khi phân luồng học sinh

Trà My |

Vài năm trở lại đây, công tác tuyển sinh cấp THPT không chỉ trở thành đề tài nhận được sự quan tâm của phụ huynh mà còn là vấn đề khiến giáo viên bối rối, đặc biệt ở khâu tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh.

Phụ huynh bối rối trước bài toán định hướng cho con

Ngay từ khi con vào học cấp hai, chị Nguyễn Lan Hương - phụ huynh có con học lớp 9 tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã nhen nhóm nỗi sợ khi nghe các phụ huynh khác nói về "cuộc chiến" của tuyển sinh đầu cấp. Cho đến khi con tham gia vào việc học, chị Hương mới bắt đầu thấm thía áp lực này.

Trao đổi với Báo Lao Động, chị Lan Hương tâm sự: “Dù gia đình đã cố gắng tạo động lực cho con, có cả bạn bè giúp đỡ, học thêm nhưng việc học cũng không được cải thiện. Bước vào giai đoạn cuối cấp, vợ chồng tôi rất lo cho con”.

Biết được năng lực của con, hai vợ chồng chị Hương sớm đã có những định hướng riêng phù hợp nhất với khả năng hiện tại của con.

“Tôi đã cùng con tìm hiểu trước một số trường THPT dân lập trên địa bàn và quy trình chuẩn bị thủ tục hồ sơ. Theo nguyện vọng của con và gia đình, tôi quyết định khi con học xong cấp 2 sẽ đăng ký cho con vào học trường dân lập” - chị Hương chia sẻ.

Cùng hoàn cảnh với chị Hương, anh Trần Đức Ninh - phụ huynh tại quận Đống Đa (Hà Nội) cũng cho rằng, trước những khó khăn trong học tập của con, thay vì chọn trường công lập có chi phí quá cao so với kinh tế gia đình, anh Ninh đã tìm hướng đi mới, cho con học trường nghề mình mong muốn.

“Với các trường dân lập hiện nay, chi phí học tập gia đình tôi không có khả năng lo cho cháu được, tôi đã nhờ trường, giáo viên tham vấn trường nghề phù hợp với con.

Hy vọng sau khi học xong cấp 2, con sẽ đăng ký được trường nghề phù hợp với điểm mạnh của bản thân, giúp con có được một ngành nghề tốt và ổn định về sau” - anh Ninh bày tỏ.

Cả chị Hương và anh Ninh chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp phụ huynh băn khoăn, xoay xở đưa ra hướng đi phù hợp nhất cho con. Nhất là giai đoạn các trường ở Hà Nội đã bắt đầu vào học kỳ II, thời điểm này cũng là cao điểm các trường THCS trên địa bàn tiến hành phân luồng học sinh lớp 10.

Giáo viên khó xử khi phân luồng học sinh

Là giáo viên tham gia vào việc dẫn dắt học sinh cấp THCS vượt cấp, cô Lê Thị Hằng - giáo viên cấp THCS tại Thanh Hóa cho biết, công tác hướng nghiệp học sinh rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên phải khéo léo trong định hướng cho học sinh, không để các em tự ti hay mặc cảm.

"Với những học sinh có học lực không tốt, chúng tôi thường chú ý kèm cặp trong quá trình học tập, đồng thời cũng là để phụ huynh biết được năng lực của học sinh và có những quyết định phù hợp cho các em" - cô Hằng cho hay.

Tuy nhiên, điều cô Hằng trăn trở nhất có lẽ là việc nhiều phụ huynh chưa thấu hiểu, cho rằng giáo viên đánh giá thấp học sinh. Do đó, giáo viên phải rất tinh tế trong việc trao đổi với phụ huynh.

"Mọi sự đánh giá của giáo viên đều dựa trên thế mạnh và điểm yếu của học sinh. Giáo viên luôn mong muốn học sinh sẽ có được cơ hội học tập tốt nhất. Bản thân các giáo viên không định hướng được các em làm gì cũng có nghĩa là chúng ta có tội với học sinh.

Tuy nhiên, một số phụ huynh chưa thấu hiểu hết nên thường có tâm lý không được thoải mái khi giáo viên định hướng học sinh vào các trường nghề. Điều này cũng là một cản trở lớn đối với giáo viên" - cô Hằng bộc bạch.

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) đánh giá: “Trong bối cảnh khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng, công tác phân luồng cần nhìn nhận một cách khôn ngoan hơn. Người lao động tương lai rất cần nền tảng văn hóa phổ thông trung học để có thể học suốt đời. Giáo viên cần định hướng cụ thể cho học sinh, không phân luồng để ép học sinh THCS vào học nghề. Chỉ nên phân luồng những người không thể học được ở bậc THPT do sức khỏe, điều kiện kinh tế, không học được hoặc không muốn học, tạo điều kiện tối đa để các em được tiếp tục đi học lớp 10”.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên vào biên chế có được dạy thêm hay không?

LƯU HOÀI |

Hoạt động dạy thêm và học thêm luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Một trong số đó là việc giáo viên đã vào biên chế có được dạy thêm hay không?

Thời gian giáo viên không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề

Hồng Nhung |

Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề của giáo viên được quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP Quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Giáo viên kiến nghị giãn thời gian kiểm tra, bỏ bài thi giữa học kì

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Kiểm tra, đánh giá học sinh cần gọn nhẹ, giảm áp lực, căng thẳng để các em có niềm vui trong học tập thay vì nặng về điểm số.

Lý do loạt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang liên tiếp bị bắt

Việt Bắc |

Chỉ trong một thời gian ngắn, liên tiếp cựu Giám đốc và Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Hà Giang và nhiều cán bộ của cơ quan này bị khởi tố, bắt giam.

Đình chỉ hoạt động của Công ty Cellab sau phản ánh của Lao Động

BÙI THƠM |

Sau phản ánh của báo Lao Động về "Phòng khám Cellab mồi khách chữa bách bệnh bằng tiêm truyền tế bào gốc từ người", ngày 17.1 Sở Y tế TP Hà Nội đã có công văn báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của báo. Theo đó, Sở Y tế đã có công văn số 26/TTr-KCB ngày 15.1 về việc đình chỉ hoạt động của cơ sở này và gửi UBND quận Hai Bà Trưng để thực hiện giám sát.

Thị xã Đông Hoà, Phú Yên phản hồi vụ trúng đấu giá đất nhưng không giao tài sản

Hữu Long |

Phú Yên - Liên quan đến vụ đấu giá đất và tài sản gắn liền trên đất nhưng có nhiều lỗ hổng pháp luật, đến nay địa phương đã có phản hồi.

Bắt tạm giam Phó Chánh Văn phòng Sở NNPTNT TPHCM

Việt Dũng |

Ông Phạm Tấn Kiên bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt tạm giam với cáo buộc sai phạm trong đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Hết năm 2023, Lilama 18 doanh thu nghìn tỉ đồng, nợ người lao động gần 82 tỉ đồng

Minh Ánh - Quang Dân |

Lũy kế hết năm 2023, Lilama 18 đưa về 1.329 tỉ đồng doanh thu. Thuyết minh báo cáo tài chính công ty cho biết, phần lớn doanh thu năm vừa qua đến từ các hợp đồng xây dựng. Ngoài ra, Lilama 18 còn nợ người lao động gần 82 tỉ đồng, nợ thuế nhà nước xấp xỉ 12 tỉ đồng.

Giáo viên vào biên chế có được dạy thêm hay không?

LƯU HOÀI |

Hoạt động dạy thêm và học thêm luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Một trong số đó là việc giáo viên đã vào biên chế có được dạy thêm hay không?

Thời gian giáo viên không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề

Hồng Nhung |

Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề của giáo viên được quy định tại Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP Quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Giáo viên kiến nghị giãn thời gian kiểm tra, bỏ bài thi giữa học kì

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Kiểm tra, đánh giá học sinh cần gọn nhẹ, giảm áp lực, căng thẳng để các em có niềm vui trong học tập thay vì nặng về điểm số.