"Giáo viên đang bị cô đơn, chịu quá nhiều áp lực"

Đặng Chung |

Thừa nhận đội ngũ giáo viên đang phải chịu rất nhiều áp lực, nhưng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, thầy cô không thể vin vào áp lực để có những hành vi đi ngược lại thuần phong mỹ tục, chuẩn mực đạo đức nhà giáo.

Giáo viên không hạnh phúc, học sinh sẽ không hạnh phúc

Trong bối cảnh thời gian qua diễn ra hàng loạt vụ việc giáo viên vi phạm chuẩn mực, đạo đức nhà giáo, có những hành vi bạo hành học sinh, có người lấy lý do là vì áp lực thành tích, sáng 14.12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức tọa đàm “Áp lực của giáo viên: Nguyên nhân và giải pháp”. 

Tại buổi tọa đàm, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ mong muốn sự kiện không phải là buổi báo cáo thành tích mà cần những trao đổi cởi mở, thẳng thắn của giáo viên, đội ngũ chuyên gia để giải quyết những vấn đề “nổi cộm” liên quan đến giáo dục, đặc biệt là đội ngũ giáo viên.

Tư lệnh ngành giáo dục coi giáo viên là đội ngũ chủ lực trong công cuộc đổi mới giáo dục sắp tới. Tuy nhiên hiện nay, các thầy cô đang bị cô đơn, khi chưa nhận được chia sẻ từ phía phụ huynh huynh, dư luận xã hội.

“Nếu thầy cô hạnh phúc thì học sinh cũng sẽ hạnh phúc. Bộ GDĐT tự thấy phải có trách nhiệm để giáo viên bớt cô đơn, để thầy cô thấy hạnh phúc khi theo nghề” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Bộ trưởng cũng cho biết, thời gian qua khi dư luận xã hội bàn nhiều áp lực của giáo viên, đặc biệt là lương  giáo viên không đủ sống, ông cũng rất trăn trở. Đánh giá đại đa số các thầy cô tâm huyết, yêu nghề, nếu không yêu nghề thì không vượt qua được khó khăn, tuy nhiên Bộ trưởng GDĐT cho rằng, để giáo viên theo được nghề và cao hơn là yêu được nghề thì lương chưa phải là giải pháp căn cơ. 

“Muốn yêu nghề, muốn cống hiến phải ổn định công việc, thu nhập ổn định, đây là nhu cầu chính đáng. Vị thế của các thầy cô rất lớn, đây là nghề cao quý, nhưng cũng vì thế mà đôi khi tạo ra áp lực.

Trách nhiệm của Bộ là lắng nghe tham mưu của các nhà giáo. Trước hết hôm nay lắng nghe các thầy cô ở cơ sở đào tạo giáo viên. Tôi cũng sẽ đến nghe ở những vùng khó khăn nhất để có cái nhìn tổng thể, để lắng nghe thầy cô chia sẻ về những áp lực của mình, từng bước có những giải pháp tháo gỡ” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

 
Toàn cảnh tọa đàm.

Không thể vin vào áp lực để bạo hành học sinh 

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhìn nhận áp lực của giáo viên đến từ nhiều phía. Trước hết từ chính thầy cô và môi trường thầy cô đang hoạt động. Tiếp đó là từ cơ chế chính sách, thu nhập, rồi đến môi trường xã hội, gia đình, thậm chí là học sinh. Rồi sĩ số đông cũng khiến thầy cô rất vất vả.

Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, dù giáo viên đang chịu nhiều áp lực nhưng không thể vin vào đó để đi ngược lại chuẩn mực đạo đức. Và không thể vì những trường hợp cá biệt đó mà khái quát, đánh giá về đạo đức nhà giáo làm thầy cô lo lắng.

“Trách nhiệm của chúng ta là làm cho các thầy cô yên tâm.  Cái gì sai thì phải sửa, không sửa được thì đưa ra khỏi ngành. Còn những thầy cô làm tốt, chúng ta phải động viên, bảo vệ” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.

Để giảm áp lực cho giáo viên, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, thời gian tới Bộ GDĐT sẽ tập trung vào các trường sư phạm, đặc biệt là công tác tuyển sinh, làm sao chọn được những người yêu nghề giáo thực sự để đào tạo. Bởi nếu không thực sự yêu nghề thì sẽ khó theo được nghề và dễ xảy ra vi phạm.

Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng đề nghị các trường sư phạm cần rèn luyện cho đội ngũ giáo viên tương lai các kỹ năng xử lý tình huống trong môi trường sư phạm. Bởi khi có kỹ năng, giáo viên sẽ chủ động hơn, ít áp lực hơn.

Ngoài ra, Bộ cũng sẽ có những đề xuất về việc đảm bảo lương, phụ cấp cho nhà giáo. Những quy định, cuộc thi không phù hợp, gây áp lực cho giáo viên sẽ được Bộ rà soát để cắt bỏ trong thời gian sớm nhất.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Những trải nghiệm “nhớ đời” của giáo viên từng dạy trẻ tự kỷ

Đặng Chung |

Giữa giờ học trẻ có thể hét lên, đập đầu vào tường đến chảy máu hay lao vào cắn bạn, tát cô… Đây là những trải nhiệm “không thể quên” của những giáo viên từng chăm sóc và dạy dỗ trẻ tự kỷ.

CĐ Giáo dục VN phối hợp tổ chức hội thảo giải pháp gỡ áp lực nghề nghiệp cho giáo viên

Hải Đăng |

Sáng 16.11, tại Vĩnh Phúc, CĐ Giáo dục VN phối hợp VTV7, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức hội thảo giải pháp gỡ áp lực nghề nghiệp và giáo viên với nhiệm vụ đổi mới.

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.

Benzema lập công tiễn Liverpool rời Champions League

Văn An |

Không có bất ngờ nào diễn ra tại Bernabeu khi Real Madrid tiếp tục chứng minh đẳng cấp tại sân chơi Champions League trước Liverpool.

Vĩnh Long: Phạt hơn 2,5 tỉ đồng từ việc vi phạm nồng độ cồn

Hoàng Lộc |

Từ ngày 15.2 đến ngày 14.3, lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long tổ chức tuần tra phát hiện 503 trường hợp vi phạm nồng độ cồn tăng trên 90% so với cùng kỳ năm 2022.

Lý do Nga và Ukraina chiến đấu nảy lửa vì thành phố nhỏ Bakhmut

Khánh Minh |

Nga và Ukraina vẫn đang chiến đấu vì thành phố nhỏ Bakhmut mặc dù phần lớn thành phố đã bị phá huỷ.

Bản tin công đoàn: Công ty Haprosimex trả tiền nợ BHXH cho công nhân

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dụng chính sau: Công ty Haprosimex trả 7,8 tỉ đồng nợ BHXH cho công nhân; 1 người tử vong và 5 người bị di chứng nặng vụ nhiễm độc methanol; băn khoăn cán bộ, công chức, viên chức không được hỗ trợ khi bị thu hồi đất,...

Tránh bẫy “khoá thuê bao” lừa đảo của tội phạm lợi dụng chuẩn hoá thông tin

QUANG VIỆT |

Dự báo tình trạng thủ đoạn “khoá thuê bao” điện thoại tái xuất, khi ngày 31.3 tới, nhà mạng sẽ chuẩn hoá thông tin, tội phạm sẽ lợi dụng để lừa đảo, các chuyên gia, công an đưa ra cảnh báo cùng cách ứng phó.

Những trải nghiệm “nhớ đời” của giáo viên từng dạy trẻ tự kỷ

Đặng Chung |

Giữa giờ học trẻ có thể hét lên, đập đầu vào tường đến chảy máu hay lao vào cắn bạn, tát cô… Đây là những trải nhiệm “không thể quên” của những giáo viên từng chăm sóc và dạy dỗ trẻ tự kỷ.

CĐ Giáo dục VN phối hợp tổ chức hội thảo giải pháp gỡ áp lực nghề nghiệp cho giáo viên

Hải Đăng |

Sáng 16.11, tại Vĩnh Phúc, CĐ Giáo dục VN phối hợp VTV7, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức hội thảo giải pháp gỡ áp lực nghề nghiệp và giáo viên với nhiệm vụ đổi mới.

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.