Giáo viên cũng tranh cãi về cách đánh vần Tiếng Việt theo sách Công nghệ giáo dục

Đặng Chung |

Không chỉ phụ huynh, mà giáo viên - những người trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng Việt theo sách “Công nghệ giáo dục” - cũng có quan điểm trái chiều về tài liệu dạy học do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên.

Giúp học sinh nhanh đọc thông, viết thạo

Cô L.M (giáo viên một trường tiểu học ở thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) cho biết, 3 năm trước, khi mới tiếp cận tài liệu “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục”, giáo viên thấy lúng túng và khó khăn trong quá trình giảng dạy. Sau vài tháng thì quen dần và nay đã dạy thuận lợi hơn.

“Mừng nhất là kết quả thu được bất ngờ, học sinh học theo sách “Công nghệ giáo dục” tiếp thu nhanh. Các em cũng phát âm chuẩn, nhanh, đọc to, rõ hơn so với cách dạy theo sách giáo khoa hiện hành.

Tôi nghĩ nên dạy trẻ tiếp cận ngôn ngữ theo cách dễ nhất, hiệu quả nhất, chứ không nên đặt nặng tính khoa học vào để phân tích”- cô L.M chia sẻ.

 
Cách đánh vần theo tài liệu "Công nghệ giáo dục". 

Đồng quan điểm, thầy Lê Đức Dũng - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Xuân Đường (Đồng Nai) cũng cho rằng, với trẻ lớp 1, quan trọng là đích đến, mục tiêu trẻ có thể đọc thông viết thạo, còn phương pháp có thể vận dụng linh hoạt.

“Nhiều nơi cho rằng phương pháp dạy tiếng Việt lớp 1 trong sách Công nghệ giáo dục hơi khô, nhưng lại giúp trẻ nhanh biết đọc, biết viết. Vì thế, tôi nghĩ nên chấp nhận nhiều phương pháp dạy học tiếng Việt cho trẻ lớp 1.

Đích đến của chúng ta là sau khi trẻ học xong lớp 1, đưa cho em quyển sách, hay tờ báo nào là các em có thể đánh vần và đọc được, như thế là thành công. Không nên quá cứng nhắc, ngại thay đổi mà loại bỏ phương pháp nào.

Còn với giáo viên, tôi nghĩ biết càng nhiều phương pháp càng tốt, chuyện chế biến là việc của người thầy, người cô ở trên lớp để thu được thành quả là sự tiến bộ của học trò”- thầy Dũng chia sẻ quan điểm.

Không nên cho phép song hành 2 cách đánh vần tiếng Việt

Trong khi nhiều giáo viên ca ngợi phương pháp đánh vần tiếng Việt trong tài liệu “Công nghệ giáo dục” của GS Hồ Ngọc Đại là hay, giúp học sinh lớp 1 nhanh biết đọc, biết viết, không ít thầy cô lại băn khoăn khi dạy học sinh theo tài liệu này.

Một giáo viên dạy khối lớp 2 tại một trường tiểu học ở Hải Dương (xin giấu tên) chia sẻ với phóng viên câu chuyện “cười ra nước mắt” mà mình từng gặp phải:

“Trường tôi có áp dụng chương trình của GS Đại và tôi thấy thay đổi là một thử thách quá lớn, không chỉ với trẻ nhỏ mà còn với phụ huynh và cả các giáo viên khối 2, 3, 4, 5 khi các em lên lớp.

Tôi lấy ví dụ, ở trường tôi các em học lớp 1 được dạy theo sách Công nghệ giáo dục, đánh vần "k" là "cờ". Khi lên lớp 2, chúng tôi dạy theo chương trình, sách giáo khoa hiện hành. Cô đánh vần "k" là "ca" và bị học sinh phản đối cho rằng cô dạy sai, dù cô đang dạy đúng theo sách giáo khoa. Như vậy là ai sai ai đúng?!”.

Giáo viên này cho rằng Bộ GDĐT nên thống nhất phương pháp dạy tiếng Việt trong cả nước, không nên cho phép song hành 2 cách đánh vần.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Thực hư đánh vần theo sách công nghệ giáo dục tránh được viết sai chính tả

Nguyễn Hà - Nguyễn Huyên |

Đại diện đơn vị biên soạn sách công nghệ giáo dục cho biết, với bộ sách này học sinh được học luật chính tả rất kỹ, gặp luật chính tả ở đâu các em sẽ được giới thiệu và học. Nhờ đó học sinh sẽ không viết sai, ví dụ học sinh sẽ phân biệt khi nào viết c, k, q khi nào viết l, n.

Đánh vần tiếng Việt “lạ”: Chủ tịch hội đồng thẩm định phương pháp này lên tiếng

HUYÊN NGUYỄN |

Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thẩm định tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông không quy định phương pháp dạy học đánh vần tiếng Việt.

Cách đánh vần tiếng Việt Công nghệ giáo dục: Thăng trầm giữa “đại trà” và “thí điểm”

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều chuyên gia nhận định phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) đã khiến một số người cảm thấy băn khoăn và có phần lo ngại, thậm chí là chối tai. 

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Thực hư đánh vần theo sách công nghệ giáo dục tránh được viết sai chính tả

Nguyễn Hà - Nguyễn Huyên |

Đại diện đơn vị biên soạn sách công nghệ giáo dục cho biết, với bộ sách này học sinh được học luật chính tả rất kỹ, gặp luật chính tả ở đâu các em sẽ được giới thiệu và học. Nhờ đó học sinh sẽ không viết sai, ví dụ học sinh sẽ phân biệt khi nào viết c, k, q khi nào viết l, n.

Đánh vần tiếng Việt “lạ”: Chủ tịch hội đồng thẩm định phương pháp này lên tiếng

HUYÊN NGUYỄN |

Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thẩm định tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) cho biết: Chương trình giáo dục phổ thông không quy định phương pháp dạy học đánh vần tiếng Việt.

Cách đánh vần tiếng Việt Công nghệ giáo dục: Thăng trầm giữa “đại trà” và “thí điểm”

HUYÊN NGUYỄN |

Nhiều chuyên gia nhận định phương pháp dạy học đánh vần theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD) đã khiến một số người cảm thấy băn khoăn và có phần lo ngại, thậm chí là chối tai.