Trước thềm năm học mới:

Giáo viên chua xót nói về lạm thu, bạo lực học đường, gian lận thi cử

HUYÊN NGUYỄN - ANH NHÀN |

“Là giáo viên tôi thấy buồn, thấy chua xót khi phải nhắc đến lạm thu, đến các vụ bạo lực học đường, đạo đức xuống cấp… nhưng nếu muốn đổi mới thành công thì chúng ta phải nhìn thẳng và làm thật” – ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội) bày tỏ tâm tư trước thềm năm học mới.

Không để "mất bò mới lo làm chuồng"

Đời sống không đảm bảo, tình trạng lạm thu, bạo lực học đường, tiêu cực… vẫn là những trăn trở của nhiều giáo viên năm học mới.

Thầy giáo Trần Mạnh Tùng chia sẻ: “Với cương vị là giáo viên để nói ra điểm xấu trong ngành quả là đau xót. Xã hội hoá giáo dục là không sai nhưng nhiều cơ sở giáo dục yếu kém lại coi đó là một kênh để thu hút nguồn lực, vật chất cho trường mà trong nhiều trường hợp việc sử dụng chưa minh bạch.

Cứ đến đầu năm, câu chuyện lạm thu lại khiến dư luận bức xúc. Các cơ quan quản lý nhà nước dù đã có nhiều biện pháp nhưng rõ ràng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn” - ông Tùng thẳng thắn.

Để tránh bức xúc trong câu chuyện lạm thu, ông Tùng mong muốn các cơ quan quản lý cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, kiểm tra, xử lý tiêu cực để mọi người cùng chung tay hạn chế, xoá bỏ hành vi này.

Bàn về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, ông Tùng nhắc tới nhiều vụ đáng tiếc xuất phát từ chuyện ứng xử giữa thầy và trò, giữa giáo viên với nhau hay giáo viên với phụ huynh làm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục. Để hạn chế, trong sinh hoạt chuyên môn, giáo viên cũng cần được học tập các quy định, kỹ năng ứng xử, không để tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

Giáo viên phải là một tấm gương sáng

Trong năm học 2019-2020, nam giáo viên Trường Trung học Phổ thông Lương Thế Vinh, Hà Nội nhấn mạnh đến bồi dưỡng giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Năng lực của giáo viên có thể quyết định tới 80% sự thành công của chương trình.

Từ nhận định đó, ông Tùng mong muốn việc tập huấn chương trình mới cho giáo viên phải đi vào thực chất, không chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”.

Thầy giáo này cũng nhấn mạnh đến việc thực hiện triết lý giáo dục lấy học sinh làm trung tâm phải được làm đúng, phải hướng đến sự phát triển của học sinh, lắng nghe và tôn trọng sự khác biệt của các em.

“Nếu không làm được điều trên thì những thay đổi sắp tới chỉ như một chiếc áo mới thôi còn cơ thể bên trong vẫn vậy. Việc này cần sự quyết tâm, chung tay của cả xã hội chứ không riêng ngành Giáo dục”, nam giáo viên chia sẻ.

Cô giáo Phạm Thị Lý nhấn mạnh việc mỗi giáo viên phải là
Cô giáo Phạm Thị Lý nhấn mạnh mỗi giáo viên phải là một tấm gương cho học sinh học tập và làm theo. Ảnh: Anh Nhàn

Để giáo dục trong năm học mới được khởi sắc hơn, giảng viên Phạm Thị Lý – Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh trăn trở khi sự tôn trọng của xã hội đối với ngành Giáo dục bị giảm sút trong thời gian qua do có vấn đề tiêu cực, gian lận thi cử...

“Bác Hồ nói nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Vì vậy, cần củng cố sự tôn trọng, niềm tin của xã hội đối với giáo viên. Để có điều này, trước hết, mỗi thầy cô giáo phải biết học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, phải là những người có đạo đức, yêu người, yêu nghề.

Bản thân mỗi người cố gắng học tập và trau dồi tri thức để truyền đạt tới sinh viên một cách tốt nhất. Thầy cô phải là một tấm gương mẫu mực về mọi mặt thì sẽ giáo dục tốt học sinh, sinh viên và được các em tôn trọng”, cô giáo Phạm Thị Lý bày tỏ.

Giảng viên
Giảng viên Phạm Thị Lý – Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Anh Nhàn

Mặt khác, để giáo viên có thể toàn tâm, toàn ý với sự nghiệp giáo dục, nữ giảng viên cho rằng điều mấu chốt vẫn phải đảm bảo được đời sống cho giáo viên.

“Là giáo viên, tôi chia sẻ với nhiều thầy cô, nhất là ở bậc phổ thông rất áp lực, đòi hỏi nhiều nhưng thu nhập chưa đảm bảo để họ yên tâm sống với nghề. Nói là yêu nghề nhưng giáo viên vẫn phải đảm bảo những điều kiện cơ bản cho cuộc sống. Muốn giáo dục tốt, tuyển được giáo viên giỏi thì cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của họ”, cô giáo Phạm Thị Lý cho hay.

HUYÊN NGUYỄN - ANH NHÀN
TIN LIÊN QUAN

Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu

Đức Thành |

Đã từng có nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý và cả phụ huynh học sinh đóng góp, hiến kế ngăn chặn lạm thu như ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị kỷ luật cách chức hiệu trưởng… Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng:

“Nạn” lạm thu đầu năm học: Cơ quan quản lý tìm cách ngăn chặn

Đức Thành |

Đầu năm học nào Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các văn bản yêu cầu các trường, địa phương thực  hiện đúng quy định về các khoản thu đầu năm. Tại nhiều địa phương, các phương án ngăn chặn lạm thu cũng được thúc đẩy với hy vọng có thể hạn chế được các trường hợp vi phạm.

Đối phó “nạn” lạm thu: Gương “tày liếp”, các trường còn dám lạm thu?

Đức Thành |

Nhiều năm nay,  mỗi đầu năm học, trong khi học sinh háo hức tựu trường cũng là lúc cha mẹ học sinh lao đao lo lắng các khoản đóng góp. Với các gia đình có điều kiện kinh tế, các khoản đóng vài triệu đồng đôi khi “xuề xòa” chấp nhận, song với đại đa số các gia đình khác, đặc biệt ở khu vực nông thôn, các khoản đóng đầu năm học thực sự là gánh nặng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu

Đức Thành |

Đã từng có nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý và cả phụ huynh học sinh đóng góp, hiến kế ngăn chặn lạm thu như ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị kỷ luật cách chức hiệu trưởng… Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng:

“Nạn” lạm thu đầu năm học: Cơ quan quản lý tìm cách ngăn chặn

Đức Thành |

Đầu năm học nào Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các văn bản yêu cầu các trường, địa phương thực  hiện đúng quy định về các khoản thu đầu năm. Tại nhiều địa phương, các phương án ngăn chặn lạm thu cũng được thúc đẩy với hy vọng có thể hạn chế được các trường hợp vi phạm.

Đối phó “nạn” lạm thu: Gương “tày liếp”, các trường còn dám lạm thu?

Đức Thành |

Nhiều năm nay,  mỗi đầu năm học, trong khi học sinh háo hức tựu trường cũng là lúc cha mẹ học sinh lao đao lo lắng các khoản đóng góp. Với các gia đình có điều kiện kinh tế, các khoản đóng vài triệu đồng đôi khi “xuề xòa” chấp nhận, song với đại đa số các gia đình khác, đặc biệt ở khu vực nông thôn, các khoản đóng đầu năm học thực sự là gánh nặng.