Giáo sư trẻ nhất Việt Nam giành giải thưởng Toán học quốc tế

NH |

Giáo sư trẻ nhất Việt Nam Phạm Hoàng Hiệp vừa vinh dự nhận giải thưởng Ramanujan - giải thưởng dành cho nhà Toán học trẻ ở các nước đang phát triển.

Ngày 23.10, trang web chính thức của Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế ICTP công bố trên trang nhất thông tin về giải thưởng Ramanujan 2019. Theo đó, Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp, công tác tại Viện Toán học Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng này.

Giải thưởng này là sự ghi nhận những đóng góp nổi bật của ông trong lĩnh vực giải tích phức, cụ thể là lý thuyết đa thế vị.

"Ở lĩnh vực này, ông Hiệp đạt được kết quả quan trọng về điểm kỳ dị của các hàm đa điều hòa dưới, phương trình Monge-Ampère phức và ngưỡng chính tắc hàm log - những nội dung có ứng dụng quan trọng trong hình học Kähler phức và hình học đại số. Giải thưởng cũng thể hiện sự công nhận vai trò tổ chức quan trọng của Phạm trong sự tiến bộ của toán học tại quê nhà của ông, Việt Nam" - thông báo nêu.

Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp cho biết, ông rất tự hào và hạnh phúc khi nhận được giải thưởng Ramanujan 2019, đặc biệt là sau khi xem một bộ phim về Srinivasa Ramanujan - người được lấy tên đặt cho giải thưởng. "Tôi rất ấn tượng về cuộc sống và những đóng góp to lớn của ông cho toán học. Ông đã phát minh ra nhiều công thức toán học chỉ hoàn toàn bằng khả năng tự học của mình" - giáo sư Hiệp cho biết.

Giáo sư Phạm Hoàng Hiệp được phong hàm giáo sư năm 2017 khi mới 36 tuổi, trở thành giáo sư trẻ nhất nước ta. Ông giảng dạy và nghiên cứu tại Viện Toán trong khoảng 15 năm nay.

"Tôi biết Toán đóng góp cho sự phát triển của giáo dục, khoa học thông qua việc giảng dạy kiến thức cơ bản và tư duy Toán học. Trong quá trình dạy học, tôi cố gắng chuẩn bị bài giảng tốt nhất có thể để giúp sinh viên hiểu các nguyên tắc và ứng dụng của ngành học này".

Phá kỉ lục hơn 40 năm qua, ông Phạm Hoàng Hiệp trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam. Trước đó, năm 2011, ông Hiệp cũng trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 29 tuổi. Phạm Hoàng Hiệp là nhà toán học Việt Nam đầu tiên ở trong nước có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica danh tiếng, vinh dự được nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ...

Giải thưởng Ramanujan được trao hàng năm cho một nhà nghiên cứu (dưới 45 tuổi) ở các quốc gia đang phát triển, đã thực hiện những nghiên cứu xuất sắc ở nước này. Các nhà nghiên cứu làm việc trong bất kỳ ngành khoa học toán học nào cũng đủ điều kiện để nhận giải thưởng.

NH
TIN LIÊN QUAN

Để không “trống bảng” công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư theo tiêu chuẩn mới

huyên nguyễn |

Từ ngày 15.10, theo quyết định số 37/2018 của Thủ tướng quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS), các ứng viên GS phải là tác giả chính của ít nhất 3 bài báo khoa học, PGS là tác giả chính của 2 bài báo khoa học. Từ ngày 1.1.2020, yêu cầu về số bài báo khoa học được nâng lên 5 bài với ứng viên GS và 3 bài với ứng viên PGS. Nhiều chuyên gia chỉ rõ, nếu không có một lộ trình thực hiện cùng với sự đầu tư bài bản, chắc chắn không ít ngành sẽ “trống bảng” công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS theo tiêu chuẩn mới.

Infographic: Tiêu chuẩn xét công nhận chức danh giáo sư mới được quy định như thế nào?

Nguyễn Hà - Duy Hưng |

Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về tiêu chuẩn của chức danh giáo sư có nhiều khác biệt so với quy định cũ.

Giáo sư đoạt giải Nobel giao lưu với học sinh các đội Olympic Việt Nam

NGUYỄN TRI |

Ngày 7.8, tại tỉnh Bình Định, GS Jerome Friendman (đoạt giải Nobel Vật lý năm 1990) đã có buổi giao lưu, gặp gỡ gần 30 học sinh ở các đội tuyển Olympic của Việt Nam đã đạt được thành tích cao tại các cuộc thi Quốc tế vừa qua.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Tập đoàn Dabaco đã bị tỉnh Bắc Ninh xử phạt hành chính

Trần Tuấn |

Bắc Ninh - Đưa công trình là tòa nhà ở xã hội Dabaco Khắc Niệm vào sử dụng khi chưa nghiệm thu, Tập đoàn Dabaco đã bị xử phạt vi phạm hành chính.

Lo ngại về chất lượng nhiều gói thầu dịch vụ công ích tại Cao Bằng

Tân Văn |

Liên tiếp từ năm 2019 đến nay, Công ty TNHH Nga Hải đã trở thành nhà thầu trúng nhiều dự án xây lắp, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Tuy nhiên, chất lượng của các dự án này lại đang là dấu hỏi.

Nơi cứ đến Tết Đoan Ngọ, người dân đổ xô đi tắm biển giữa trưa

Thanh Trà |

Ngày Tết Đoan Ngọ (tức 5.5 Âm lịch), hàng nghìn người dân TP Quy Nhơn (Bình Định) và các vùng lân cận đổ xô đi tắm biển vào chính Ngọ.

Chưa phát hiện được dấu chân, phân hổ để lại trong rừng tại Quảng Bình

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Sau khi nhận được thông tin từ người dân về việc phát hiện một cá thể hổ, lực lượng kiểm lâm đã đến kiểm tra nhưng chưa phát hiện dấu chân, phân hổ để lại.

Để không “trống bảng” công nhận đạt chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư theo tiêu chuẩn mới

huyên nguyễn |

Từ ngày 15.10, theo quyết định số 37/2018 của Thủ tướng quy định tiêu chuẩn, thủ tục xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm chức danh Giáo sư (GS), Phó giáo sư (PGS), các ứng viên GS phải là tác giả chính của ít nhất 3 bài báo khoa học, PGS là tác giả chính của 2 bài báo khoa học. Từ ngày 1.1.2020, yêu cầu về số bài báo khoa học được nâng lên 5 bài với ứng viên GS và 3 bài với ứng viên PGS. Nhiều chuyên gia chỉ rõ, nếu không có một lộ trình thực hiện cùng với sự đầu tư bài bản, chắc chắn không ít ngành sẽ “trống bảng” công nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS theo tiêu chuẩn mới.

Infographic: Tiêu chuẩn xét công nhận chức danh giáo sư mới được quy định như thế nào?

Nguyễn Hà - Duy Hưng |

Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định về tiêu chuẩn của chức danh giáo sư có nhiều khác biệt so với quy định cũ.

Giáo sư đoạt giải Nobel giao lưu với học sinh các đội Olympic Việt Nam

NGUYỄN TRI |

Ngày 7.8, tại tỉnh Bình Định, GS Jerome Friendman (đoạt giải Nobel Vật lý năm 1990) đã có buổi giao lưu, gặp gỡ gần 30 học sinh ở các đội tuyển Olympic của Việt Nam đã đạt được thành tích cao tại các cuộc thi Quốc tế vừa qua.