Giao phong GS, PGS về trường đại học: Chỉ sau 3 năm, Việt Nam có nhiều GS, PGS nhất thế giới

HUYÊN NGUYỄN |

Đây là dự đoán của PGS.TS Phan Quang Thế - nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp Thái Nguyên nếu giao việc phong (Giáo sư) GS, (Phó giáo sư) PGS về các trường đại học.

Những ngày qua, dư luận tiếp tục có những tranh luận liên quan tới việc rà soát chất lượng GS, PGS đạt chuẩn năm 2017.

Trước thực tế nhiều người làm quản lý nên sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn GS, PGS không còn nghiên cứu, các chuyên gia đề nghị GS, PGS phải gắn liền với hoạt động đào tạo ở trường ĐH và có nghiên cứu khoa học, giảng dạy. Việc phong chức danh GS, PGS nên "trả lại" cho các trường đại học.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhìn nhận việc đưa GS lên “thượng tầng kiến trúc” với chức danh mang tính quốc gia như hiện nay là không hợp lý, lẽ ra chỉ nên ở mức “hạ tầng kỹ thuật” của các trường đại học là phù hợp. Chính vì thế việc công nhận/bổ nhiệm GS là của các trường và GS là GS của một trường cụ thể. Khi chuyển đơn vị công tác, chức danh GS cũng sẽ không còn. Đơn vị mới xem xét để phong lại.

Thực tế ở nước ta, từ năm 2015, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TPHCM) gây chú ý với ý định tự công nhận và bổ nhiệm chức danh GS. Đến nay, nhà trường đang sử dụng khái niệm GS cho các chức vụ chuyên môn, gồm: GS trợ lý, GS dự bị và GS thực thụ... Khi được bổ nhiệm các chức vụ này, số lương sẽ tăng lên đáng kể. Kèm với đó là quy định bắt buộc sau một số năm nhất định không có sản phẩm khoa học theo chuẩn, nhân sự sẽ bị miễn nhiệm, trở về giảng viên bình thường.

Có lo ngại khác, PGS.TS Phan Quang Thế cho rằng: Hầu hết các trường đại học của chúng ta đều là tầm Việt Nam, chứ chưa nói đến khu vực. Nếu đưa việc phong về các trường thì chỉ sau 3 năm số lượng GS, PGS của nước ta sẽ đông nhất thế giới.

"Chỉ cần hỏi, có bao nhiêu % giảng viên của Việt Nam có thể dạy được 1 học phần bằng tiếng Anh, theo giáo trình bằng tiếng Anh là thấy rõ. Có nổi 10% không?" - ông Thế đặt câu hỏi. 

Thay vào đó, ông Thế cho rằng Việt Nam cần xây dựng tiêu chuẩn phong tặng chức danh GS, PGS để tương xứng với chuẩn mực quốc tế.

GS, PGS ít nhất phải làm đảm bảo: Có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thật sự, trong đó chứng chỉ tiếng Anh là quan trọng nhất. GS phải có năng lực giảng dạy trình độ đại học bằng tiếng Anh theo giáo trình tiếng Anh. Các công bố về bài báo trong nước cũng phải viết bằng tiếng Anh để thế giới có thể đánh giá thông qua việc họ có sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các công trình.

Ngoài ra, các công trình khoa học ứng dụng phải chỉ ra được nơi ứng dụng với minh chứng sản phẩm cụ thể chứ không phải chỉ là xác nhận xong không sử dụng. Sản phẩm khoa học mô hình phải nhìn thấy được bằng mắt (quay video) chứ không phải chỉ bằng kết luận trên giấy như hiện nay.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Lùm xùm vụ phong GS-PGS: Cần rà soát cả “Tiến sĩ tại chức”

QUANG ĐẠI |

Tại Việt Nam, bên cạnh hiện tượng nhiều quan chức cao cấp nộp hồ sơ phong GS-PGS, là hiện tượng “Tiến sĩ tại chức”, nhiều công chức đua nhau làm nghiên cứu sinh để có học vị cao nhất.

Rà soát hồ sơ GS, PGS: Thêm 1 trường hợp không đạt chuẩn do bị tố đạo văn

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 5.3, Bộ GDĐT đã chính thức công bố công khai kết quả rà soát đợt 1 hồ sơ ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. 

Lùm xùm rà soát GS-PGS: Còn đâu niềm tin vào "ngôi đền thiêng"?

HẢI ĐĂNG |

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục, việc xét phong học hàm GS-PGS lại gặp nhiều rắc rối, thị phi như năm nay. Niềm tin vào “ngôi đền thiêng” cuối cùng trong giáo dục đang bị lung lay.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023 (ngoài cùng, bên phải). Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Lùm xùm vụ phong GS-PGS: Cần rà soát cả “Tiến sĩ tại chức”

QUANG ĐẠI |

Tại Việt Nam, bên cạnh hiện tượng nhiều quan chức cao cấp nộp hồ sơ phong GS-PGS, là hiện tượng “Tiến sĩ tại chức”, nhiều công chức đua nhau làm nghiên cứu sinh để có học vị cao nhất.

Rà soát hồ sơ GS, PGS: Thêm 1 trường hợp không đạt chuẩn do bị tố đạo văn

HUYÊN NGUYỄN |

Ngày 5.3, Bộ GDĐT đã chính thức công bố công khai kết quả rà soát đợt 1 hồ sơ ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017. 

Lùm xùm rà soát GS-PGS: Còn đâu niềm tin vào "ngôi đền thiêng"?

HẢI ĐĂNG |

Chưa bao giờ trong lịch sử giáo dục, việc xét phong học hàm GS-PGS lại gặp nhiều rắc rối, thị phi như năm nay. Niềm tin vào “ngôi đền thiêng” cuối cùng trong giáo dục đang bị lung lay.