Giáo dục đạo đức, lối sống trước hết phải để thầy thích dạy, trò thích học

Bích Hà |

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, việc giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là việc hệ trọng và lâu dài, cần sự phối hợp, chung tay của tất cả mọi người. Với ngành giáo dục, trước hết phải làm thế nào để thầy thích dạy và trò phải thích học.

Cần đổi mới nhận thức và hành động

Ngày 11.5, Hội nghị tổng kết 5 năm triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” được tổ chức theo hình thức trực tuyến với 63 tỉnh, thành trên cả nước.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn cho rằng việc ban hành đề án là kịp thời, thể hiện nhận thức, tầm nhìn của Chính phủ và các bộ, ngành đối với vấn đề quan trọng và ý nghĩa này.

Theo Bộ trưởng, việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là việc hệ trọng, lâu dài, cho cả hiện tại và cho tương lai. Đây là việc cần tiếp tục đẩy mạnh, làm tốt hơn nữa trong thời gian sắp tới. Đây cũng là một phần của công việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà toàn ngành đã, đang và sẽ triển khai trong thời gian tới.

Bộ trưởng cũng cho rằng, công tác này cần được tiếp tục đổi mới cả về nhận thức và hành động, phương pháp và nội dung, quy mô và chiều sâu, số lượng và chất lượng. Ngành giáo dục và đào tạo sẽ đưa nội dung này vào chương trình hành động của ngành để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng.

Đồng thời, ông bày tỏ mong muốn các bộ liên quan, địa phương cũng sẽ đưa nội dung này vào chương trình hành động của mình, với các góc độ khác nhau, để cùng chung tay, phối hợp thực hiện. “Bởi tạo dựng nên một con người là công việc của tất cả chúng ta, không một ai đứng ngoài” – Bộ trưởng khẳng định.

Toàn cảnh Hội nghị.

Gạt bỏ những gì là hình thức, không thực chất

Tại hội nghị, báo cáo của Bộ GDĐT và ý kiến của các địa phương đã nêu được các kết quả, kinh nghiệm và đưa ra giải pháp.

Theo Bộ trưởng, ai cũng dễ dàng nhận thấy và thống nhất giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là việc quan trọng cần làm, nhưng vấn đề là phải hành động ra sao, cách làm thế nào, bằng phương pháp gì?

Định hướng một số cách làm trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị các bộ, ngành, chính quyền, địa phương cần tăng cường giáo dục ý thức pháp luật (chấp pháp), coi việc giáo dục ý thức pháp luật, tinh thần thực thi pháp luật là nền tảng, là chỗ dựa cho triển khai giáo dục khác.

Khẳng định giáo dục đạo đức, lối sống là quá trình liên tục, suốt đời, đạo đức là một khoảng liên tục cần phải hoàn thiện không ngừng, vì vậy, Bộ trưởng đề xuất, trong thời đại ngày nay, cần phải nhận diện, kiến tạo thêm các giá trị, kể cả những giá trị cũ đang được làm mới.

Chẳng hạn như vấn đề đạo đức số, đạo đức mạng xã hội, lối sống số, đạo đức của sự kết nối và sự chia sẻ… Đây đều là những vấn đề mới, cần nhận diện, tác động cho trúng và đúng.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, việc giáo dục lý tưởng đạo đức, lối sống trước hết phải làm thế nào để thầy thích dạy, trò phải thích học. Trò mong muốn làm theo, mong muốn các giá trị đó trở thành niềm tự hào của chính con người mình.

Phải lấy việc giáo dục đạo đức, nhân cách con người cá nhân với các định hướng giá trị tích cực để tạo dựng các cá nhân sống có ý chí, có chí hướng, có khát vọng lành mạnh.

Bộ trưởng cho biết, trong các năng lực, phẩm chất của học sinh phổ thông, đại học, Bộ GDĐT sẽ đặc biệt quan tâm, yêu cầu phát triển lớp người sống có chí hướng, có ý chí, khát vọng, trách nhiệm. Việc này sẽ tạo điều kiện để khơi dậy khát vọng với dân tộc, trách nhiệm đối với đất nước của thế hệ trẻ mà Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đề ra.

Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng cho rằng, công tác giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng là trách nhiệm của tất cả mọi người, không riêng ngành Giáo dục. Vì vậy cần tăng cường kết nối, hợp tác giữa các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và địa phương để làm cho công việc này được tốt hơn.

“Tất cả chúng ta, ngành giáo dục, từ trung ương đến địa phương, với những cách nhìn, phương pháp khác nhau nhưng cần thiết tiếp tục đối mới, gạt bỏ những gì là hình thức, không thực chất, thậm chí gây phản cảm, đi vào thực chất để làm con người ngày càng tốt hơn”- Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bích Hà
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục phải đi vào lòng người

BẠCH CÚC |

Ngày 11.5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020.

Thi trực tuyến trong điều kiện dịch COVID-19: Bắt buộc phải thích ứng

Đặng Chung |

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại đúng thời gian các trường đang rục rịch tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ II cho học sinh. Nỗi lo nhất hiện nay là thực hiện kiểm tra như thế nào để đảm bảo chất lượng, phản ánh đúng năng lực học sinh, trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp? Các địa phương, trường học đã có những cách làm để thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Biến thách thức thành cơ hội đổi mới giáo dục

Đặng Chung - Thảo anh - Thuỳ Linh |

Đại dịch COVID-19 đã mang đến không ít khó khăn cho ngành giáo dục khi học sinh phải nghỉ học kéo dài. Nhưng với những nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19" đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để "nhìn lại mình", tận dụng thời cơ để thay đổi và phát triển.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Giáo dục phải đi vào lòng người

BẠCH CÚC |

Ngày 11.5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020.

Thi trực tuyến trong điều kiện dịch COVID-19: Bắt buộc phải thích ứng

Đặng Chung |

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại đúng thời gian các trường đang rục rịch tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối học kỳ II cho học sinh. Nỗi lo nhất hiện nay là thực hiện kiểm tra như thế nào để đảm bảo chất lượng, phản ánh đúng năng lực học sinh, trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp? Các địa phương, trường học đã có những cách làm để thích ứng với tình hình dịch bệnh.

Biến thách thức thành cơ hội đổi mới giáo dục

Đặng Chung - Thảo anh - Thuỳ Linh |

Đại dịch COVID-19 đã mang đến không ít khó khăn cho ngành giáo dục khi học sinh phải nghỉ học kéo dài. Nhưng với những nỗ lực, sự quyết tâm, “lực cản mang tên COVID-19" đã được hàng triệu giáo viên, học sinh biến thành động lực để "nhìn lại mình", tận dụng thời cơ để thay đổi và phát triển.