Giao công an tỉnh xác minh sai phạm trong việc cử tuyển đi học tràn lan ở Bình Phước

ĐÔNG ANH |

Thông tin từ UBND tỉnh Bình Phước (BP) cho hay: Đoàn kiểm tra 1005 vừa kiến nghị UBND tỉnh BP giao Công an tỉnh BP xác minh những sai phạm trong công tác cử tuyển học sinh (HS) đi học. Từ năm 2006-2015, có hàng trăm HS tỉnh BP đi học thuộc diện cử tuyển, thông qua các thủ tục gian dối, nhằm trục lợi chi phí đi học từ nguồn ngân sách…

Cử tuyển… bát nháo

Từ năm 2006-2015, Sở GDĐT tỉnh BP đã tham mưu UBND tỉnh cử 828 HS đi học diện cử tuyển. Trong đó, có 794 HS được xét thông qua hội đồng cử tuyển tỉnh. Có 34 HS bổ sung, thay thế không do hội đồng sơ tuyển các huyện đề nghị, không thông qua hội đồng cử tuyển tỉnh xét duyệt, mà do Sở GDĐT trực tiếp tham mưu trình UBND tỉnh cử đi học. Việc thay thế này là không đúng quy định.

Mặt khác, lẽ ra Sở GDĐT phải dựa trên số lượng chỉ tiêu đăng ký cử tuyển đi học, theo nhu cầu các huyện; nhưng thực tế, có một số năm, Sở GDĐT lại giao tăng chỉ tiêu.

Thí dụ: Năm 2008, huyện Lộc Ninh đăng ký 21 chỉ tiêu, Sở GDĐT giao 26 chỉ tiêu (tăng 5 chỉ tiêu). Tương tự, năm 2010, huyện Bù Gia Mập đăng ký 42 chỉ tiêu, Sở GDĐT giao 50 chỉ tiêu (tăng 8 chỉ tiêu). Năm 2011, huyện Bù Đăng đăng ký 41 chỉ tiêu, Sở GDĐT giao 51 chỉ tiêu (tăng 10 chỉ tiêu)…

Kiểm tra hồ sơ cử tuyển từ năm 2008-2015, hội đồng sơ tuyển xét duyệt của 7 huyện cử 420 HS. Tuy nhiên, hội đồng cử tuyển của tỉnh (do Sở GDĐT chủ trì) lại xét duyệt tham mưu UBND tỉnh cử… 642 HS đi học(?). Thậm chí, có huyện Chơn Thành, không đăng ký chỉ tiêu cử HS đi học trong năm 2006-2015, nhưng không hiểu sao vẫn phát hiện có 4 HS đi học diện cử tuyển(?).

Đặc biệt, tại huyện Bù Đăng, hội đồng sơ tuyển huyện cử 114 HS, nhưng hội đồng cử tuyển tỉnh lại tham mưu UBND tỉnh cử… 173 HS đi học, (tăng 59 HS) v.v… Kiểm tra 17/34 hồ sơ HS đi học bổ sung, thay thế, không hề được hai hội đồng sơ tuyển huyện và cử tuyển tỉnh cử đi học, cũng đầy sai sót.

Từ việc cử tuyển đi học bát nháo, với quá nhiều sai sót nêu trên, dẫn tới hệ quả: Trong tổng số 828 HS được cử đi học đại học, cao đẳng, thì có tới 232 HS không đi học, tự ý nghỉ học, học không đạt yêu cầu, hoặc bị kỷ luật buộc thôi học…

“Phù phép” người Kinh thành… dân tộc thiểu số(?)

Không phải ngẫu nhiên, ngày 8.5.2017, Trường ĐH Y dược TPHCM đã ra quyết định buộc thôi học đối với 6 HS từ năm 2016-2017. Đây là 6 HS thuộc diện cử tuyển của tỉnh BP. Nói là cử tuyển, thế nhưng khi rà soát danh sách lại không có tên trong danh sách cử đi học.

Điều đáng nói, 6 HS được ai đó “phù phép” từ người Kinh thành… người dân tộc thiểu số, để được hưởng chế độ cử tuyển của nhà nước, nhằm học đại học mà không phải đóng tiền... Trước đó, Trường ĐH Y Dược đã buộc một HS khác thôi học.

Sau khi sự vụ bị vỡ ra, UBND tỉnh BP đã có văn bản yêu cầu Sở GDĐT giải trình; đồng thời, yêu cầu phải thu hồi số tiền về ngân sách là 57,8 triệu đồng gồm: Học bổng, trợ cấp, học phí đã cấp cho sinh viên là người dân tộc thiểu số theo chế độ cử tuyển trong thời gian học tại Trường ĐH Y Dược TPHCM...

Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14.11.2006 của Chính phủ quy định: “Tỉ lệ người dân tộc Kinh được cử tuyển không vượt quá 15% so với tổng chỉ tiêu được giao”. Nhưng qua kiểm tra 794 HS cử tuyển được thông qua hội đồng cử tuyển của tỉnh xét duyệt và được UBND tỉnh BP cử đi học, có 595 HS người dân tộc thiểu số (chiếm tỉ lệ 75%), 199 HS người Kinh (chiếm tỉ lệ 25%) - tăng 10% so với quy định của Nghị định 134.

Không chỉ sai phạm kể trên, qua kiểm tra có 6 HS có hộ khẩu chưa đủ 5 năm tính đến năm cử tuyển. Có 12 HS không có hộ khẩu trong hồ sơ cử tuyển và có 96 HS có dấu hiệu gian dối khác về hộ khẩu v.v…

Có dấu hiệu vi phạm luật pháp

Trước hàng loạt sai phạm trong công tác cử tuyển HS đi học; mới đây, ông Nguyễn Thành Chương - GĐ Sở Nội vụ - đã có văn bản kiến nghị UBND tỉnh BP giao Công an tỉnh BP xác minh dấu hiệu vi phạm luật pháp.

Đó là vụ việc 96 HS có hộ khẩu thường trú ghi tại học bạ THPT không trùng khớp với sổ hộ khẩu thường trú v.v… Vụ 20 HS không có tên trong danh sách cử tuyển, nhưng vẫn được tham mưu UBND tỉnh ra quyết định cử đi học trong năm 2008 và năm 2013...

Theo ông Nguyễn Thành Chương, tại văn bản số 130/BC-ĐKT ngày 5.9.2017, báo cáo UBND tỉnh BP: “Thực hiện chính sách ưu tiên của Đảng và Nhà nước nhằm đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương vùng kinh tế xã hội khó khăn. Tỉnh BP đã cử tuyển nhiều HS người dân tộc thiểu số, HS người Kinh ở các xã đặc biệt khó khăn đi học ĐH, cao đẳng…

Song, vẫn có nhiều khó khăn, hạn chế như: Các huyện, thị xã khi đăng ký chỉ tiêu đào tạo HS diện cử tuyển hằng năm, chưa tính toán được tỉ lệ tăng giảm biên chế… Việc nhận hồ sơ cử tuyển có sự chưa thống nhất giữa hội đồng sơ tuyển các huyện, thị xã, với hội đồng cử tuyển của tỉnh; chất lượng cử tuyển đầu vào thấp, dẫn tới chất lượng HS không đạt, không đủ trình độ để học, bị buộc thôi học v.v…”.

Một giáo viên lâu năm ở thị xã Đồng Xoài nhận xét: “Chưa có con số nào thống kê thiệt hại của ngân sách, do phải tài trợ cho hàng trăm HS “có vấn đề” khi được chọn đi học cử tuyển. Nhưng chắc chắn, con số thiệt hại cho ngân sách không hề nhỏ”. Thật vậy, Sở GDĐT đang cùng các cơ quan chức năng nỗ lực thu hồi kinh phí đối với 32 HS cử tuyển tự ý nghỉ học, kỷ luật buộc thôi học…

ĐÔNG ANH
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.