Giảng viên nhận lỗi vụ đuổi sinh viên khỏi lớp vì nhờ thầy giảng lại

Huyên Nguyễn |

Giảng viên xuất hiện trong clip đuổi sinh viên nhờ thầy giảng lại bài khỏi lớp học vì mưa to không nghe thấy lời giảng đã thừa nhận sai sót về việc sử dụng ngôn từ chưa phù hợp và phương pháp khá cứng rắn trong lớp học.

Tối 19.9, trao đổi với Lao Động liên quan phát ngôn và hành động của giảng viên Khoa Điện - Điện tử trong một buổi học online, PGS Nguyễn Trường Thịnh - người phụ trách Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cho biết: Nhà trường đã dành thời gian để xác minh, làm rõ vụ việc bởi đây là yếu tố liên quan tới con người và clip được chia sẻ trên mạng xã hội chỉ là một đoạn ngắn, mà người xem chỉ hiểu vấn đề ở đoạn đó.

Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh vào ngày 17.9, lãnh đạo nhà trường đã chỉ đạo Phòng Thanh tra Giáo dục và Khoa quản lý làm việc với giảng viên liên quan trong video để xác minh và tìm hiểu sự việc.

Ngày 18.9, ông Thịnh cũng đã làm việc với giảng viên để nắm thông tin và nghe giải trình. Sáng 19.9, Phòng Thanh tra Giáo dục đã tổ chức gặp gỡ giữa Phòng, Khoa Điện – Điện tử với sinh viên lớp để ghi nhận thông tin, lắng nghe ý kiến, tâm tư của các em.

"Thầy giáo đã gặp gỡ lớp, lắng nghe những đóng góp, chia sẻ của sinh viên. Từ đó, giảng viên này thừa nhận sai sót về việc sử dụng ngôn từ chưa phù hợp và phương pháp khá cứng rắn trong lớp học. Giảng viên đã xin lỗi về việc sử dụng ngôn từ chưa phù hợp đến sinh viên và những người xem clip ngắn trên và hứa sử dụng phương pháp mềm dẻo hơn trong việc giảng dạy môn học", ông Thịnh cho biết.

Clip trao đổi giữa giảng viên và sinh viên. Nguồn: MXH

Phụ trách nhà trường chia sẻ thêm, giảng viên cũng bày tỏ sự đáng tiếc vì sự việc này đã gây ảnh hưởng đến mọi người. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên lớp cũng có nhiều chia sẻ cùng giảng viên, hy vọng thầy vẫn giữ vững tâm huyết và hứa tập trung hơn trong giờ học.

Phòng Thanh tra Giáo dục sẽ chuyển những đóng góp trong các buổi họp đến lãnh đạo nhà trường để có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trực tuyến. Ông Thịnh cũng cho biết, lãnh đạo trường và các bộ phận liên quan sẽ có buổi họp về sự vụ vào sáng thứ 2 ngày 20.9.

Trước đó, ngày 17.9, mạng xã hội xuất hiện đoạn video ghi lại buổi học online của khoa Điện - Điện tử (Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM), trong đó, giảng viên đã có những phát ngôn và hành động gây tranh cãi.

Đoạn clip ghi lại cảnh một lớp học online và dài gần 5 phút với đoạn hội thoại giữa giảng viên và sinh viên. Mở đầu clip, giọng một nam sinh viên lên tiếng: "Dạ bên em mưa to quá em nghe không rõ, thầy có thể nhắc lại được không ạ?".

Ngay sau đó, giảng viên đã hỏi tên và "đuổi" sinh viên này ra khỏi lớp học online. “Rồi, vậy để tôi cho em ra khỏi lớp luôn, khỏi học luôn ha. Tên gì đây?”.

Sau khi sinh viên nêu rõ tên của mình, giảng viên nói thêm: “Mưa to quá học để làm gì? Đi ngủ đi ha. Cái việc to hay không, anh phải tự lấy tai nghe anh để vô, chứ mắc mớ gì cái chuyện mưa to tôi phải giảng cho anh nhiều lần”.

Dù sinh viên đã phản hồi lại “em gắn tai nghe vô mà nghe cũng không rõ mấy luôn ạ”, giảng viên vẫn quyết định cho sinh viên này ra khỏi buổi học và nói: “Vậy làm sao mà học ha, nghỉ buổi học hôm nay đi”.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Đuổi khỏi lớp online và mỉa mai sinh viên: Câu hỏi về ứng xử của giảng viên

Bảo Hân |

Ngẫu nhiên, thời gian vừa qua, có hai vụ việc đều liên quan đến giảng viên gây xôn xao dư luận: Vụ một giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp học online và một vụ giảng viên kiêm MC mỉa mai sinh viên xin nghỉ học do gia đình có chuyện buồn.

Dở khóc, dở cười chuyện học online

Thạc sĩ Phan Thế Hoài (GV Trường THPT Bình Hưng Hoà - TPHCM) |

Trong quá trình dạy online, giáo viên sẽ gặp phải những tình huống dở khóc dở cười và cần xử lý tình huống một cách linh hoạt. Tuân thủ văn hóa khi học online giúp học sinh, sinh viên đạt kết quả cao trong học tập, giữ mối quan hệ thầy trò gắn bó.

Giờ học online dài lê thê khiến học sinh mệt mỏi

Thạc sĩ Phan Thế Hoài - giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hoà, TPHCM |

Giáo viên bê nguyên phương pháp truyền thống vào dạy học  online khiến học sinh nhàm chán, mất hứng thú và thiếu động lực học tập.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Đuổi khỏi lớp online và mỉa mai sinh viên: Câu hỏi về ứng xử của giảng viên

Bảo Hân |

Ngẫu nhiên, thời gian vừa qua, có hai vụ việc đều liên quan đến giảng viên gây xôn xao dư luận: Vụ một giảng viên đuổi sinh viên khỏi lớp học online và một vụ giảng viên kiêm MC mỉa mai sinh viên xin nghỉ học do gia đình có chuyện buồn.

Dở khóc, dở cười chuyện học online

Thạc sĩ Phan Thế Hoài (GV Trường THPT Bình Hưng Hoà - TPHCM) |

Trong quá trình dạy online, giáo viên sẽ gặp phải những tình huống dở khóc dở cười và cần xử lý tình huống một cách linh hoạt. Tuân thủ văn hóa khi học online giúp học sinh, sinh viên đạt kết quả cao trong học tập, giữ mối quan hệ thầy trò gắn bó.

Giờ học online dài lê thê khiến học sinh mệt mỏi

Thạc sĩ Phan Thế Hoài - giáo viên Trường THPT Bình Hưng Hoà, TPHCM |

Giáo viên bê nguyên phương pháp truyền thống vào dạy học  online khiến học sinh nhàm chán, mất hứng thú và thiếu động lực học tập.