Gian lận thi chứng chỉ: Đến lúc cần "khai tử" kiểu chứng chỉ làm đẹp hồ sơ

Nhóm PV |

Lợi dụng kẽ hở của pháp luật, các trường móc nối, tổ chức những kỳ thi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học dối trá, bát nháo trong thời gian dài.  Những tấm chứng chỉ ngoại ngữ  A,  B,  C có được bằng việc mua-bán đã tồn tại hơn 25 năm qua, đã đến lúc cần phải "khai tử".

Trao quyền tự chủ nhưng phải giám sát, minh bạch

Những ngày qua, Báo Lao Động liên tiếp có loạt bài điều tra, bóc trần những chiêu trò, vấn nạn học giả, chứng chỉ thật trong việc cấp phát chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của các cơ sở giáo dục.

Những hình ảnh cận cảnh trong phòng thi được phóng viên Lao Động ghi lại đã chứng tỏ sự móc nối giữa các Cty đào tạo với các trường thi tại Đại học quốc tế Bắc Hà, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Cao đẳng Thương mại Du lịch Thái Nguyên, Học viện Quản lý Giáo dục để tạo ra những kỳ thi cấp chứng chỉ dối trá.

Trong quá trình thâm nhập điều tra, phóng viên Lao Động đã chứng kiến những câu chuyện dở khóc dở cười của những người đi thi. Đa phần họ là giáo viên, hoặc đối tượng chuẩn bị thi công chức, viên chức.

Họ thừa nhận không biết và không có kiến thức về tiếng Anh, nhưng “cực chẳng đã” phải nộp tiền đi thi. Vì những tấm chứng chỉ này là “giấy thông hành” để thi viên chức, đạt các tiêu chuẩn thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

Thời gian qua, nhiều nơi đã xảy ra tình trạng bát nháo trong cấp văn bằng, chứng chỉ, đặc biệt là ngoại ngữ. Vậy đâu là kẽ hở để các trường móc nối, tổ chức những kỳ thi dối trá, bát nháo trong thời gian dài?

 
Những kỳ thi chứng chỉ có nhiều tiêu cực tại Thái Nguyên.

Theo TS Lê Viết Khuyến - Ủy viên thường trực Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam - những loại văn bằng, chứng chỉ phải theo mẫu của Bộ GDĐT. Bộ là nơi cung ứng phôi các loại văn bằng và trao cho các trường được quyền tự chủ in nội dung và cấp, phát chứng chỉ đó.

Từ 1.7.2019, khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, tổ chức có trách nhiệm giám sát, có uy lực nhất trong trường đại học là hội đồng trường. "Khi những cơ sở giáo dục tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ bát nháo, hội đồng trường có biết, có giải pháp ngăn chặn hay tiếp tay cho sai phạm? Điều này rất cần được cơ quan chức năng làm rõ"- TS Khuyến đặt câu hỏi và cho rằng, hiện nay chúng ta trao quyền tự chủ cho các trường, nhưng cơ chế giám sát, minh bạch, giải trình vẫn chưa thực hiện đúng.

"Khi được trao quyền tự chủ, trường phải công khai hoạt động, trong đó có hoạt động cấp văn bằng, chứng chỉ. Nhưng hiện nay việc này chưa làm được, người dân không biết, phụ huynh không biết. Thả quyền tự chủ mà cơ chế giám sát lỏng lẻo, tất yếu dẫn đến trường hợp như Đại học Đông Đô cấp văn bằng 2 trái phép, hay việc bát nháo trong thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học như báo chí nêu"- TS Khuyến nhấn mạnh.

Video thâm nhập đường dây gian lận thi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.

 

Làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo trường đại học

"Việc giám sát trình độ ngoại ngữ phù hợp với khung năng lực ngoại ngữ và yêu cầu chuẩn đầu ra, chỉ có thể thực hiện hiệu quả khi cơ quan sử dụng, quản lý nhân sự, không nhắm mắt công nhận chứng chỉ khi không rõ điều kiện đảm bảo chất lượng để có chuẩn đầu ra theo yêu cầu" - TS Hoàng Ngọc Vinh

Liên quan đến đường dây thi gian lận chứng chỉ ngoại ngữ, tin học mà Báo Lao Động phản ánh, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT), thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục đào tạo - cho rằng, cái phôi chứng chỉ không có lỗi gì, mà là trách nhiệm của người có thẩm quyền ký và cấp chứng chỉ cho người học.

Đặc biệt, việc thanh kiểm tra cấp chứng chỉ cần làm rõ trách nhiệm của lãnh đạo trường đại học, các trung tâm, các Sở GDĐT vì Bộ đã phân cấp cho địa phương và trao quyền tự chủ cho các trường.

Ông cho rằng: "Việc cấp phôi chứng chỉ cho các trung tâm đều có ý kiến bằng văn bản của sở hoặc của lãnh đạo trường CĐ hoặc ĐH. Cần làm rõ trách nhiệm của những người này".

Chứng chỉ A, B, C đã lỗi thời

Cũng liên quan đến những gian lận trong việc thi cấp chứng chỉ mà Báo Lao Động phản ánh, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần "khai tử" các loại chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C, bởi nó đã lạc hậu.

Theo tìm hiểu của Lao Động, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C ra đời từ năm 1993 (Quyết định số 177/QĐ-TCBT ngày 30.1.1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình tiếng Anh thực hành A, B, C). Đến ngày 2.12.2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 66/2008/QĐ-BGDĐT thay thế quyết định 177, với mục tiêu tiệm cận các chuẩn quốc tế hiện nay về đào tạo ngoại ngữ, dựa trên cơ sở tham khảo Khung trình độ chung Châu Âu.

Tuy nhiên, hơn 25 năm nay, loại chứng chỉ A, B, C để phân loại trình độ ngoại ngữ vẫn cho tồn tại và việc thi, cấp chứng chỉ loại này ngày càng bát nháo.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, đã đến lúc cần bỏ các loại chứng chỉ A, B, C này. Bởi Bộ GDĐT đã có văn bản qui định về khung trình độ ngoại ngữ Việt Nam với 6 bậc.

Ngoài ra, quy trình để cấp một chứng chỉ cần phải tuân thủ một số bước nhằm đảm bảo chất lượng từ việc thiết kế chuẩn đầu ra (phù hợp khung năng lực ngoại ngữ đã phê chuẩn), chương trình, chất lượng người dạy, thi kiểm tra đánh giá nghiêm túc...

Còn cơ quan quản lý như Bộ Nội vụ và Bộ GDĐT cần phối hợp, rà soát lại các qui định cụ thể về năng lực ngoại ngữ với cán bộ công chức, viên chức, tránh việc có chứng chỉ nhưng chỉ nhằm "làm đẹp hồ sơ".

Liên quan đến loạt bài Báo Lao Động phản ánh về đường dây gian lận chứng chỉ, ngày 17.8, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Đỗ Tiến Sĩ - Chánh văn phòng Học viện Quản lý Giáo dục cho biết, qua tường trình của các cán bộ liên quan xác nhận thông tin phản ánh do Báo Lao Động phản ánh là chính xác.

“Cán bộ coi thi thừa nhận đã đưa đáp án cho thí sinh chép. Chủ tịch hội đồng coi thi cũng đã buông lỏng việc quản lý kỳ thi tạo điều kiện cho tiêu cực xảy ra” - Chánh văn phòng Học viện Quản lý Giáo dục thông tin.

Học viện Quản lý Giáo dục cũng đã ra quyết định đình chỉ việc thi và cấp chứng chỉ Tin học tại nhà trường, đồng thời thành lập tổ kiểm tra, rà soát hoạt động thi và cấp chứng chỉ này.

Ở một diễn biến khác, Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng đã có phản hồi cụ thể sau phản ánh của Báo Lao Động trong loạt bài "Thâm nhập đường dây gian lận chứng chỉ".

Trong công văn phản hồi, Đại học Nông lâm Thái Nguyên thừa nhận đã xảy ra tiêu cực trong buổi thi ngày 14.7.

Công văn nêu rõ: Ca thi 13h - 14h30 ngày 14.7, một cán bộ coi thi đã có các hành vi như: Nhắc đáp án cho thí sinh, hỗ trợ thí sinh làm một số câu trong bài thi, cho thí sinh làm lại bài thi sau khi đã nộp bài với kết quả không đạt.

Bên cạnh đó, Ban coi thi đã thực hiện không đúng quy chế thi của Nhà trường khi bổ sung danh sách thí sinh tại thời điểm thi. Cũng trong buổi thi này, giám thị đã sử dụng phần mềm Netsupport School (quản lý lớp học toàn diện) để thu bài. Điều này không phù hợp với quy định của nhà trường.

Công văn của Đại học Nông lâm Thái Nguyên cũng nêu rõ, đây chỉ là kết quả làm việc bước đầu, nhà trường sẽ tiếp tục chỉ đạo và làm việc để chỉ rõ sai phạm và trách nhiệm của từng cá nhân liên đới.

 

Bên lề Hội nghị về tuyển dụng công chức, viên chức tổ chức vào ngày 15.8, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã thẳng thắn cho rằng những tấm chứng này "rất có vấn đề". Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo để rà soát về vấn đề này.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Điều tra: Cảnh sốc trong phòng thi chứng chỉ tại Học viện Quản lý Giáo dục

Nhóm phóng viên |

Những tiêu cực trong phòng thi Chứng chỉ Tin học tại Học viện Quản lý Giáo dục diễn ra đúng như những gì các "cò" chứng chỉ cam kết với thí sinh đã đóng tiền để được "bao đậu".

Video điều tra: Bên trong phòng thi gian lận tại Học viện Quản lý Giáo dục

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, đường dây gian lận thi chứng chỉ đã lan rộng từ Hà Nội về Bắc Ninh, Thái Nguyên. Bất ngờ hơn, Học viện Quản lý Giáo dục (31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là một "mắt xích" trong đường dây này.

Video điều tra: Kỳ thi chứng chỉ gian lận, lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm PV ĐIỀU TRA |

Phóng viên Lao Động phát hiện một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học đã lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi gian lận và lén lút ở Thái Nguyên...

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Điều tra: Cảnh sốc trong phòng thi chứng chỉ tại Học viện Quản lý Giáo dục

Nhóm phóng viên |

Những tiêu cực trong phòng thi Chứng chỉ Tin học tại Học viện Quản lý Giáo dục diễn ra đúng như những gì các "cò" chứng chỉ cam kết với thí sinh đã đóng tiền để được "bao đậu".

Video điều tra: Bên trong phòng thi gian lận tại Học viện Quản lý Giáo dục

Nhóm PV |

Theo ghi nhận của phóng viên Lao Động, đường dây gian lận thi chứng chỉ đã lan rộng từ Hà Nội về Bắc Ninh, Thái Nguyên. Bất ngờ hơn, Học viện Quản lý Giáo dục (31 Phan Đình Giót, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là một "mắt xích" trong đường dây này.

Video điều tra: Kỳ thi chứng chỉ gian lận, lén lút ở Thái Nguyên

Nhóm PV ĐIỀU TRA |

Phóng viên Lao Động phát hiện một đường dây gian lận thi chứng chỉ Ngoại ngữ và Tin học đã lan rộng tại nhiều tỉnh thành phía Bắc. Chúng tôi bắt đầu xác minh đường dây này từ những kỳ thi gian lận và lén lút ở Thái Nguyên...