Gian lận điểm thi tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình: Tắc trách, buông lỏng quản lý

HUYÊN NGUYỄN |

Sau những sai phạm về can thiệp sửa bài thi ở Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình bị phát hiện, dư luận đặc biệt quan tâm đến cách thức sai phạm được đánh giá là rất nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt… Tuy nhiên, một số chuyên gia lại nhận định, việc gian lận thể hiện một cách khá dễ dàng và đặt giả thuyết về việc lộ đề có thể xảy ra trong tương lai.

Buông lỏng quản lý, quan liêu, thiếu trách nhiệm

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT - bày tỏ: Gốc rễ của những sai phạm gian lận điểm thi này bắt nguồn từ sức ép nhu cầu xã hội vào học đại học quá lớn trong khi chúng ta lại dùng kết quả thi THPT quốc gia được tổ chức tại địa phương để xét tuyển. Thời gian qua khá nhiều giá trị đến đạo đức xã hội bị băng hoại nên người ta sẵn sàng bỏ tiền để mua điểm, còn cán bộ, công chức sẵn sàng vi phạm quy chế để can thiệp vào bài thi theo hướng làm tăng điểm để có thể trúng tuyển vào trường đại học tốt để đổi lại những lợi ích về tiền bạc hoặc chính trị tại địa phương.

Ngoài ra, xét về khía cạnh trách nhiệm, khi Chính phủ, Bộ GDĐT giao cho địa phương tổ chức lại quá tin vào địa phương, còn địa phương lại rất thiếu trách nhiệm.

“Tôi cho rằng nếu địa phương thiếu trách nhiệm thì Chính phủ, Bộ GDĐT có “ba đầu sáu tay” như thế nào cũng không thể kiểm soát hết. Liên quan đến vụ tiêu cực thi THPT quốc gia, ông Bùi Trọng Đắc - Giám đốc Sở GDĐT Hòa Bình - cùng một số lãnh đạo địa phương khác từng khẳng định rằng kết quả thi là bình thường, sau đó lại lý giải là do “tin tưởng vào anh em”. Điều này thể hiện sự tắc trách, quan liêu, buông lỏng quản lý.

Trong kỳ thi THPT quốc gia, trách nhiệm địa phương rất lớn nhưng một số nơi lại đang không ý thức được mức độ quan trọng của nó. Những người để xảy ra sai phạm này nên từ chức hoặc thậm chí Đảng cần có hình thức kỷ luật phê bình, cách chức, bởi điều này không chỉ ảnh hưởng tới một địa phương, một vài thí sinh mà là cả triệu thí sinh trên cả nước, ảnh hưởng đến sự nỗ lực của cả ngành giáo dục” - ông Vinh thẳng thắn bày tỏ.

Về biện pháp khắc phục, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp cho rằng cần có sự tham gia của tổ chức Đảng, người đứng đầu tổ chức Đảng tại địa phương phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức này.

“Phát hiện gian lận trong thi trắc nghiệm là rất khó, đấy chính là điều chúng ta cần nghiên cứu. Những biện pháp đưa ra gần đây lại đang tập trung ở khâu chấm bài, thế nhưng có thể thấy có vi phạm tập thể, có tổ chức đồng loã thì có thể việc lộ đề rất có thể không trừ ra dù hiện chưa phát hiện sai phạm”.

Tinh vi hay quản lý lỏng lẻo?

Liên quan tới các sai phạm trong khâu chấm thi tại Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, đại diện Bộ GDĐT đánh giá là rất nghiêm trọng, được tổ chức khá tinh vi, xảo quyệt. Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GDĐT) Mai Văn Trinh xác định: Sai phạm trong khâu chấm thi tại Hoà Bình là rất nghiêm trọng, thậm chí còn tinh vi, xảo quyệt hơn tại Hà Giang, Sơn La. Những sai phạm này cho thấy có ý đồ, tổ chức, nhằm vô hiệu hoá quy trình thi vốn rất nghiêm ngặt.

Ở góc nhìn khác, luật sư Vũ Thái Hà - Chủ tịch Công ty Luật TNHH YouMe - cho rằng, những hành vi vi phạm tại Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình không hề tinh vi. Bởi một khi có tổ chức, sai phạm tập thể thì chuyện này hoàn toàn dễ dàng. Ở các địa phương này có 2 hình thức được nêu ra là sửa trên bài thi gốc và sửa trên máy tính, như vậy cho thấy khâu quản lý, giám sát chấm thi cực kỳ lỏng lẻo.

Xây dựng hệ thống giáo dục mở, siết chặt quản lý đầu ra

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT - đề xuất cần tăng cường giám sát, áp dụng công nghệ và siết chặt hệ thống kiểm soát chất lượng trong trường đại học để đào thải những sinh viên học tập không tốt mà vào trường do gian lận hay ăn may.

Bên cạnh đó, để giải quyết dứt điểm bài toán thi cử cần khắc phục từ việc ra đề thi, cách thức tổ chức thi đến quy hoạch phát triển giáo dục, đặc biệt cần tăng cường kỷ luật, giáo dục đạo đức nhân cách cho những người được giao trọng trách trong thi cử. Trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền địa phương, của mỗi đảng viên, của nhà giáo và của mỗi thí sinh hết sức quan trọng để đảm bảo cho việc thi cử diễn ra bình thường, đánh giá trung thực năng lực học vấn của học sinh sau 12 năm học phổ thông. Ngoài ra, Bộ GDĐT có thể nghiên cứu cho học sinh có nhiều cơ hội tham dự thi tốt nghiệp THPT không chỉ một lần/năm mà có thể vài lần. Có như vậy mới góp phần xây dựng mô hình giáo dục mở mà các Nghị quyết của Đảng gần đây đã chỉ ra. H.N

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Bóng đá nam SEA Games 32: Cơ hội và thách thức cho U22 Việt Nam

AN NGUYÊN |

Quy định không sử dụng cầu thủ quá tuổi ở môn bóng đá nam tại SEA Games 32 vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho U22 Việt Nam.

Số phận của hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng giữa Nga - Mỹ

Khánh Minh |

Nga tuyên bố đình chỉ New START - hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân cuối cùng với Mỹ nhằm ngăn chặn ngày tận thế hạt nhân.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

Dự kiến Sử thành môn thi tốt nghiệp THPT bắt buộc: Học sinh nửa mừng nửa lo

Đức Trung - Ngọc Chi |

Thông tin dự kiến đưa Lịch sử thành môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía các học sinh. Dù vẫn còn nhiều lo lắng vì áp lực tăng thêm nhưng nhiều học sinh cũng đã sẵn sàng thay đổi phương pháp học sử để có được kết quả tốt nhất.

Nhiều ý kiến trái chiều về xét học bạ: Không nên lấy trường hợp cá biệt để đánh đồng tất cả

Trang Hà |

Phương thức xét học bạ trong tuyển sinh đại học đang đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều. Điều khiến dư luận băn khoăn lớn nhất là có đảm bảo chất lượng đầu vào và sự công bằng hay không?