Giải tán phòng giáo dục: Tán thành, làm ngay và luôn

P. V (tổng hợp) |

Đây là ý kiến của nhiều bạn đọc bày tỏ suy nghĩ về bài viết “Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện” đăng trên Lao Động.

Mới đây, ý kiến của thầy giáo Bùi Nam được đăng tải trên Giaoduc.net về việc nên giải tán phòng giáo dục đạo tào cấp quận/huyện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Báo Lao Động cũng đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc và đa phần đều ủng hộ và không ít ý kiến bày tỏ nên giải tán ngay và luôn.

“Những phòng ban hoạt động không hiệu quả nên mạnh tay giải tán cho nhẹ, để những giáo viên có tâm huyết với nghề còn phát huy”, “giảm lao động gián tiếp, tăng lao động trực tiếp mới có thể nâng cao thu nhập cho người lao động để phát triển đất nước”, “các cấp lãnh đạo nên xem xét đề xuất này để tinh giản biên chế”… là những ý kiến của bạn đọc trước đề xuất của thầy Bùi Nam.

Nhiều người cho rằng không cần thiết phải giữ lại cấp phòng giáo dục, gồm trưởng phòng, ít nhất 3 phó phòng và đội ngũ công chức. “Các phòng ban chuyên môn cấp quận, huyện chỉ cần 2 hoặc 3 chuyên viên tham mưu trực tiếp công việc của ngành cho UBND quận/huyện là được, không cần nhiều ban bệ làm gì” - bạn đọc Trần Đắc (Hà Nội) chia sẻ.

Bạn đọc Phong Nguyễn (TPHCM) đưa ra các lý do nên giải tán phòng giáo dục cấp quận/huyện: “Hiện tại giáo viên nhập điểm cho học sinh, phụ huynh có thể xem trực tuyến. Giáo viên có thể xem các văn bản pháp quy, công văn, chỉ thị, thư điện tử từ cấp trên trực tuyến. Và nhiều tiện tích giao tiếp khác v.v.... Những chuyện này đã hoàn thiện trên cả nước từ hơn 5 năm nay rồi. Do đó, tôi thấy không còn lý do gì để phòng giáo dục tồn tại nữa, trừ lý do làm nặng thêm biên chế nhà nước”.

Tuy nhiên, bạn đọc Trí Minh (Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là một ý kiến không tồi nhưng rất khó khả thi: “Hiện nay trên địa bàn huyện bình quân có trên 40 cơ sở giáo dục, nếu tính trong phạm vi cả tỉnh tùy theo số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh thì ít nhất có đến 400, thậm chí đến hàng ngàn cơ sở giáo dục. Nếu không có Phòng theo dõi quản lý thì Sở GDĐT làm sao có đủ nhân lực để tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động của các trường học trong phạm vi toàn tỉnh được?”.

Cũng theo bạn đọc này, chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục của cấp phòng giáo dục đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Giáo dục và các Nghị định của Chính phủ, vì thế không thể nói “giải tán” là làm được ngay.

Bên cạnh đề xuất giải tán phòng giáo dục, nhiều bạn đọc còn cho rằng các ngành khác cũng không cần đến cấp phòng nữa, khi đất nước đang tiến tới cuộc Cách mạng 4.0, ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành.

“Chả riêng gì phòng giáo dục mà cả phòng y tế, phòng khuyến nông, trạm thú y, trạm bảo vệ thực vật, trạm vật tư nông nghiệp... cấp huyện cũng nên giải tán hoặc sáp nhập để đỡ tiền thuế!” - bạn đọc Nguyễn Tài (TPHCM) chia sẻ ý kiến.

P. V (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN

Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện

Bích Hà |

Thầy Bùi Nam – một nhà giáo tâm huyết - chia sẻ ý kiến trên giaoduc.net: Nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, nhiều người bày tỏ đồng tình.

Phòng giáo dục đào tạo cấp quận/huyện đang có những nhiệm vụ gì?

Bích Hà |

Đề xuất nên giải tán phòng giáo dục quận/huyện để lấy tiền tăng lương giáo viên của thầy giáo Bùi Nam đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Miễn học phí cho sư phạm: Lãng phí ngân sách

Bích Hà |

Lãnh đạo nhiều trường sư phạm cho rằng việc miễn học phí để thu hút sinh viên vào học ngành sư phạm đã trở nên lỗi thời. Bởi hiện nay nhiều người học sư phạm nhưng ra trường không làm giáo viên mà chuyển qua ngành nghề khác.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Xôn xao đề xuất "táo bạo" giải tán phòng giáo dục quận/huyện

Bích Hà |

Thầy Bùi Nam – một nhà giáo tâm huyết - chia sẻ ý kiến trên giaoduc.net: Nên giải tán phòng giáo dục quận, huyện để lấy tiền tăng lương cho giáo viên. Ngay sau khi kiến nghị này được đăng tải, nhiều người bày tỏ đồng tình.

Phòng giáo dục đào tạo cấp quận/huyện đang có những nhiệm vụ gì?

Bích Hà |

Đề xuất nên giải tán phòng giáo dục quận/huyện để lấy tiền tăng lương giáo viên của thầy giáo Bùi Nam đang nhận được sự quan tâm của dư luận.

Miễn học phí cho sư phạm: Lãng phí ngân sách

Bích Hà |

Lãnh đạo nhiều trường sư phạm cho rằng việc miễn học phí để thu hút sinh viên vào học ngành sư phạm đã trở nên lỗi thời. Bởi hiện nay nhiều người học sư phạm nhưng ra trường không làm giáo viên mà chuyển qua ngành nghề khác.