Giải bài toán khó tuyển dụng biên chế giáo dục, y tế

Thùy Linh - Đặng Chung |

Nghị quyết số 102/NQ -CP của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế vừa ban hành được kỳ vọng là lời giải cho bài toán khó suốt nhiều năm qua trong công tác tuyển dụng nhân sự.

Không còn những hợp đồng có thời hạn năm này qua năm khác

Để giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên cục bộ, nhiều năm qua các địa phương đã  thực hiện ký hợp đồng ngoài chỉ tiêu biên chế được giao với giáo viên. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hệ lụy là có những giáo viên phải chịu “thân phận giáo viên hợp đồng” lên đến 15-20 năm. Không chỉ được nhận mức lương thấp mà còn không được hưởng phụ cấp hay các ưu đãi như giáo viên trong biên chế. Nhiều giáo viên hợp đồng cũng có thành tích, năng lực nhưng vẫn phải chịu thiệt thòi so với đồng nghiệp đã được tuyển dụng chính thức.

Để giải quyết khó khăn trước mắt cho các bộ, ngành, địa phương, bảo đảm thực hiện chủ trương “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, đồng thời chấm dứt việc hợp đồng kéo dài đối với giáo viên, Chính phủ vừa ban hành Nghị Quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp Giáo dục và Y tế.

Giải thích rõ hơn về quy định mới này, đại diện Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GDĐT) cho biết, trong Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định rõ không được hợp đồng với người làm chuyên môn. Còn Nghị quyết số 102/NQ-CP vừa ban hành cho phép đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được ký hợp đồng với người làm chuyên môn giáo dục, y tế, nhưng không được kéo dài hợp đồng quá 12 tháng. Sau thời gian này, đơn vị sử dụng lao động sẽ buộc phải tuyển dụng chính thức đối với những giáo viên hợp đồng này, việc tuyển dụng có thể theo hình thức thi tuyển hay xét tuyển.

Thực hiện điều này sẽ tránh tình trạng các địa phương kéo dài hợp đồng với giáo viên như đã xảy ra thời gian qua. Nhiều địa phương còn chỉ tiêu biên chế, nhưng vì lý do năm học không trùng với kỳ tuyển dụng, hay đang ở giữa kỳ lại có người về hưu, nghỉ thai sản, thành ra thiếu giáo viên.

Việc cho phép ký hợp đồng cũng sẽ giải quyết bài toán thiếu giáo viên. Còn quy định “không kéo dài hợp đồng lao động làm chuyên môn giáo dục quá 12 tháng” trong Nghị quyết 102 sẽ chấm dứt tình trạng các địa phương còn biên chế được giao nhưng không tuyển dụng mà ký hợp đồng kéo dài với giáo viên.

Cởi trói cho việc tuyển dụng lao động ngành y tế

Trao đổi với phóng viên Lao Động, ông Nguyễn Tuấn Hưng - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế - cho biết: Tại Nghị quyết 102, Chính phủ quy định rõ đối với đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên (nhóm 1, nhóm 2) vẫn tự xây dựng đề án vị trí việc làm và quyết định số lượng người làm việc trong đơn vị mình.

Tuy nhiên, những quy định mới tại Nghị quyết 102 đã “cởi trói” cho 2 đơn vị là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và đơn vị do nhà nước bao cấp toàn bộ.

Ông Hưng phân tích: Đối với các đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, trước đây không được ký hợp đồng lao động, mặc dù số lượng biên chế vẫn còn (có thể do nghỉ hưu, do chưa tuyển dụng được, chuyển đi...), theo các quy định cũ là không được ký hợp đồng lao động. Sau Nghị quyết 102, các đơn vị này có thể ký hợp đồng lao động để có số lượng người lao động đúng với số lượng biên chế mà cấp có thẩm quyền giao. Được ký hợp đồng lao động như vậy thì họ mới đủ nguồn nhân lực để hoạt động, đặc biệt trong ngành Y tế.

Đối với các đơn vị không tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên tức do ngân sách nhà nước cấp, cũng lâm vào cảnh vướng mắc tương tự khi áp dụng các quy định cũ. Sau Nghị quyết 102, nếu như trong tổng số biên chế được giao vẫn còn vị trí, có thể do chuyển đi, nghỉ hưu, hoặc do mới được giao chỉ tiêu nhưng chưa kịp tuyển dụng... thì nay Chính phủ cho phép ký hợp đồng lao động nhưng lại chỉ được ký trong 12 tháng. Trong 12 tháng, sẽ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, xây dựng đề án vị trí việc làm phù hợp với số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao. Từ đó, các đơn vị đó sẽ tuyển dụng trong vòng 12 tháng nếu vị trí việc làm đó cần người lao động lâu dài.

“Nghị quyết 102 không chỉ cởi trói cho các đơn vị trong việc tuyển dụng mà còn giúp cho người đứng đầu đơn vị sẽ chủ động hơn trong việc có hợp đồng lao động đối với vị trí việc làm cần người lao động. Đây là sự cởi trói tuyệt vời cho công tác tuyển dụng viên chức lao động ngành Y tế” - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế khẳng định.

Tuy nhiên, ông Hưng cho rằng, hiện nay cơ cấu bệnh tật ngày càng thay đổi, bệnh thì ngày càng nhiều như: Ung thư, tim mạch... hơn nữa nhu cầu chăm sóc toàn diện ngày càng lớn. Nhưng số lượng người làm việc được cấp có thẩm quyền giao cho lại rất “nhỏ giọt”, rất ít. Do vậy, mặc dù đã “cởi trói” cho việc tuyển dụng nhưng chỉ cởi trói cho số lượng biên chế đã được giao. Tuy nhiên, số lượng biên chế được giao so với định mức giường bệnh thì vẫn chưa đảm bảo, vẫn chưa đủ số lượng người làm việc, nhân viên y tế rất vất vả. Vì vậy, tôi đề nghị tăng cường thêm số lượng biên chế đối với một số các bệnh viện có nhu cầu, có gánh nặng công việc lớn.

Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Y tế cho biết thêm: Tổng số lượng viên chức y tế trong các đơn vị công lập khoảng 500.000 người, tuy nhiên có rất nhiều đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên. Ví dụ như trong số 35 đơn vị bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã có đến 28 đơn vị tự đảm bảo cơ chế hoạt động thường xuyên, thì số lượng viên chức đó không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, mà họ tự cân đối thu chi. Vì vậy, không thể tính số lượng này vào tổng biên chế được giao.

Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế là ngày càng giảm số lượng viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, còn số lượng viên chức hưởng lương từ các nguồn thu của các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên và đầu tư thì sẽ tùy thuộc vào đơn vị tự cân đối.

Thùy Linh - Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Giáo dục 24/7: Những trường hợp giáo viên được hưởng biên chế suốt đời

NHÓM PV |

Những trường hợp giáo viên được hưởng biên chế suốt đời; Học sinh thản nhiên ôm ấp trong lớp học gây bức xúc; Trung Quốc dùng AI phát hiện gian lận thi đại học... là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong bản tin Giáo dục 24/7 ngày 8.7 của Báo Lao Động. 

Các Bộ thực hiện giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục, y tế ra sao

Thuỳ Linh |

Tại Nghị Quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp Giáo dục và Y tế vừa ban hành, Chính phủ đã chỉ rõ vai trò tổ chức thực hiện của các đơn vị liên quan.

Chỉ còn 3 trường hợp giáo viên được hưởng biên chế suốt đời từ tháng 7

Bích Hà |

Giáo viên là một trong những đối tượng viên chức sẽ không còn "biên chế suốt đời" với các trường hợp tuyển dụng từ sau 1.7.2020.

Vị trí việc làm và biên chế công chức thay đổi như thế nào từ 20.7?

M.Phương |

Từ tháng 20.7, Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức có hiệu lực. Vì vậy vị trí việc làm công chức được điều chỉnh theo quy định mới.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Giáo dục 24/7: Những trường hợp giáo viên được hưởng biên chế suốt đời

NHÓM PV |

Những trường hợp giáo viên được hưởng biên chế suốt đời; Học sinh thản nhiên ôm ấp trong lớp học gây bức xúc; Trung Quốc dùng AI phát hiện gian lận thi đại học... là những tin tức giáo dục đáng chú ý trong bản tin Giáo dục 24/7 ngày 8.7 của Báo Lao Động. 

Các Bộ thực hiện giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục, y tế ra sao

Thuỳ Linh |

Tại Nghị Quyết số 102/NQ-CP về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp Giáo dục và Y tế vừa ban hành, Chính phủ đã chỉ rõ vai trò tổ chức thực hiện của các đơn vị liên quan.

Chỉ còn 3 trường hợp giáo viên được hưởng biên chế suốt đời từ tháng 7

Bích Hà |

Giáo viên là một trong những đối tượng viên chức sẽ không còn "biên chế suốt đời" với các trường hợp tuyển dụng từ sau 1.7.2020.

Vị trí việc làm và biên chế công chức thay đổi như thế nào từ 20.7?

M.Phương |

Từ tháng 20.7, Nghị định 62/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và biên chế công chức có hiệu lực. Vì vậy vị trí việc làm công chức được điều chỉnh theo quy định mới.