Gấp rút quy hoạch đào tạo sư phạm, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng chương trình phổ thông mới

Đặng Chung |

Chương trình giáo dục phổ thông mới có sự chuyển hướng từ tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực người học. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người lo ngại nhất là đội ngũ giáo viên hiện nay đã được chuẩn bị những gì, liệu có đáp ứng được các yêu cầu của đổi mới? 

 Lo lắng chất lượng giáo viên

Ngay khi Dự thảo chương trình các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới được công bố, không ít thầy cô thực sự hoang mang. Nói đúng hơn là chưa sẵn sàng để đón nhận vị thế mới, dù mừng vui khi có quyền tự chủ về chuyên môn, được lựa chọn nội dung giảng dạy và phương pháp truyền tải, khơi gợi cảm hứng sáng tạo cho học trò.

Bởi một thời gian dài, sách giáo khoa (SGK) được xem là pháp lệnh mà giáo viên phải tuân theo mỗi khi lên lớp. Bài dạy được quy định sẵn, phải sử dụng hình ảnh gì, vào lúc nào, trong bao lâu… Tất cả những điều này làm giáo viên cùi mòn sự sáng tạo. Lâu dần tạo thói quen “ngại” sáng tạo.

PGS-TS Hoàng Thị Tuyết (Đại học Mở TPHCM) chia sẻ, khi đi tập huấn cho giáo viên, bà từng nghe có nhiều người phản ánh chỗ này, chỗ kia trong sách bị sai. Tuy nhiên, khi được hỏi có dám sửa không, có dám dạy khác sách không, tất cả đều trả lời không.

PGS Tuyết cho rằng, cơ chế giáo viên bám sách là nguyên nhân khiến trình độ ngày càng mai một. Vì thế, dù chương trình giáo dục mới có hay đến mấy, tích cực đến mấy, mà không gấp rút tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên, thầy cô không được làm quen dần với việc tự chủ về chuyên môn, thì khi dạy chương trình mới sẽ rất bỡ ngỡ, đổi mới giáo dục cũng khó đi đến đích.

Gấp rút công tác bồi dưỡng cho giáo viên

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông, công tác chuẩn bị đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới trong tương lai là một nhiệm vụ quan trọng, cần gấp rút thực hiện. Giáo viên sẽ phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao khả năng tự học, để đáp ứng các yêu cầu cấp thiết của đổi mới giáo dục.

 
 GS Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: GDTĐ

 “Ngay từ khi bắt tay vào xây dựng chương trình mới, Bộ GDĐT đã hết sức quan tâm kiểm tra, điều tra đội ngũ giáo viên hiện nay về số lượng giáo viên nói chung/ số lượng từng cấp học, môn học. Thời gian qua Bộ cũng tính toán quy hoạch đào tạo sư phạm và bồi dưỡng dần cho giáo viên những phương pháp dạy học mới.

Tới đây có những môn học tích hợp như Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, các giáo viên sẽ được học bồi dưỡng, học các tín chỉ để có thể đảm nhiệm. Thời gian từ nay đến khi triển khai chương trình mới ở THCS còn 3 - 4 năm, nên đủ thời gian chuẩn bị đội ngũ giáo viên” - GS Nguyễn Minh Thuyết chia sẻ.

Ngoài ra, theo GS Thuyết, thời gian tới, các địa phương cần đảm bảo đủ cơ sở vật chất để thực hiện chương trình mới, ít nhất là đảm bảo sĩ số lớp học đúng quy định hiện nay: Cấp Tiểu học 35 học sinh/lớp, cấp THCS và THPT 45 học sinh/lớp. Bởi sĩ số đông cũng là lực cản trong việc đổi mới giáo dục.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Những thay đổi lớn nhất về các môn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới

Đặng Chung |

Lần đầu tiên sẽ xuất hiện một số môn học và hoạt động giáo dục mới, nhiều môn học được thiết kế lại theo hướng tích hợp liên môn ở cấp thấp và phân hóa ở các bậc học cao hơn; học âm nhạc từ cấp ba, Tin học trở thành môn quan trọng, Ngữ văn chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc… là những thay đổi trong chương trình mới.

Tiết lộ các tác phẩm được Bộ GDĐT gợi ý đưa vào chương trình Ngữ văn mới

Đặng Chung |

Bộ GDĐT chính thức công bố danh mục các tác phẩm gợi ý môn Ngữ văn (ngoài 6 tác phẩm bắt buộc) để các tác giả viết SGK và giáo viên được lựa chọn ngữ liệu trong quá trình viết sách và giảng dạy.

Chương trình, SGK mới môn Lịch sử: Giảm học thuộc lòng, không cần nhớ số máy bay rơi

Đặng Chung |

GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - cho rằng, nếu dạy Lịch sử theo cách áp đặt một chiều thì chính ông cũng sợ chứ không riêng học sinh. Vì thế, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã xây dựng môn Lịch sử theo hướng mở, giảm tối đa việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Những thay đổi lớn nhất về các môn trong Chương trình giáo dục phổ thông mới

Đặng Chung |

Lần đầu tiên sẽ xuất hiện một số môn học và hoạt động giáo dục mới, nhiều môn học được thiết kế lại theo hướng tích hợp liên môn ở cấp thấp và phân hóa ở các bậc học cao hơn; học âm nhạc từ cấp ba, Tin học trở thành môn quan trọng, Ngữ văn chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc… là những thay đổi trong chương trình mới.

Tiết lộ các tác phẩm được Bộ GDĐT gợi ý đưa vào chương trình Ngữ văn mới

Đặng Chung |

Bộ GDĐT chính thức công bố danh mục các tác phẩm gợi ý môn Ngữ văn (ngoài 6 tác phẩm bắt buộc) để các tác giả viết SGK và giáo viên được lựa chọn ngữ liệu trong quá trình viết sách và giảng dạy.

Chương trình, SGK mới môn Lịch sử: Giảm học thuộc lòng, không cần nhớ số máy bay rơi

Đặng Chung |

GS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - cho rằng, nếu dạy Lịch sử theo cách áp đặt một chiều thì chính ông cũng sợ chứ không riêng học sinh. Vì thế, trong chương trình mới, Ban soạn thảo đã xây dựng môn Lịch sử theo hướng mở, giảm tối đa việc học sinh phải học thuộc lòng kiến thức.