Gặp lại cô giáo vùng cao ở nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Sự hi sinh âm thầm của giáo viên vùng cao để những con chữ được nảy mầm, sinh sôi... thật đáng trân quý.

Cô giáo vùng cao quanh năm chèo bè đến lớp

Tháng 10.2021, Báo Lao Động có loạt bài "Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường". Đó là điểm bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên - nơi không điện, không đường và mỗi ngày giáo viên phải chèo bè qua suối để đến lớp.

Hôm nào cũng vậy, cô giáo Ly Thị Cộng có mặt tại điểm trường trung tâm trước 6h sáng, nhận thực phẩm nấu bữa trưa cho học sinh, sau đó tự chèo bè qua suối. Do không có đường, không có cầu nên mỗi ngày, cô giáo vùng cao đều phải đi qua suối đến lớp, kể cả những ngày mưa lũ.

Sau 1 năm gắn bó với bản Vàng Lếch, nhóm 2, cô giáo Ly Thị Cộng cũng đã được chuyển về 1 điểm bản ít khó khăn hơn nhưng cây cầu mơ ước của bao thế hệ giáo viên nơi đây vẫn chưa được xây dựng. Con đường từ trường đến bản, từ bản về trường vẫn bập bềnh theo dòng nước suối...

Cô giáo Ly Thị Cộng vượt suối bằng bè tự chế. Ảnh: Văn Thành Chương
Cô giáo Ly Thị Cộng vượt suối bằng bè tự chế. Ảnh: Văn Thành Chương

Trước thềm năm học mới 2023 - 2024, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, cô giáo Ly Thị Cộng cho biết, năm học này cô đã được chuyển về phụ trách điểm bản Huổi Đáp, cách điểm trường trung tâm khoảng 4km đường đất, trời mưa đi lại cũng rất khó khăn nhưng không còn phải chèo bè qua suối mỗi ngày.

"Năm nay có thể điểm trường tại bản Vàng Lếch, nhóm 2 sẽ không được duy trì nữa vì chỉ có 8 em nhỏ, không đủ để duy trì lớp. Do vậy, nhà trường sẽ họp để thống nhất với các phụ huynh, nếu cho trẻ đến lớp thì bố mẹ, anh chị phải trực tiếp đưa đi chứ không để các cháu tự đi bè qua suối, sẽ rất nguy hiểm" - cô Cộng chia sẻ.

Nếu điểm trường tại bản Vàng Lếch không còn được duy trì, người dân sẽ phải đưa con em đến lớp bằng bè tre mỗi ngày. Ảnh: Văn Thành Chương
Nếu điểm trường tại bản Vàng Lếch không còn được duy trì, người dân sẽ phải đưa con em đến lớp bằng bè tre mỗi ngày. Ảnh: Văn Thành Chương

Gửi lại con thơ lên núi nuôi học trò nghèo

Tháng 11.2021, Báo Lao Động có loạt bài "Cô giáo mầm non gửi lại con thơ lên núi nuôi học trò nghèo". Theo đó, cô giáo Lò Thị Tươi có con nhỏ chưa tròn 18 tháng nhưng đã quyết định để chồng chăm sóc con và lên núi nuôi dạy trẻ em nghèo...

Trước đó, đầu năm học 2021-2022 cô giáo Lò Thị Tươi (SN 1995), giáo viên của Trường Mầm non xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, được giao phụ trách điểm bản Huổi Tre để nuôi dạy 23 em nhỏ. Đây là một điểm bản trên núi cao có 46 hộ dân đều thuộc diện hộ nghèo, đặc biệt khó khăn.

Do chưa có đường, chưa có điện, các hộ dân ở bản Huổi Tre lại sinh sống thành 2 nhóm. Trong khi điểm trường đặt ở nhóm 1 nên các em ở nhóm 2 phải đi bộ mất hơn 2 tiếng mới đến được lớp học.

Cô giáo Lò Thị Tươi cho trẻ ăn bữa tối.
Cô giáo Lò Thị Tươi cho trẻ ăn bữa tối.

Vì vậy, nhà trường đã phải vận động gia đình các em ở nhóm 2 cho con đến lớp rồi để lại cho cô giáo nuôi và cuối tuần bố mẹ đến đón về để đảm bảo sự chuyên cần cho các em. Điều đó đồng nghĩa với việc cô giáo cũng phải ở lại điểm bản để nuôi những học trò nghèo.

Điểm trường Huổi Tre cách Trường Mầm non Pa Tần khoảng 28km đường núi trơn trượt nên đi bằng xe máy phải mất hơn 2 tiếng.

Khi nhận nhiệm vụ tại điểm trường này, con nhỏ mới được 18 tháng tuổi, cô đã quyết định gửi con về nhà cách gần 40km để toàn tâm chăm sóc những trẻ em nghèo.

Sau hơn 1 năm gắn bó với điểm trường khó khăn, đến năm 2022, cô giáo Lò Thị Tươi đã được chuyển về công tác ở gần nhà (xã Chà Nưa, huyện Nậm Pồ) để bù lại những tháng ngày hi sinh của cả gia đình nhỏ.

Một góc bản Huổi Tre, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
Một góc bản Huổi Tre, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Văn Thành Chương.

Dù không còn phụ trách điểm bản khó khăn, thế nhưng là người đã trải qua những tháng ngày phải xa gia đình, xa con nhỏ nên cô giáo Lò Thị Tươi đặc biệt trân trọng và ngưỡng mộ người "kế nhiệm" mình, phụ trách điểm bản Huổi Tre.

Đó là cô giáo Lường Thị Thanh - sau khi gắn bó 1 năm với điểm bản khó khăn này, cô giáo Thanh lại tình nguyện xin ở thêm 1 năm nữa để nhường những cơ hội tốt hơn cho đồng nghiệp.

Thêm một cô giáo vùng cao gửi lại con thơ

Đầu năm học 2022 - 2023, cô giáo Lường Thị Thanh - giáo viên Trường Mầm non xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ được phân công nhận nhiệm vụ tại điểm bản Huổi Tre khi con nhỏ vừa tròn 1 tuổi.

Vì để toàn tâm với công việc, cô giáo Lường Thị Thanh đã gửi lại con thơ cho ông bà 2 bên nội, ngoại (xã Thanh An, huyện Điện Biên) thay nhau chăm sóc. Do nhà cách điểm dạy học hơn 150km nên có khi 2 tháng cô mới về thăm con được 1 lần.

Đường đến bản Huổi Tre.
Đường đến bản Huổi Tre. Ảnh: Cô giáo Lường Thị Thanh cung cấp

Nói về lý do tiếp tục xin ở lại sau khi hoàn thành 1 năm gắn bó với điểm trường khó khăn, cô Thanh cho biết, do mình đã quen với các em nhỏ ở đây và được đồng bào địa phương yêu mến nên họ vẫn mong muốn cô tiếp tục ở lại.

"Ban đầu nhận nhiệm vụ em cũng gặp rất nhiều khó khăn, sau đó mới quen dần. Do vậy em quyết định xin ở lại thêm 1 năm vì nếu em về thì đồng nghiệp khác sẽ phải lên, trong khi trường em cũng còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn hơn" - cô Thanh chia sẻ.

VĂN THÀNH CHƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên vùng cao ngóng chờ kiến nghị tăng phụ cấp thành hiện thực

Hùng Dân - Minh Nguyễn |

Sơn La - Nhiều giáo viên mầm non vùng cao Sơn La mong muốn chủ trương tăng phụ cấp sớm được thực hiện.

Cô giáo mầm non gửi lại con thơ lên núi nuôi học trò nghèo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Có con nhỏ chưa tròn 8 tháng, cô giáo mầm non Lò Thị Tươi đã quyết định cai sữa để đến lớp. Khi con vừa được 18 tháng, cô quyết định để chồng chăm sóc con rồi lên núi nuôi dạy trẻ em nghèo...

Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, Điện Biên là nơi không điện, không đường nhưng có 1 cô giáo vùng cao mỗi ngày vẫn vượt suối, băng rừng để đến lớp học đầy tình yêu thương.

UBND tỉnh Đồng Nai dừng thanh tra các dự án, gói thầu liên quan Công ty AIC

HÀ ANH CHIẾN |

Ngày 19.8, thông tin từ UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa quyết định chấm dứt hoạt động của đoàn thanh tra về việc thanh tra các dự án, gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị do Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các đơn vị thành viên cung cấp.

Trùng lấn đất rừng Sóc Sơn: Chưa thể khẳng định người dân hoàn toàn sai

Cao Nguyên - Lan Nhi |

Gần 200 hộ dân tại thôn Minh Tân (xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn) những năm qua đang đứng ngồi không yên khi nhiều thửa đất khai hoang bất ngờ nằm trong quy hoạch rừng. Do chưa có bản đồ địa chính, các cơ quan chức năng tại đây cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, xử lý vi phạm trật tự xây dựng.

Á hậu Minh Kiên: "Việc giữ hình ảnh rất quan trọng khi đã có danh hiệu"

Minh Huệ |

Á hậu 2 Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 cho hay, việc giữ gìn hình ảnh không chỉ là giữ gìn vẻ đẹp bên ngoài mà còn là sự cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói và hành động.

Bão 84 năm có một đe doạ phía tây nước Mỹ, 4 áp thấp manh nha ở Đại Tây Dương

Thanh Hà |

Bão Hilary dẫn tới cảnh báo bão nhiệt đới lần đầu trong 84 năm của California, Mỹ. Ngoài ra, các vùng nhiễu động có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới cũng đang manh nha hình thành ở Đại Tây Dương.

5 tòa nhà giãn dân phố cổ xây dựng khang trang nhưng bỏ hoang hơn 1 thập kỷ

Thiện Nhân |

Nghịch lý này khiến nhiều người không khỏi thắc mắc bởi 5 tòa nhà giãn dân phố cổ được xây dựng khang trang, tọa lạc trên khu đất đắc địa tại quận Long Biên, không quá xa trung tâm thành phố Hà Nội nhưng đã hơn 1 thập kỷ bị bỏ hoang mà không có người chuyển về ở.

Giáo viên vùng cao ngóng chờ kiến nghị tăng phụ cấp thành hiện thực

Hùng Dân - Minh Nguyễn |

Sơn La - Nhiều giáo viên mầm non vùng cao Sơn La mong muốn chủ trương tăng phụ cấp sớm được thực hiện.

Cô giáo mầm non gửi lại con thơ lên núi nuôi học trò nghèo

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Có con nhỏ chưa tròn 8 tháng, cô giáo mầm non Lò Thị Tươi đã quyết định cai sữa để đến lớp. Khi con vừa được 18 tháng, cô quyết định để chồng chăm sóc con rồi lên núi nuôi dạy trẻ em nghèo...

Theo cô giáo vùng cao đến nơi không điện, không đường

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Bản Vàng Lếch 2, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ, Điện Biên là nơi không điện, không đường nhưng có 1 cô giáo vùng cao mỗi ngày vẫn vượt suối, băng rừng để đến lớp học đầy tình yêu thương.