Gặp cô giáo từ “gà chọi” thành “người mẹ hiền” của học sinh

HUYÊN NGUYỄN |

Từ một giáo viên (GV) có cách giảng bài và nói chuyện tương đối “mạnh mẽ”, đôi khi nặng nề dẫn đến thiếu tôn trọng học trò... bằng những nỗ lực thay đổi của bản thân sự hỗ trợ của các chuyên gia, lớp học của cô giáo Lê Thanh Nga đã tràn đầy năng lượng, tiếng cười và học sinh yêu quý cô hơn.

“Mình đã đi con đường sai rồi!”

Đó là câu nói khi cô giáo Lê Thanh Nga (GV môn Lịch sử, Trường THPT Bến Tre, Vĩnh Phúc) khi nhớ lại quãng thời gian trước khi tự thay đổi bản thân. Trong suy nghĩ lúc ấy của cô giáo trẻ, GV phải tạo được khoảng cách nhất định với học sinh, phải để chúng sợ mình.

Những bài giảng của cô Nga được đánh giá là chuẩn bị chu đáo, kiến thức phong phú, đa dạng, thu hút. Tuy nhiên, cách giảng bài và nói chuyện của cô tương đối “mạnh mẽ”, đôi khi là thiếu tôn trọng học trò.

Cô Nga tâm sự, bản thân luôn cố gắng xây dựng bài giảng thật hay nhưng dù đã cố gắng hết sức đến khi hỏi lại, các em vẫn không trả lời được. Từ đó, cô Nga cảm thấy đuối dần bởi một lẽ, cô nhận ra học sinh không đủ tôn trọng mình. Dần dần, điều này khiến cô Nga tức giận, cảm thấy bất lực và có những phản ứng tiêu cực lại với học sinh.

Hình ảnh thường thấy của cô trong lớp học là khoanh tay, nhăn nhó, hay tỏ ra cáu gắt. Cô gọi học sinh đứng lên hay ngồi xuống chỉ bằng một cái vẩy tay, không nhìn vào mặt học trò. Trong những trường hợp không hài lòng với học sinh, cô đã buông ra những lời gây tổn thương các em. Chính cô cũng nhận thấy hình ảnh của mình giống như một con gà chọi.

Hình ảnh thường thấy của cô Nga giống như một con gà chọi.
Hình ảnh trong lớp học của cô Nga giống như một con gà chọi.

Cô từng nói trước lớp: “Đi học chỉ như trả nợ cho bố mẹ, cô giáo ốm mừng như bắt được vàng – đấy là biểu hiện của những đứa trong tương lai sẽ thất bại” hay “Tôi chỉ cho anh học nhờ thôi đấy!”, “Chữ Quốc ngữ anh còn đọc không nổi mà muốn tôi cho điểm sao”;... Đương nhiên những điều này tạo ra khoảng cách giữa cô và trò, cô vẫn cứ gắt, trò vẫn cứ ung dung, không quan tâm thái độ của cô. Và như thế, mỗi ngày đến lớp không còn là một ngày vui.

Gọi học sinh đứng dậy trả lời bằng 1 cái vẩy tay...
Gọi học sinh đứng dậy trả lời bằng 1 cái vẩy tay...

“Tôi vẫn có thể tiếp tục như thế này, nhưng 20 năm sau khi về hưu, tôi sẽ cực kì hối hận vì dấu ấn nghề nghiệp của mình hầu như không có gì ngoài một vài giải thưởng, bằng khen. Càng dạy càng đuối hơi, giống như một quả pin sắp hết năng lượng vậy. Tôi muốn sạc lại".

Thay đổi không lớn nhưng hiệu quả bất ngờ

Nhìn lại một năm sau thay đổi, cô Lê Thanh Nga nhận thấy quyết định thay đổi của mình là đúng đắn.

Cô Nga phải tự rèn cho mình việc chào hỏi học sinh trước mỗi tiết học, không khoanh tay khi giảng bài, không nói những lời gây tổn thương, biết cách khuyến khích, khen ngợi học sinh đúng lúc.

Lớp học của cô Nga trở nên vui vẻ, sôi động khác hẳn. Theo nhận xét của học sinh, lượng kiến thức thu nhận được không hề giảm so với những giờ học trước.

“Lớp học bây giờ nhẹ nhàng hơn rất nhiều khi tôi không đặt quá nhiều gánh nặng lên vai của mình và của học sinh nên rất thoải mái, vui vẻ. Kể cả, những học sinh trước kia tôi cho là cá biệt, chống đối mình thì bây giờ tôi đã hiểu ra mỗi học sinh có những thế mạnh riêng vì thế tôi không áp đặt, không đòi hỏi cao ở những học sinh như vậy.

Tôi cũng không còn đánh giá học sinh với nhau mà đánh giá chính sự tiến bộ của em với giai đoạn trước. Tôi nhận ra không chỉ GV thay đổi mà học sinh cũng thay đổi rất nhiều. Các bạn ấy đáng yêu hơn, không chống đối GV và có những năng lượng tích cực hơn trong lớp học”, cô giáo Thanh Nga chia sẻ.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Xúc động lời ân hận của giáo viên từng trừng phạt khi học sinh mắc lỗi

Bích Hà (ghi) |

Những lời gan ruột của cô giáo Lê Thị Nếp về nghề giáo, về những vui buồn sau hơn 20 năm theo nghiệp “đưa đò” đã khiến cả giáo viên và phụ huynh rơi nước mắt. Lao Động xin ghi lại những lời tâm sự của cô, để mỗi phụ huynh hiểu hơn về những áp lực, sự vất vả của những giáo viên đang dạy lớp 1 và mỗi thầy cô có thể thay đổi.

Chỉ đội ngũ giáo viên bắt nhịp đổi mới là chưa đủ

HUYÊN NGUYỄN |

Đổi mới thành công hay không bắt đầu từ đội ngũ giáo viên. Nhưng chỉ đội ngũ giáo viên bắt nhịp đổi mới thôi là chưa đủ.

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Xúc động lời ân hận của giáo viên từng trừng phạt khi học sinh mắc lỗi

Bích Hà (ghi) |

Những lời gan ruột của cô giáo Lê Thị Nếp về nghề giáo, về những vui buồn sau hơn 20 năm theo nghiệp “đưa đò” đã khiến cả giáo viên và phụ huynh rơi nước mắt. Lao Động xin ghi lại những lời tâm sự của cô, để mỗi phụ huynh hiểu hơn về những áp lực, sự vất vả của những giáo viên đang dạy lớp 1 và mỗi thầy cô có thể thay đổi.

Chỉ đội ngũ giáo viên bắt nhịp đổi mới là chưa đủ

HUYÊN NGUYỄN |

Đổi mới thành công hay không bắt đầu từ đội ngũ giáo viên. Nhưng chỉ đội ngũ giáo viên bắt nhịp đổi mới thôi là chưa đủ.

Chưa bao giờ áp lực với giáo viên lớn như hiện nay

HUYÊN NGUYỄN |

Áp lực từ nhà trường đến các mối quan hệ xã hội, lo lắng từ ổn định công việc, biên chế đến thu nhập đời sống… Chưa bao giờ áp lực giáo viên lớn, sự bất an trong giáo dục cao như hiện nay.