Em Phạm Song Toàn đã phải nổi tiếng một cách bất đắc dĩ

Đào Bích |

Chỉ vì lên tiếng để đòi một quyền lợi chính đáng cho bản thân mình và các bạn mà em Phạm Song Toàn vô tình đã phải chịu đựng những áp lực, thiệt thòi và sự nổi tiếng bất đắc dĩ.

Bên lề một cuộc ra mắt sách, dịch giả Nguyễn Quang Thạch, người nổi tiếng với dự án “sách hóa nông thôn” đã đề cập đến câu chuyện của nữ sinh Phạm Song Toàn (Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TPHCM) ở góc độ về sự nổi tiếng.

“Chúng ta đã để một cô bé chỉ mới ở độ tuổi mới lớn phải chịu một áp lực quá nặng nề về sự nổi tiếng. Trong khi dư luận càng tranh cãi thì gánh nặng áp lực càng đè lên đôi vai của cô bé”, anh nói.

“Người đi xuyên Việt vì sách” khẳng định, việc chuyển em Phạm Song Toàn sang một ngôi trường khác thể hiện sự thất bại hoàn toàn trong biện pháp xử lý tình huống của nhà trường, Sở Giáo dục và lãnh đạo UBND TPHCM.

Dịch giả Nguyễn Quang Thạch.
Dịch giả Nguyễn Quang Thạch.

"Chúng ta phải đặt ra câu hỏi về việc cô giáo đến lớp và im lặng với học sinh trong vòng 3 tháng mà các em học sinh vẫn không dám lên tiếng phản ánh bất cứ điều gì. Đây là một vấn đề nghiêm trọng của giáo dục Việt Nam mà chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận. Một đứa trẻ không dám đòi quyền lợi cho mình, không dám nói lên tiếng nói của mình thì giáo dục của trường đó đã thất bại hoàn toàn", dịch giả Nguyễn Quang Thạch cho biết.

Tác giả dự án "Sách hóa nông thôn" cho rằng, ở cấp bậc THPT mà các em còn không dám lên tiếng sớm thì trong quá trình từ tiểu học đến THCS, bản thân nhiều học sinh cũng đã rơi vào thế bị động trong việc bày tỏ quan điểm, quyền lợi của mình. "Để học sinh im lặng trong suốt thời gian dài chứng tỏ thầy cô, nhà trường cũng đã thất bại trong phương pháp giáo dục. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp nhưng trong câu chuyện này nó đã bị từ chối", anh nói.

Trước đó, trao đổi với Lao Động về vấn đề này, ĐBQH Dương Trung Quốc đặt ra câu hỏi về sự ẩn ức của cô giáo. “Nếu sự ẩn ức đó chỉ thể hiện với riêng 1 lớp học thì nên động viên cô giáo nói ra". Tuy nhiên, ông khẳng định, ở góc độ giáo dục, phản ứng của cô giáo là điều bất hợp lý. “Lẽ thường, phải là học sinh mới là đối tượng hay có tâm lý hờn dỗi chứ không phải là thầy giáo, cô giáo. Bản thân nữ giáo viên trong câu chuyện này là viên chức của nhà nước, công chức của nhà trường. Vì thế cô phải ý thức được vai trò, trách nhiệm đứng trên bục giảng của mình. Cô giáo không có quyền giận dỗi với học sinh mà phải là ngược lại mới đúng”.

 
 ĐBQH Dương Trung Quốc.

Ông Dương Trung Quốc cũng cho rằng, việc để học sinh phản ánh về tình trạng “im lặng” trong suốt thời gian dài cho thấy rõ ràng cô giáo đã vi phạm những yêu cầu cơ bản trong phương pháp giáo dục. Tuy nhiên, ông cho rằng, nên cân nhắc khi sử dụng khái niệm “cô giáo quyền lực”. “Cần phải xem xét một cách cẩn trọng sự việc. Nếu thực sự có vấn đề thì phải giải quyết tận gốc. Nhưng dư luận cũng nên có sự thông cảm, chia sẻ đối với nữ giáo viên”, ông nói.

ĐBQH Dương Trung Quốc cũng đánh giá cao tinh thần phản ánh tiêu cực của nữ sinh Phạm Song Toàn. Theo ông, cần khuyến khích thêm những hành động như thế để học sinh Việt Nam chủ động hơn nữa trong việc bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình.

Đào Bích
TIN LIÊN QUAN

Dư luận trái chiều về việc chuyển trường cho em Phạm Song Toàn

Thế Lâm (tổng hợp) |

Học sinh Phạm Song Toàn (lớp 11A1 Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM) phản ánh cô giáo dạy toán lên lớp trong hơn 3 tháng liền chỉ ghi mà không giảng bài đang chịu nhiều áp lực. Cuối cùng, lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT “giải quyết nhanh” đơn xin chuyển trường của em Toàn và gia đình.

Để em Phạm Song Toàn phải chuyển trường, mục tiêu giáo dục đã thất bại

Đặng Chung |

Ngay trong môi trường sư phạm, một việc làm đúng không được bảo vệ, một việc làm sai lại không dám đấu tranh. Điều này thể hiện sự dân chủ trong trường học chỉ là hình thức, nó đang gián tiếp đẩy mục tiêu giáo dục đi đến thất bại.

Cô giáo “quyền lực” im lặng không giảng bài: Giáo viên chủ nhiệm không thể vô can

HẢI ĐĂNG |

Trong khi cô giáo “quyền lực” im lặng không giảng bài, một hành vi kỳ quái chưa từng có trong lịch sử giáo dục, vẫn chưa bị kỷ luật, thì học sinh trung thực mạnh dạn nói lên bất công đã phải “ra đi”.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Dư luận trái chiều về việc chuyển trường cho em Phạm Song Toàn

Thế Lâm (tổng hợp) |

Học sinh Phạm Song Toàn (lớp 11A1 Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM) phản ánh cô giáo dạy toán lên lớp trong hơn 3 tháng liền chỉ ghi mà không giảng bài đang chịu nhiều áp lực. Cuối cùng, lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo Sở GD&ĐT “giải quyết nhanh” đơn xin chuyển trường của em Toàn và gia đình.

Để em Phạm Song Toàn phải chuyển trường, mục tiêu giáo dục đã thất bại

Đặng Chung |

Ngay trong môi trường sư phạm, một việc làm đúng không được bảo vệ, một việc làm sai lại không dám đấu tranh. Điều này thể hiện sự dân chủ trong trường học chỉ là hình thức, nó đang gián tiếp đẩy mục tiêu giáo dục đi đến thất bại.

Cô giáo “quyền lực” im lặng không giảng bài: Giáo viên chủ nhiệm không thể vô can

HẢI ĐĂNG |

Trong khi cô giáo “quyền lực” im lặng không giảng bài, một hành vi kỳ quái chưa từng có trong lịch sử giáo dục, vẫn chưa bị kỷ luật, thì học sinh trung thực mạnh dạn nói lên bất công đã phải “ra đi”.