Đừng vội vàng để thành... chắp vá

Huyên Nguyễn |

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố và lấy ý kiến rộng rãi về Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (sau đây gọi tắt là Chương trình), nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục, các thầy cô giáo đã chỉ ra nhiều bất cập trong Chương trình này.
Chương trình không một nước nào có!
Góp ý về Chương trình, GS Ngô Việt Trung, nguyên Viện trưởng Viện Toán học, cho rằng: Chương trình bị ám ảnh bởi các nghị quyết, chính sách và mục tiêu đào tạo nhân lực, vì vậy mà trở nên quá tham vọng.
“Chúng ta có những sự nhầm lẫn trong mục tiêu phát triển nhân lực khi đưa ra một Chương trình mà tôi nghĩ không một nước nào có, vì không có đủ nhân lực và cơ sở vật chất để làm. Tôi không rõ trên cơ sở nào mà Ban soạn thảo lại đưa ra nhiều mục tiêu thế. Cách tiếp cận tốt nhất là học theo chương trình của những nước có hệ thống giáo dục phổ thông tốt nhất thế giới”, ông Trung cho hay.
Đồng quan điểm, GS.TSKH Vũ Minh Giang, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng cần phải xác định lại mục tiêu của giáo dục phổ thông. Chương trình đang xây dựng theo hướng phân luồng lớp 11 và 12 cho HS chọn môn thiên về tự nhiên hay xã hội. Tư duy đó nghe có vẻ rất ổn nhưng sâu xa ra thì điều này hoàn toàn có vấn đề. Bởi HS sẽ vẫn rơi vào trạng thái tập trung ôn các môn yêu thích và bỏ môn còn lại.
Ông Giang phân tích: Phân luồng cần được hiểu đúng là phân rõ học xong phổ thông ai vào được đại học, ai học trung cấp, ai đi học nghề chứ không phải phân ban theo khối môn. Chính vì vậy, hạn chế của Chương trình là vẫn coi phân luồng như phân ban.
GS Nguyễn Lân Dũng, Hội đồng tư vấn Khoa học – Giáo dục – Môi trường, UBTƯMTTQ Việt Nam cũng bày tỏ trăn trở: “Hiện nay chúng ta không cần giống như Hàn Quốc khi ban đầu dạy HS hoàn toàn bằng sách giáo khoa dịch của Nhật Bản, nhưng Chương trình nhất định không thể chẳng giống ai trên thế giới!”.
Giảm tải hay tăng tải?
Chương trình mới được xây dựng dường như vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng giảm tải áp lực học hành cho HS. Với số lượng giờ học lên tới hàng nghìn tiết cùng hàng chục các môn học và vô vàn sự lựa chọn, nhiều chuyên gia cho rằng, chương trình trở nên ôm đồm, cồng kềnh và quá sức với thực tế. Thậm chí, nhiều người còn “choáng” khi HS lớp 10 có tới 15 môn học bắt buộc và tự chọn bắt buộc, chưa tính 2 môn tự chọn.
TS Nguyễn Anh Dũng, Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, nhìn nhận chương trình học ở cấp THCS và THPT nếu học từ 29 – 30 tiết/tuần thì số lượng giờ cũng chiếm hết thời gian của 1 tuần, không còn thời gian dành cho sinh hoạt trường, lớp, sinh hoạt chuyên môn của giáo viên.
Trăn trở trên cũng tương tự ở cấp Tiểu học khi thời lượng học tập theo Chương trình vẫn quá cao. “Với thời lượng nhiều như vậy liệu rằng HS dễ bị quá tải, đặc biệt là khi tâm lý sính thành tích của phụ huynh vẫn còn rất nặng nề và tình trạng dạy thêm học thêm, học nâng cao vẫn phổ biến khắp cả nước”, TS Vũ Thu Hương, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đặt câu hỏi.
Tương tự, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - cho rằng chương trình Tiểu học phải hết sức ổn định và căn cơ nhất, không thể học đủ các thứ trên đời. Ngoài ra, GS Dong cũng chỉ ra bất cập khi Chương trình đang xây dựng tách rời chương trình giáo dục đại học: “Tôi không thấy trong dự thảo đề cập đến việc Chương trình sẽ phục vụ chương trình đại học thế nào”.
Lý giải về điều này, GS Nguyễn Minh Thuyết – Tổng Chủ biên Chương trình cho hay, theo báo cáo của UNESCO và Ngân hàng Thế giới, tổng số tiết của HS Việt Nam trong suốt 12 năm học chỉ bằng khoảng 63 - 65% HS các nước phát triển, bằng 75% của Trung Quốc, 73% của Thái Lan. Các nước học 2 buổi/ngày, mình đến cả HS Tiểu học nhiều nơi cũng còn chưa được học 2 buổi/ngày. Do đó, câu chuyện quá tải là rất khó tránh. Bởi vì cùng một lượng kiến thức như thế, nước ngoài học 2 buổi, mình một buổi. Nhưng Ban soạn thảo vẫn đặt một trong những trọng tâm công việc của mình là chống quá tải.
Bất cập hình thức chọn môn
Trong Chương trình, lớp 11 và 12 sẽ là các lớp phân hoá sâu của giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chính vì thế, HS sẽ tự chọn tối thiểu 5 môn trong tổng số rất nhiều môn đề ra. Lựa chọn này đặt ra nhiều vấn đề về xây dựng chương trình và sắp xếp giáo viên.
Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, nguyên Trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, với khả năng lựa chọn 5 trong tổng số rất nhiều môn học như trên thì sẽ có vô vàn tổ hợp chọn lựa. Lúc đó, sẽ rất khó cho nhà trường và đặc biệt là khó trong công tác tổ chức thi.
Cùng với đó, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Trần Trung Dũng nêu thực tế: “Chúng tôi rất băn khoăn vì không biết HS lớp 11, 12 sẽ chọn thế nào. Với sự ham học như tại Hà Tĩnh thì HS sẽ không bỏ môn nào. Thế thì sẽ không đạt được mục tiêu đề ra”.
Cô Nguyễn Thị Hồng, Hiệu trưởng trường THPT Bảo Yên 2 (Lào Cai) đặt câu hỏi, trong Dự thảo ghi, nếu trường không đủ điều kiện tổ chức một môn học cụ thể nào đó thì HS có thể sang trường lân cận để học. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa các trường quá xa thì sẽ giải quyết thế nào?
Nhấn mạnh về khó khăn trong điều hành, tuyển chọn và sử dụng đội ngũ giáo viên, bà Phan Thị Luyến, Hiệu trưởng Trường THPT Thực nghiệm, nêu: HS được chủ động chọn môn khiến nhà trường bị động khi sắp xếp nhân sự. Mỗi năm học số lượng HS lựa chọn khác nhau. Năm nay, HS chọn nhiều các môn khoa học xã hội, nhà trường tuyển nhiều giáo viên các môn này, nhưng rồi sang năm, HS đăng ký rất ít thì số giáo viên tuyển thêm như vậy sẽ dôi dư, các trường phải xử lý thế nào? Bài toán “chọn món” mà chúng ta đặt ra ở đây rất hay nhưng phải xem kỹ về tính khả thi của nó như thế nào, nếu không lại vẫn quay về như cách cũ.
Đây cũng là những băn khoăn được ông Trần Tuấn Nam – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang chia sẻ.
Khó thực hiện đại trà từ năm học 2018 - 2019
Thông tin từ Ban soạn thảo, dự kiến trong năm học 2018-2019, Chương trình sẽ triển khai đại trà chương trình mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Sự gấp gáp này khiến cho nhiều người lo lắng bởi đến nay Chương trình vẫn chưa “chốt” thì làm sao kịp xây dựng sách giáo khoa, chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất đáp ứng? Đặc biệt tại các thành phố lớn, với sĩ số lớp quá đông, trường học còn hạn chế thì khó đảm bảo triển khai đúng theo Chương trình. Đơn cử như tại Hà Nội, Sở GDĐT cho biết hiện có khoảng 95% trường tiểu học tổ chức dạy 2 buổi/ngày. Do vậy, đến năm học 2018- 2019 nếu thực hiện chương trình mới ở lớp 1 sẽ ưu tiên tối đa để khối lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Tuy vậy sẽ vẫn có những trường hợp bất khả kháng chỉ học được 1 buổi/ngày. Trong đó, một số trường tiểu học hiện nay vẫn chung cơ sở vật chất với trường THCS, nếu không kịp tách cấp thì phải tính đến phương án thuê cơ sở bên ngoài để dạy buổi 2 cho HS.
Ngoài ra, vấn đề đào tạo cũng khó khăn khi nhiều giáo viên hiện nay cho rằng bản thân mình chưa hình dung được phải làm gì và vẫn rất mơ hồ với sự đổi mới này.
Ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng trường THPT Wellspring Hà Nội, nhận định nếu chương trình áp dụng đại trà từ năm 2018 - 2019 là khó có thể thực hiện được. Do đó, nên thí điểm trước tại một số trường đã hội đủ các điều kiện tại một số tỉnh, thành. Còn lại toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông nên chậm lại một chút so với kế hoạch và phải được tập huấn, chuẩn bị về nhân lực, điều kiện cơ sở vật chất cho việc thực hiện đại trà.
Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Bi hài chuyện người già online: Suýt bị lừa gần 300 triệu đồng

BẠN ĐỌC NGUYỄN MINH ÚT |

Tôi nhận được một tin nhắn trên Facebook với nội dung vô cùng phấn khởi: “Xin chúc mừng tài khoản của bạn đã may mắn nhận được giải nhất từ sự kiện tuần lễ tri ân khách hàng năm 2022… Phần quà giải nhất của chị gồm: 1 xe máy Honda SH 150i; 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng tiền mặt… do tập đoàn Facebook tổ chức bình chọn…”.