Đưa Khá "bảnh" vào đề thi là phép thử mạo hiểm với nhân cách học trò

Phương Linh |

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, việc đưa những hình tượng bất hảo như Khá Bảnh vào đề thi là "phép thử mạo hiểm với nhân cách và bản lĩnh trí tuệ của học trò".

Mới đây, trong đề thi học sinh giỏi văn của trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng) đã đưa Khá "bảnh" - đối tượng vừa bị bắt giữ vì hành vi đánh bạc - vào đề thi. Cụ thể, đề thi yêu cầu học sinh viết một đoạn văn (khoảng 400 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về hiện tượng Khá Bảnh.

Ngay lập tức, đề thi vấp phải nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, việc đưa hình ảnh "giang hồ mạng" Khá Bảnh vào đề thi không khác gì con dao hai lưỡi. 

Trước đó, nhiều nhân vật bất hảo khác như Bà Tưng, Lệ Rơi... từng được đưa vào đề thi.

Đề thi HSG của trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng)
Đề thi HSG của trường THPT Kiến Thụy (Hải Phòng)

Tiến sĩ (TS) Văn học - Trịnh Thu Tuyết phân tích, tất cả những hiện tượng bên ngoài xã hội và mạng xã hội là một thế giới cực kỳ phức tạp và đa chiều.

Tính mô phạm của nhà trường, tính quy phạm của đề thi phải là một bộ lọc để tạo dựng chân thiện mỹ cho học trò. Những hiện tượng xã hội, khi chính người lớn còn đang có những tranh cãi trái chiều thì không nên để cho những đứa trẻ mang ra bàn luận.   

"Trước Khá Bảnh, Ngọc Trinh và Bà Tưng đã từng được đưa vào đề thi. Song, nhà trường không phải mạng xã hội để bất cứ điều gì cũng đưa vào đề thi được.

Việc đưa những hình tượng bất hảo trong thực tế vào đề thi là phép thử mạo hiểm. Tôi không đồng ý với quan điểm ra đề như vậy", TS Thu Tuyết nêu quan điểm.

“Khi bản thân những đối tượng xã hội trở thành đối tượng để học trò suy nghĩ xúc cảm thì đó là sự thiếu tôn trọng với học trò”
Tiến sĩ Văn học Trịnh Thu Tuyết.

Ths Trịnh Hồng Thúy - giáo viên Ngữ Văn trường THPT Phan Đình Phùng - cho rằng: Khi đưa những hình mẫu tiêu cực vào đề thi, có thể mang đến những tác động ngược.

"Một nhân vật không chuẩn mực được chú ý đưa vào đề thi. Sự nổi bật đó lại rất lệch chuẩn và ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ" - Ths Hồng Thúy nhấn mạnh.

Khá bảnh xuất hiện như một thần tượng ngôi sao trong môi trường giáo dục
Khá Bảnh gây tranh cãi gay gắt khi xuất hiện như một ngôi sao trong môi trường giáo dục

Tuy vậy, TS Trịnh Thu Tuyết không phủ nhận tính tích cực của việc đưa các hiện tượng xã hội thực tế vào trong đề văn. Cô Tuyết cho rằng, việc này giúp rút ngắn khoảng cách giữa văn chương với cuộc sống, giữa nhà trường với xã hội. Đồng thời, tăng thêm hứng thú cho học trò, tăng sự hấp dẫn và hữu ích cho văn chương.

Tất cả hiện tượng xã hội tiêu cực đều có thể xuất hiện trong bài làm của học trò khi các em liên tưởng, liên hệ và bàn luận. Tuy nhiên, hiện tượng đó không bao giờ trở thành đối tượng chính trong vấn đề nghị luận của đề thi.

Bởi vì nếu mà như thế thì vô hình chung, thầy cô đã cấp một cái tầm vóc quá lớn cho những đối tượng không đạt đến tầm vóc như thế. Khi bản thân những đối tượng xã hội trở thành đối tượng để học trò suy nghĩ xúc cảm thì đó là sự thiếu tôn trọng với học trò.

Theo Ths Trịnh Hồng Thúy, cần có giới hạn khi đưa nhân vật xã hội vào đề thi. Hình tượng trong đề nên có ý nghĩa giáo dục đích thực.

Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng lên tiếng về việc Khá Bảnh vào đề thi

Mai Chi |

Lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo (GDĐT) Hải Phòng đã lên tiếng về việc trường THPT Kiến Thụy đưa hiện tượng Khá Bảnh vào đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 11.

Khá Bảnh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi

Theo Trí thức trẻ |

Khá Bảnh vừa xuất hiện trong một đề thi học sinh giỏi lớp 11 ở Hải Phòng. Đề thi này đã và đang được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội.

Sở GDĐT Yên Bái lên tiếng về việc học sinh chụp ảnh cùng Khá Bảnh

A.T |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Yên Bái cho biết đã chỉ đạo các trường trên địa bàn phổ biến, phân tích những hành vi sai trái và lệch lạc của Ngô Bá Khá, tức Khá Bảnh.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp. 

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng lên tiếng về việc Khá Bảnh vào đề thi

Mai Chi |

Lãnh đạo Sở Giáo dục và đào tạo (GDĐT) Hải Phòng đã lên tiếng về việc trường THPT Kiến Thụy đưa hiện tượng Khá Bảnh vào đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 11.

Khá Bảnh xuất hiện trong đề thi học sinh giỏi

Theo Trí thức trẻ |

Khá Bảnh vừa xuất hiện trong một đề thi học sinh giỏi lớp 11 ở Hải Phòng. Đề thi này đã và đang được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội.

Sở GDĐT Yên Bái lên tiếng về việc học sinh chụp ảnh cùng Khá Bảnh

A.T |

Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Yên Bái cho biết đã chỉ đạo các trường trên địa bàn phổ biến, phân tích những hành vi sai trái và lệch lạc của Ngô Bá Khá, tức Khá Bảnh.