Đưa dạy thêm thành ngành nghề kinh doanh, người trong cuộc nói gì?

Tường Vân |

Thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội) cho rằng, nếu chỉ đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, chưa thể giải quyết dứt điểm những bất cập cốt lõi của ngành giáo dục, tìm lối ra cho vấn đề dạy thêm, học thêm.

Dạy thêm là nhu cầu lao động chính đáng của người dạy

Bàn về vấn đề dạy thêm, học thêm vốn gây nhiều tranh cãi trong dư luận, thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI (Hà Nội) cho rằng, bổ sung kiến thức mà lâu nay vẫn gọi là học thêm chính là nhu cầu thiết yếu của mỗi người học ở bất kì ngành nghề, lĩnh vực hay lứa tuổi.

Việc bổ sung kiến thức có thể diễn ra dưới nhiều hình thức như người học tự tìm hiểu qua sách, Internet... hay trực tiếp do người có chuyên môn về lĩnh vực đó hướng dẫn. Theo quy luật cung cầu, khi người học có nhu cầu thì tất yếu sẽ phát sinh người dạy. Do vậy không thể hạn chế bổ sung kiến thức của người học vì đó là quyền con người.

Theo giáo viên môn Sinh học tại Hệ thống giáo dục HOCMAI, việc dạy thêm thực tế rất rộng nhưng hiện nay khi nhiều người gắn từ dạy thêm với tình trạng một bộ phận giáo viên trong trường lôi kéo, áp đặt học sinh học thêm môn của mình với lý do không chính đáng, không trên cơ sở tự nguyện mà từ đó có thiện cảm không tốt với từ “dạy thêm”. Đồng thời đánh đồng các khía cạnh của dạy thêm, của người dạy với nhau.

Bên cạnh đó, đối tượng người dạy cũng chưa được quy định và hiểu rõ. Cụ thể, hiện nay có 2 đối tượng giáo viên: Giáo viên trong các cơ sở giáo dục và giáo viên tự do.

"Với giáo viên tự do, việc tổ chức hoạt động dạy học hoàn toàn trên cơ sở nhu cầu, mục đích người học, học sinh đến học toàn toàn bằng chính khả năng chuyên môn, kĩ năng truyền đạt kiến thức, hiệu quả học tập do chính học sinh và phụ huynh không có sức ép với học sinh về kết quả học bạ tại trường, và đây cũng là nhu cầu lao động chính đáng ở của người dạy, do đó với đối tượng này không thể cấm mà cần có quy định quản lý cụ thể hơn từ Bộ GDĐT.

Nếu nhìn theo mặt tích cực thì đây cũng chính là hình thức cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng dạy và học với các cơ sở giáo dục, bản thân nhà trường và giáo viên cần có sự đổi mới trong tiếp cận học sinh" - thầy Hiền nêu quan điểm.

Đâu mới là căn nguyên của vấn đề?

Trước thông tin Bộ GDĐT đề nghị đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thầy Hiền cho rằng, đề xuất này không phải bây giờ mới được nêu ra. Để lấy dẫn chứng, thầy Hiền phân tích:

"Năm 2016, Luật Đầu tư đã đưa dạy thêm ra khỏi danh mục, tức là trước đó nó đã có, nhưng việc quản lý dạy thêm, học thêm cũng chưa tốt.

Với những tổ chức, pháp nhân tổ chức quy mô lớn thì cần thiết quản lý chặt chẽ thông qua các điều kiện kinh doanh được quy định cụ thể, hoặc đưa vào danh mục đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Tuy nhiên, đối với các chủ thể thực hiện hoạt động dạy thêm là các cá nhân giáo viên, với mục đích kết hợp hỗ trợ kiến thức cho học sinh với mức học phí nhỏ, sĩ số lớp nhỏ thì việc đưa hoạt động dạy thêm vào danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện cũng sẽ khó mà có tính hiệu quả thực tiễn. Khi điều kiện kinh doanh khó khăn, khả năng dạy chui, học chui sẽ phát sinh".

Theo quan điểm trong xã hội ngày nay, pháp luật là công cụ quản lý xã hội hiệu quả nhất. Giáo dục không phải là ngoại lệ nên cần được quản lý theo luật, trong đó có dạy thêm, học thêm. Nhưng như thế là chưa đủ, chắc chắn cũng không thể giải quyết hết vấn đề, vì đó không phải gốc rễ của việc dạy thêm, học thêm.

"Chỉ khi nào nội dung, phương pháp giáo dục và cách đánh giá học sinh (gồm cả đánh giá thường xuyên và đánh giá qua các cuộc thi, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục) được đổi mới thì khi đó mới có thể giảm được dạy thêm, học thêm. Và bên cạnh đó vấn đề thu nhập của giáo viên cần được chú ý hơn nữa" - thầy Hiền nhấn mạnh.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

GS.TS Phạm Tất Dong: Không thể xem dạy thêm như một món hàng kinh doanh

Tường Vân |

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, giáo dục không phải là món hàng kinh doanh. Nếu đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, tai hại và nảy sinh nhiều tiêu cực.

Bản chất việc dạy thêm là không xấu, nhưng quản lý thế nào cho minh bạch?

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng dạy thêm cần được sớm đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hoạt động này diễn ra công khai, minh bạch và có kiểm soát.

Hiểu gốc vấn đề mới có thể giải quyết triệt để tình trạng dạy thêm

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) |

Tồn tại từ nhu cầu thực tế của xã hội, song, dạy thêm hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức, trái với mục đích cao cả của giáo dục, khiến dư luận bức xúc, mất niềm tin vào ngành, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có nhiều thông tư, văn bản quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Tại phiên chất và trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 11.11 vừa qua, vấn đề này lại một lần nữa được các đại biểu đưa ra tranh luận, bày tỏ quan điểm sôi nổi, khách quan trên nhiều khía cạnh. 

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

GS.TS Phạm Tất Dong: Không thể xem dạy thêm như một món hàng kinh doanh

Tường Vân |

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, giáo dục không phải là món hàng kinh doanh. Nếu đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ xảy ra nhiều hệ lụy, tai hại và nảy sinh nhiều tiêu cực.

Bản chất việc dạy thêm là không xấu, nhưng quản lý thế nào cho minh bạch?

Vân Trang |

Nhiều phụ huynh, giáo viên cho rằng dạy thêm cần được sớm đưa vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện để hoạt động này diễn ra công khai, minh bạch và có kiểm soát.

Hiểu gốc vấn đề mới có thể giải quyết triệt để tình trạng dạy thêm

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) |

Tồn tại từ nhu cầu thực tế của xã hội, song, dạy thêm hiện nay diễn ra dưới nhiều hình thức, trái với mục đích cao cả của giáo dục, khiến dư luận bức xúc, mất niềm tin vào ngành, dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có nhiều thông tư, văn bản quy định về quản lý dạy thêm, học thêm. Tại phiên chất và trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 11.11 vừa qua, vấn đề này lại một lần nữa được các đại biểu đưa ra tranh luận, bày tỏ quan điểm sôi nổi, khách quan trên nhiều khía cạnh.