"Dù làm nghề nào, tôi cũng chỉ say nghề dạy học"

Linh Chi - Cát Tường |

Từng có thời gian rời giảng đường để làm sang một nghề khác nhưng khi ngọn lửa nghề đau đáu, thầy giáo Đỗ Lương Điền (cựu giáo viên THPT Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) vẫn chọn quay trở lại với nghề, để dạy và gắn bó với biết bao thế hệ học trò.
Thầy Đỗ Lương Điền chia sẻ kỷ niệm khi còn đứng trên bục giảng.

Từ giảng viên đại học đến thầy giáo trường cấp 3

Thầy giáo Đỗ Lương Điền sinh năm 1948 và là sinh viên khóa đầu tiên của Trường Đại học Ngoại Ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Khi tốt nghiệp ra trường, thầy Điền quyết định theo đuổi nghề cầm phấn và được phân công về dạy học tại Trường Đại học Nông nghiệp 2.

Những năm tháng chiến tranh cực khổ nhưng thầy vẫn không quên căn dặn học trò học là phải đến nơi đến chốn, nhất là môn tiếng Anh. Thời bấy giờ, tiếng Anh vẫn là môn học xa lạ và đầy bỡ ngỡ với các sinh viên. Bởi tài liệu học tập chưa có nhiều, điều kiện học tập thiếu thốn đủ bề. Ấy thế nhưng, thầy Điền vẫn động viên các học trò phải học tiếng Anh để sau này có cơ hội việc làm rộng mở.

10 năm làm giảng viên, khi trường chuyển vào Huế, thầy Điền quyết định trở lại Hà Nội và xin được vào công tác tại Viện Nội tiết (Bộ Y tế) với chức danh phiên dịch viên. 6 năm làm phiên dịch viên, những lần đi công tác tại các tỉnh miền núi, nhìn những cô cậu học trò ngây thơ lại thắp lại ngọn lửa đam mê với nghề cầm phấn, đứng trên bục giảng. Và thế là, người thầy năm nào quyết định quay trở lại với nghề giáo, và được phân công về dạy tiếng Anh tại Trường THPT Xuân Đỉnh (Hà Nội).

"Đã làm nghề thì phải yêu nghề. Tôi rất yêu nghề dạy học nên đã quyết định trở về nơi mình sinh ra để cống hiến. Đi dạy học, chỉ cần nghỉ một ngày là cảm thấy bơ vơ, chỉ thích ra trường chăm chút cho học sinh. Dù có làm nghề gì có lẽ tôi vẫn sẽ chọn làm nghề giáo", thầy Điền tự hào nói.

"Bí quyết" của người thầy 

Trong suốt quãng thời gian dạy học, thầy Điền luôn được các học sinh quý mến bởi những phương pháp dạy thực tế. Dạy tiếng Anh, thay vì chỉ cho học sinh học trong sách vở, thầy đã trực tiếp liên hệ mời giáo viên người Úc về trường để trao đổi và trực tiếp nói chuyện với học sinh, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp với người nước ngoài.

Thầy giáo Đỗ Lương Điền bên các học trò cũ. Ảnh: NVCC.
Thầy giáo Đỗ Lương Điền bên các học trò cũ. Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch COVID-19 (Ảnh: NVCC).

"Phải hiểu được học sinh thì mới có thể giáo dục được. Có nhiều những chuyện đến bây giờ các phụ huynh và đến cả học sinh vẫn nhắc. Có học sinh đi học chưa thấy về, mình phải hi sinh buổi tối để đi tìm từng đứa xem đi đâu, để gọi về.

Có những học sinh đặc biệt, mình cũng có cách khích lệ riêng và "đưa" nó trở lại thành một cậu học trò đúng nghĩa. Từng đứa học trò hoàn cảnh thế nào, năng khiếu ra sao mình đều phải nắm. Giờ nghỉ hưu rồi nhưng học sinh, phụ huynh vẫn gọi điện hỏi thăm, đó là cái quý của nghề thầy giáo", thầy Điền tâm sự.

Không chỉ tìm hiểu, thầy còn từng dùng chính những đồng lương ít ỏi để giúp đỡ những học trò có hoàn cảnh khó khăn trong lớp.

"Nhìn những học sinh nghèo, tôi luôn cảm thấy đau đáu bởi mình ngày xưa đã nghèo, đã khổ rồi nên luôn muốn giúp, động viên các em đi học. Hồi đó, tôi cũng thường nghĩ ra những phần thưởng, ai được điểm cao nhất sẽ được miễn học phí. Vừa giúp được các em, vừa tạo động lực để học sinh phấn đấu hơn.

Có những học sinh nghèo lắm, tôi lên tận nhà để đưa chút tiền cho bố mẹ và động viên họ cho con đi học. Những em học sinh đó sau này đều thành công, giờ vẫn hỏi thăm thầy. Đó có lẽ là niềm vui, hạnh phúc nhất của người thầy", thầy Điền nói.

Linh Chi - Cát Tường
TIN LIÊN QUAN

"Nếu có một cuộc đời khác, tôi vẫn chọn nghề giáo viên"

Linh Chi - Cát Tường |

Đứng trên bục giảng suốt 40 năm ròng, thầy giáo Hoàng Mai Định và vợ đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Những năm tháng dạy học thời chiến rồi tới thời bao cấp vất vả không kể xiết đối với vợ chồng thầy Định dường như chỉ mới hôm qua.

Cô giáo ngày cầm phấn, đêm đốt đuốc vận động trẻ đến trường

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Cô giáo Hồ Thị Hương ở bản Giang Châu, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) được hàng trăm học sinh nơi đây gọi bằng "mẹ".

Cô giáo "truyền lửa" đam mê đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến

Thu Thuỷ |

Cô giáo Thu Nguyệt đã có những sự thay đổi trong cách giảng dạy trực tuyến của mình, giúp nhiều em học sinh dễ dàng tiếp cận môn học.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

"Nếu có một cuộc đời khác, tôi vẫn chọn nghề giáo viên"

Linh Chi - Cát Tường |

Đứng trên bục giảng suốt 40 năm ròng, thầy giáo Hoàng Mai Định và vợ đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Những năm tháng dạy học thời chiến rồi tới thời bao cấp vất vả không kể xiết đối với vợ chồng thầy Định dường như chỉ mới hôm qua.

Cô giáo ngày cầm phấn, đêm đốt đuốc vận động trẻ đến trường

Phan Tuấn |

Đắk Nông - Cô giáo Hồ Thị Hương ở bản Giang Châu, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông) được hàng trăm học sinh nơi đây gọi bằng "mẹ".

Cô giáo "truyền lửa" đam mê đổi mới phương pháp dạy học trực tuyến

Thu Thuỷ |

Cô giáo Thu Nguyệt đã có những sự thay đổi trong cách giảng dạy trực tuyến của mình, giúp nhiều em học sinh dễ dàng tiếp cận môn học.