Dự kiến tăng phụ cấp cho giáo viên mầm non 10%, giáo viên tiểu học 5%

Tường Vân |

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Kim Sơn chia sẻ tại buổi gặp gỡ, đối thoại với giáo viên sáng ngày 15.8.

Dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi đối với viên

Sáng 15.8, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Tại buổi gặp gỡ, nhiều ý kiến giáo viên chia sẻ, hiện nay, mặc dù mức lương đã có nhiều sự cải thiện, song, mức tăng không đáng kể, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và công sức giáo viên bỏ ra, đặc biệt với giáo viên mầm non. Đây là nguyên nhân khiến nhiều giáo viên nghỉ việc, hoặc tìm hướng đi mới.

Trao đổi lại với những ý kiến phát biểu của giáo viên, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, thời gian qua, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách quan tâm đến giáo viên mầm non nhưng mức lương của giáo viên mầm non vẫn thấp so với mặt bằng thu nhập chung và so với công sức thầy cô bỏ ra.

Bộ trưởng Giáo dục đào tạo Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.
Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên.

Theo Bộ trưởng, Chính phủ đã giao Bộ GDĐT làm việc với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành; trước hết cân nhắc để có thể nâng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non, tiểu học.

"Bước đầu, Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ đã có sự thống nhất, dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non lên 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%. Còn lại, cần có sự thống nhất với Bộ Tài chính, sau đó thông qua Chính phủ…

Ngành Giáo dục có số lượng người hưởng lương, công chức, viên chức rất lớn, chiếm hơn 70% tổng số công chức, viên chức cả nước. Do đó, mỗi chính sách điều chỉnh, dù nhỏ, cũng cần tính toán các nguồn lực, điều kiện. Bởi vậy, chúng ta mong muốn, kiến nghị, nhưng cũng cần từng bước, hợp lý" - Bộ trưởng chia sẻ.

Đề xuất chế độ hỗ trợ, giữ nguyên tuổi nghỉ hưu với giáo viên mầm non

Ngoài vấn đề lương, nhiều thầy cô cũng bày tỏ hiện nay, giáo viên mầm non làm việc nhiều hơn so với số giờ quy định, chế độ trông trưa, số giờ trông trẻ dài hơn, đến sớm, về muộn… Chính vì đặc thù công việc, thầy cô cũng kiến nghị được giữ nguyên tuổi nghỉ hưu (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi), nhất là giáo viên mầm non.

Người đứng đầu ngành giáo dục nhận định, đây là một thực tế. Với số giờ lao động như vậy, thầy cô phải bỏ nhiều sức lực, ít còn thời gian phát triển chuyên môn, chăm sóc gia đình. Đó cũng là lý do nhiều người ngại ứng tuyển làm việc tại trường mầm non.

Hiện, một số địa phương đã có giải pháp huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ tiền ngoài giờ cho giáo viên mầm non; nhưng còn thiếu hành lang pháp lý đầy đủ, bền vững bù đắp cho việc này.

"Thời gian tới, Bộ GDĐT tiếp tục lưu ý đến việc bù đắp thù lao giờ làm việc nhiều của giáo viên mầm non" - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Liên quan đến độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non, Bộ trưởng cho biết, hiện Chính phủ đang điều chỉnh Luật Bảo hiểm xã hội. Trong góp ý Luật này, Bộ GDĐT đã có ý kiến chính thức đề nghị đưa giáo viên mầm non và đối tượng lao động nặng nhọc, từ đó liên quan đến tuổi hưu. Trong Diễn đàn Người lao động năm 2023, việc này tiếp tục được Bộ GDĐT nêu kiến nghị.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Nhiều kiến nghị về chế độ chính sách, lương thưởng cho giáo viên

Tường Vân |

Nhiều giáo viên bày tỏ hiện nay, mức lương thấp khiến họ không đủ trang trải cuộc sống. Đây là lí do chính khiến nhiều thầy cô bỏ nghề tìm hướng đi mới.

Giáo viên mong ước gì cho năm học mới?

Nguyễn Văn Lực - Trường THCS Trịnh Phong (Khánh Hoà) |

Trước thềm năm học mới, giáo viên có mong ước được sống bằng lương, học sinh chăm ngoan, học giỏi,...

Tranh cãi chuyện SGK: Bộ GDĐT có nên biên soạn thêm 1 bộ sách?

Nhóm PV |

Những ngày qua, đã xuất hiện đề xuất về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ sau khi công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã thực hiện được gần 4 năm nay. Điều này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.

Giá gạo tăng kỷ lục, các mặt hàng cơm, bún, phở đồng loạt tăng theo

MINH HÀ - HOÀNG XUYẾN |

Giá gạo tăng cao những ngày gần đây đã khiến các sản phẩm chế biến từ gạo như cơm, bún, phở, mì, bánh cuốn,… đồng loạt tăng giá.

Bắc Giang sẽ có thêm thành phố Việt Yên

Trần Tuấn |

Bắc Giang đặt mục tiêu đưa huyện Việt Yên thành thị xã trước năm 2025 và đến năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh Bắc Giang.

Sống trong lo sợ ở chung cư dột nát, trần rơi từng mảng giữa lòng Hải Phòng

Hoàng Khôi |

Tường bong tróc, trần nhà, cầu thang rơi từng mảng lớn... khiến người dân chung cư Đ74 Nam Pháp (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) lo đến "mất ăn, mất ngủ" trong thời gian qua.

TPHCM chi 90 tỉ đồng gia cố bờ kè kênh Thanh Đa sau sự cố sạt lở

Hữu Chánh |

TPHCM chấp thuận chủ trương xây dựng kiên cố tuyến kè kênh Thanh Đa - đoạn 1.1 với chiều dài 478m thay thế công trình kè mềm hiện hữu, với mức đầu tư dự kiến khoảng 90 tỉ đồng.

Đấu giá 7 khu đất vàng trị giá 2.000 tỉ đồng ở Đồng Nai

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai – Ngày 16.8, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị cho việc đấu giá 7 khu đất trong năm 2024 với diện tích hơn 97ha, giá khởi điểm dự kiến hơn 2.000 tỉ đồng.

Nhiều kiến nghị về chế độ chính sách, lương thưởng cho giáo viên

Tường Vân |

Nhiều giáo viên bày tỏ hiện nay, mức lương thấp khiến họ không đủ trang trải cuộc sống. Đây là lí do chính khiến nhiều thầy cô bỏ nghề tìm hướng đi mới.

Giáo viên mong ước gì cho năm học mới?

Nguyễn Văn Lực - Trường THCS Trịnh Phong (Khánh Hoà) |

Trước thềm năm học mới, giáo viên có mong ước được sống bằng lương, học sinh chăm ngoan, học giỏi,...

Tranh cãi chuyện SGK: Bộ GDĐT có nên biên soạn thêm 1 bộ sách?

Nhóm PV |

Những ngày qua, đã xuất hiện đề xuất về việc đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ SGK của Bộ sau khi công tác xã hội hóa biên soạn SGK đã thực hiện được gần 4 năm nay. Điều này nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội.