Dự kiến giảm 66 trường giáo dục công lập ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Trong giai đoạn 2022-2025, số lượng đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập giảm 10% trở lên so với tổng số đơn vị sự nghiệp toàn ngành. Dự kiến đến năm học 2025-2026, mạng lưới cơ sở giáo dục công lập sau khi sắp xếp giảm 66/491 đơn vị.

Ngày 13.9, UBND tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định phê duyệt kế hoạch sắp xếp các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trên địa bàn giai đoạn 2022-2025.

Theo kế hoạch Sở Giáo và Đào tạo trình tỉnh Khánh Hòa, trong giai đoạn 2022-2025 (năm học 2022-2023 đến năm học 2025- 2026), số lượng đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập giảm 10% trở lên so với tổng số đơn vị sự nghiệp toàn ngành và giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Chấm dứt số hợp đồng lao động không đúng quy định trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Được biết, đầu năm học 2022-2023, toàn ngành giáo dục có 491 cơ sở giáo dục công lập, trong đó đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo gồm 34 đơn vị; đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Như đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo sau khi sắp xếp tăng lên 3 đơn vị; tổng đơn vị sau khi sắp xếp còn lại 37.

Hay như TP Nha Trang năm học 2022-2023 có 107 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và liên cấp. Sau khi sắp xếp sẽ giảm 22 đơn vị.

Riêng các địa phương như TP Cam Ranh giảm 6 đơn vị, Cam Lâm giảm 7 đơn vị, Diên Khánh giảm 6 đơn vị, Ninh Hòa giảm 8 đơn vị, Vạn Ninh giảm 13 đơn vị, Khánh Vĩnh giảm 6 đơn vị, Khánh Sơn giảm 1 đơn vị.

Dự kiến đến năm học 2025-2026, mạng lưới cơ sở giáo dục công lập sau khi sắp xếp giảm 66/491 đơn vị (tỉ lệ 13,4%)

Về nguyên tắc sắp xếp, đối với cấp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập, mỗi địa bàn cấp xã chỉ tổ chức 1 trường và các điểm trường trực thuộc (nếu có) cho mỗi cấp học. Những địa bàn có số lượng lớp/trường vượt quá định mức tối đa hoặc nếu sáp nhập sẽ vượt quá định mức thì cho phép tổ chức 2 trường nhưng phải đảm bảo số lượng trường học tương đương với số đơn vị hành chính.

Việc sắp xếp, sáp nhập các trường nhằm tinh gọn bộ máy; bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp vị trí việc làm nhằm nâng cao chất lượng...

Việc sắp xếp, sáp nhập các trường chủ yếu sắp xếp, sáp nhập về tổ chức bộ máy; việc bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên dôi dư phải đảm bảo phù hợp, tạo được tâm lý ổn định, yên tâm công tác; số nhân viên hành chính dôi dư, sẽ thực hiện điều chuyển sang đơn vị khác đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ theo quy định.

Ngoài ra, việc thành lập các trường liên cấp nhằm sáp nhập các dự án trường trung học phổ thông đã được phê duyệt với các trường trung học cơ sở có quy mô nhỏ trên địa bàn; đồng thời, đảm bảo lộ trình giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp giai đoạn 2022-2025.

Hữu Long
TIN LIÊN QUAN

Người đột phá đổi mới giáo dục đại học

TS. Nhà giáo Trần Bá Dung - Nguyên Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam |

Trong cuộc đời, cuộc nghề của mỗi người thường có những lối rẽ không định trước. Có thể là bước ngoặt mang tính quyết định số phận. Với tôi - một người làm báo nhiều năm viết về giáo dục, đã từng ở trong ngành giáo dục và nay vẫn gắn bó với sự nghiệp giáo dục, Giáo sư Trần Hồng Quân không chỉ là một Bộ trưởng có tầm nhìn xa, tư duy sâu sắc, đột phá trong đổi mới giáo dục đại học mà còn là nhà lãnh đạo hiểu và gần gũi với báo chí, là người tạo cho tôi bước ngoặt, lối rẽ sang một ngả khác của nghề báo và tôi đã đi theo suốt cuộc đời làm báo của mình.

Đổi mới giáo dục nhìn từ môn Lịch sử

Trà My - Bích Hà |

Năm học mới bắt đầu, lại một lần nữa học sinh, phụ huynh, đội ngũ giáo viên và cả dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt tới môn Lịch sử, cùng những kỳ vọng vào luồng gió mới của một cuộc "cải cách giáo dục".

Hơn 600 tỉ đồng hỗ trợ giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn KCN

Tường Vân |

Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non nhưng sau hơn 3 năm triển khai, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xoay quanh vấn đề này.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh qua đời tại nhà riêng

Vương Trần |

Sau một thời gian lâm bệnh nặng, dù được Đảng, Nhà nước, quân đội, các giáo sư, bác sĩ, gia đình tận tình chăm sóc cứu chữa, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã từ trần rạng sáng nay 14.9 tại nhà riêng.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu đến hết quý II dư hơn 7.400 tỉ đồng

TRÍ MINH |

Ngày 14.9, Bộ Tài chính vừa có thông tin về số dư Quỹ Bình ổn giá (BOG) xăng dầu đến hết quý II năm nay.

Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu khi bệnh sốt xuất huyết trở nặng

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Các bác sĩ nhận định sốt xuất huyết là căn bệnh rất nguy hiểm, diễn biến khó lường, thậm chí dễ dẫn đến biến chứng giảm tiểu cầu gây xuất huyết nặng, viêm phổi cấp hay suy đa tạng, đặc biệt là với những người có bệnh nền.

Sai phạm gây thiệt hại hơn 460 tỉ đồng của hai cựu sếp VEC vụ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

Việt Dũng |

Bị can Trần Văn Tám và người tiền nhiệm khi giữ chức Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã buông lỏng công tác quản lý, sai phạm ở dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.

Dự báo diễn biến mưa lớn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

MINH HÀ |

Ngày 14.9, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vừa, mưa rất to. Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tiếp tục xảy ra nhiều nơi.

Người đột phá đổi mới giáo dục đại học

TS. Nhà giáo Trần Bá Dung - Nguyên Trưởng Ban Nghiệp vụ - Hội Nhà báo Việt Nam |

Trong cuộc đời, cuộc nghề của mỗi người thường có những lối rẽ không định trước. Có thể là bước ngoặt mang tính quyết định số phận. Với tôi - một người làm báo nhiều năm viết về giáo dục, đã từng ở trong ngành giáo dục và nay vẫn gắn bó với sự nghiệp giáo dục, Giáo sư Trần Hồng Quân không chỉ là một Bộ trưởng có tầm nhìn xa, tư duy sâu sắc, đột phá trong đổi mới giáo dục đại học mà còn là nhà lãnh đạo hiểu và gần gũi với báo chí, là người tạo cho tôi bước ngoặt, lối rẽ sang một ngả khác của nghề báo và tôi đã đi theo suốt cuộc đời làm báo của mình.

Đổi mới giáo dục nhìn từ môn Lịch sử

Trà My - Bích Hà |

Năm học mới bắt đầu, lại một lần nữa học sinh, phụ huynh, đội ngũ giáo viên và cả dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt tới môn Lịch sử, cùng những kỳ vọng vào luồng gió mới của một cuộc "cải cách giáo dục".

Hơn 600 tỉ đồng hỗ trợ giáo viên, cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn KCN

Tường Vân |

Nghị định 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành trong bối cảnh dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến ngành giáo dục, đặc biệt là giáo dục mầm non nhưng sau hơn 3 năm triển khai, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Bá Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xoay quanh vấn đề này.