Đồng Yên giảm, du học sinh Việt Nam tại Nhật xin hỗ trợ từ gia đình

TRÀ MY |

Đồng Yên rớt giá mạnh khiến nhiều du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản tìm mọi cách trang trải cuộc sống. Thậm chí, có du học sinh còn phải gọi điện về nhà xin hỗ trợ vì quá chật vật mưu sinh.

Trong bối cảnh đồng Yên rớt giá, nhiều du học sinh Việt Nam cảm thấy "vỡ mộng" khi đã quyết định đặt chân sang Nhật Bản.

Viễn cảnh về cuộc sống vừa học vừa làm với lương tháng hơn 20 triệu đồng và sẽ giúp gia đình trang trải cuộc sống nhưng chưa đầy một năm, suy nghĩ này của em Nguyễn Mạnh Thắng - du học sinh tại tỉnh Niigata, Nhật Bản đã bị dập tắt.

“Em là du học sinh đi theo hệ vừa học vừa làm sang Nhật từ năm 2021. Khi sang Nhật Bản, em đặt ra mục tiêu sau khi hoàn thành khoá học 4 năm tại đây sẽ có một tấm bằng đại học mang về để xin việc tại Việt Nam. Bên cạnh đó, muốn bám trụ tại nơi này đồng nghĩa với việc em phải chăm chỉ làm việc, vừa là để đóng tiền sinh hoạt, vừa là để giúp đỡ gia đình.

Nhưng thật sự, hiện tại thì em chỉ mong muốn nhanh chóng hoàn thành khóa học để trở về nước. Vì đã nhiều tháng nay, gia đình em phải gửi thêm tiền từ Việt Nam sang để hỗ trợ thêm” - Mạnh Thắng cho hay.

Cũng theo Mạnh Thắng, thời điểm em mới đặt chân đến nước Nhật, ít nhất vẫn gửi về cho gia đình từ 20 - 22 triệu đồng/tháng, nhưng hiện tại, số tiền nhận được nếu quy đổi ra tiền Việt chỉ được 15 - 16 triệu/tháng. Trong khi đó, tại Nhật chi phí sinh hoạt rất đắt đỏ, bất cứ món hàng gì cũng tăng lên chóng mặt.

“Cách đây 2 năm, 1 man ở Nhật Bản sẽ có giá khoảng 2,2 triệu đồng tiền Việt. Tuy nhiên, hiện tại, 1 man chỉ có giá trị hơn 1,6 triệu đồng. Nếu làm được 10 man/tháng thì rơi vào khoảng 16,5 triệu đồng.

Không những thế, đồng Yên giảm nhưng chi phí sinh hoạt ở đây lại ngày một tăng cao. Tính riêng thực phẩm, giá đã cao gấp 3 - 4 lần tại Việt Nam. Điều này khiến em cùng nhiều bạn du học sinh khác phải chần chừ mỗi khi đi siêu thị” - Thắng bộc bạch.

Tương tự như Mạnh Thắng, em Trần Gia Linh - du học sinh tại thành phố Okinawa, Nhật Bản cho biết, bản thân cũng rất chật vật vì đồng Yên ngày càng trên đà giảm mạnh.

Thậm chí, nhiều tháng nay Gia Linh không dám gửi tiền về cho gia đình vì chênh lệnh tỉ giá so với trước đây quá lớn.

“Khoảng 4 tháng nay, em chưa gửi tiền về cho gia đình mặc dù ở nhà kinh tế cũng đang rất khó khăn. Nếu như trước đây, đều đặn mỗi tháng em gửi về cho gia đình 20 triệu nhưng hiện tại, em không gửi tiền về vì lịch học quá nhiều, thời gian đi làm thêm cũng bị hạn chế - Gia Linh buồn và không khỏi thất vọng trước việc đồng Yên ngày càng giảm sâu.

Nếu trong thời gian tới, đồng Yên không có sự cải thiện, Gia Linh sẽ cân nhắc việc về hẳn Việt Nam. Vì đến thời điểm hiện tại, chương trình học cũng sắp xong, nếu tiếp tục ở lại, Linh sợ sẽ phải mang một khoản nợ mới.

“Nhiều người thường cho rằng du học sinh nếu xác định sang Nhật thì gia đình thường rất có điều kiện và không mấy phải lo lắng điều gì. Nhưng bản thân em khi xa quê với bao quyết tâm, hi vọng tự mình kiếm ra thu nhập chứ không muốn dựa dẫm vào bố mẹ.

Việc đồng Yên giảm mạnh cộng thêm việc không thể làm thêm khiến một số du học sinh phải xin trợ cấp từ gia đình là điều thật sự rất đáng buồn và xấu hổ. Em chỉ mong trong thời gian sớm nhất, đồng Yên sẽ tăng giá trở lại, người lao động, người đi học sẽ bớt chật vật hơn” - Gia Linh tâm sự.

Không chỉ riêng du học sinh mà những người lao động Việt Nam tại Nhật Bản cũng đang đau đầu khi tiền gửi về gia đình, đồng Yên giảm nhưng lương không tăng, người lao động phải cố gắng chi tiêu dè sẻn hơn.

Sang Nhật Bản được gần 8 năm, chị Lê Thị Kim Chi - nhân viên phục vụ tại một cửa hàng ăn tại Nhật Bản cảm thấy hụt hẫng khi đồng Yên ngày càng giảm sâu.

"Những đồng tiền gửi về cho gia đình nay thưa thớt hơn hẳn, thậm chí tiền lương của chúng tôi khi quy đổi ra tiền Việt còn không bằng tiền lương của người lao động trong nước. Thật sự khá hụt hẫng vì giá trị đồng tiền kiếm được thấp hơn nhiều so với áp lực công việc. Chúng tôi cũng đang trông ngóng từng ngày đồng Yên lên giá mới dám gửi tiền về” - chị Kim Chi nói.

TRÀ MY
TIN LIÊN QUAN

Trung thu xa xứ của lao động xuất khẩu, du học sinh

PHẠM QUỲNH |

Đến tháng 8 Âm lịch hàng năm, những người Việt Nam đi làm ăn xa ở nhiều nơi trên thế giới lại quây quần bên nhau tổ chức Trung thu. Đây là cách để họ nhớ về nguồn cội và an ủi lẫn nhau trong ngày Tết đoàn viên.

3 lưu ý mới nhất du học sinh cần biết trước khi nhập học tại Mỹ

MINH ANH (theo US News) |

Du học sinh mới trúng tuyển có thể cảm thấy vừa phấn khích vừa không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra khi họ rời xa quê hương và du học tới các trường đại học tại Mỹ. Trước khi nhập học, hãy nhớ một số lưu ý sau.

11 trường đại học tốt nhất cho du học sinh ngành Vật lý

MINH ANH (Theo US News) |

Một tấm bằng đại học chuyên về ngành Vật lý có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong những ngành kỹ thuật, máy tính, hệ thống thông tin, giảng dạy … và hơn thế nữa. Dưới đây là top 11 trường đại học hàng đầu về ngành Vật lý toàn cầu được xếp hạng bởi tờ U.S. News.

Công đoàn đồng hành cùng đoàn viên, người lao động vượt khó

Thành Nhân |

Trải qua 4 lần sóng dịch COVID-19, các cấp Công đoàn tỉnh Tiền Giang đã đồng hành cùng đoàn viên, người lao động (NLĐ) vượt qua khó khăn. Những phần quà, nhu yếu phẩm thiết yếu của Công đoàn đã san sẻ, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ trong lúc khó khăn nhất.

Điều tra vụ 3 người tử vong nghi do bị phóng hỏa

Anh Tú |

TPHCM - Đến tối 21.11, công an Quận 8 (TPHCM) vẫn đang điều tra vụ phóng hỏa xảy ra trên địa bàn phường 15, Quận 8 khiến 3 người tử vong.

Hiệu trưởng ỉm hơn 600 triệu đồng phụ cấp của giáo viên tỉnh Bắc Ninh

Trần Tuấn |

Suốt 7 năm, khoảng 20 giáo viên Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Bắc Ninh không được hưởng số tiền phụ cấp theo quy định. Số tiền sau đó được xác định là do Hiệu trưởng đã dùng vào việc chung.

Xóa tư cách chức vụ 2 nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đối với ông Đặng Huy Hậu và xóa tư cách chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đối với bà Vũ Thị Thu Thủy.

Tương quan mới về tỉ lệ tín nhiệm ông Biden và ông Trump

Ngọc Vân |

Cựu Tổng thống Donald Trump vẫn vượt đương kim Tổng thống Joe Biden về tỉ lệ tín nhiệm trong các cuộc thăm dò mới nhất.

Trung thu xa xứ của lao động xuất khẩu, du học sinh

PHẠM QUỲNH |

Đến tháng 8 Âm lịch hàng năm, những người Việt Nam đi làm ăn xa ở nhiều nơi trên thế giới lại quây quần bên nhau tổ chức Trung thu. Đây là cách để họ nhớ về nguồn cội và an ủi lẫn nhau trong ngày Tết đoàn viên.

3 lưu ý mới nhất du học sinh cần biết trước khi nhập học tại Mỹ

MINH ANH (theo US News) |

Du học sinh mới trúng tuyển có thể cảm thấy vừa phấn khích vừa không chắc chắn về những gì sẽ xảy ra khi họ rời xa quê hương và du học tới các trường đại học tại Mỹ. Trước khi nhập học, hãy nhớ một số lưu ý sau.

11 trường đại học tốt nhất cho du học sinh ngành Vật lý

MINH ANH (Theo US News) |

Một tấm bằng đại học chuyên về ngành Vật lý có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong những ngành kỹ thuật, máy tính, hệ thống thông tin, giảng dạy … và hơn thế nữa. Dưới đây là top 11 trường đại học hàng đầu về ngành Vật lý toàn cầu được xếp hạng bởi tờ U.S. News.