Đồng Nai khó tuyển giáo viên mầm non trước làn sóng nghỉ việc

HÀ ANH CHIẾN |

Tại tỉnh Đồng Nai, làn sóng giáo viên nghỉ việc đang có xu hướng tăng, trong đó lo ngại nhất là giáo viên mầm non nghỉ việc, nguyên nhân chủ yếu là do áp lực công việc cao nhưng thu nhập thấp. Từ năm 2020 đến nay, ngành giáo dục Đồng Nai đã có gần 1.200 giáo viên xin nghỉ việc.

Giáo viên mầm non: Công việc áp lực, thu nhập thấp

Chị Vũ Thị Phượng (36 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch) - một cựu giáo viên mầm non đã nghỉ việc – chia sẻ: “Bây giờ tôi thích đi bán hàng hơn vì thoải mái tư tưởng, làm giáo viên chịu đủ áp lực từ cấp trên, áp lực phụ huynh, áp lực học sinh...”.

Theo chị Phượng,  năm đại dịch COVID-19 khiến nhiều giáo viên mầm non tư thục như chị phải bỏ nghề. Hiện nay chị Phượng đang làm nghề bán cà phê hàng rong vào mỗi buổi sáng, thời gian còn lại chị dành thời gian chăm lo cho 3 người con đang tuổi ăn học, thu nhập không hề thua kém trước đây. “Trong khi giáo viên các bậc học khác vẫn có thể dạy online trong đợt dịch, lương tháng được đảm bảo thì hầu hết giáo viên mầm non các trường tư thục bị cắt giảm lương cùng các chế độ phụ cấp khác do trường phải đóng cửa, không có nguồn thu” - chị Phượng cho biết.

Theo chị Phượng chia sẻ: Một ngày làm việc với đủ các công việc như đón trẻ, cho trẻ ăn, dạy hát - múa, kỹ năng, cho trẻ ngủ, nghỉ… thế nhưng lương tháng lại khá thấp khiến nhiều giáo viên mầm non cảm thấy áp lực và xin nghỉ.

Giáo viên mầm non làm nhiều công việc như: đón trẻ, cho trẻ ăn, dạy hát - múa, kỹ năng, cho trẻ ngủ, nghỉ…
Giáo viên mầm non làm nhiều công việc như đón trẻ, cho trẻ ăn, dạy hát - múa, kỹ năng, cho trẻ ngủ, nghỉ…

Theo Sở giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, qua thống kê, số lượng viên chức giáo dục nghỉ việc từ năm 2020 đến tháng 6.2022 là 1.183 người. Viên chức nghỉ việc nhiều nhất là ở bậc học mầm non với 447 người, tiếp đến là các bậc tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Chỉ tính riêng trong năm 2022 đã có 324 viên chức ngành giáo dục nghỉ việc.

Nguyên nhân khiến viên chức ngành giáo dục nghỉ việc là do dịch bệnh, nghỉ theo tinh giản biên chế và nguyên nhân khác xuất phát từ cá nhân, gia đình…

Bà Trương Thị Kim Huệ - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai cho biết, mặc dù HĐND, UBND tỉnh Đồng Nai đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ và triển khai thực hiện hiệu quả, tuy nhiên, thu nhập của giáo viên, nhân viên còn thấp, đặc biệt ở cấp học mầm non. Chưa kể, công việc đòi hỏi thời gian dài, áp lực từ xã hội, từ cha mẹ các trẻ… dẫn đến việc thiếu hụt giáo viên.

Khó tuyển dụng giáo viên mầm non

Hiện nay tại tỉnh Đồng Nai, việc tuyển dụng giáo viên mầm non đang gặp khó khăn, nhất là ở những địa bàn tập trung nhiều khu công nghiệp như: TP Biên Hòa, các huyện Long Thành, huyện Nhơn Trạch…

Mặc dù tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết về chính sách phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập nhằm hỗ trợ giáo viên mầm non và con em công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhưng vẫn chưa thu hút được đội ngũ giáo viên mầm non.

Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Nhơn Trạch cho biết, hằng năm huyện đều tổ chức tuyển dụng giáo viên cho các trường mầm non và phổ thông, nhưng chưa năm nào tuyển đủ chỉ tiêu mà các trường cần. Chuẩn bị cho năm học 2021-2022, huyện đăng thông báo tuyển 300 giáo viên các bậc học mầm non và phổ thông nhưng không tuyển đủ cho cả các cấp học.

Tuyển dụng giáo viên mầm non ở Đồng Nai gặp nhiều khó khăn, áp lực do là địa bàn khu công nghiệp đông dân cư. Ảnh: Hà Anh Chiến
Tuyển dụng giáo viên mầm non ở Đồng Nai gặp nhiều khó khăn, áp lực do là địa bàn khu công nghiệp đông dân cư. Ảnh: Hà Anh Chiến

Tương tự, đối với TP Biên Hòa, địa phương có quy mô trường lớp và học sinh lớn nhất tỉnh Đồng Nai, việc tuyển dụng giáo viên bổ sung cho năm học mới 2022 - 2023 càng gặp khó. Năm học 2022-2023, quy mô học sinh của TP Biên Hòa sẽ tăng khoảng 10.000 em khiến áp lực giáo viên càng tăng cao.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai, với đặc thù là địa phương có nhiều khu công nghiệp, đông công nhân, người nhập cư nên áp lực lên hệ thống giáo dục, nhất là ở bậc mầm non, tiểu học, cả về cơ sở vật chất và giáo viên là rất lớn. Năm học 2022-2023, toàn tỉnh Đồng Nai có trên 743.000 học sinh, tăng thêm trên 22.000 học sinh, tuy vậy biên chế giáo viên cho ngành lại không thể tăng thêm.

Đồng Nai hiện đang tuyển dụng 1.750 giáo viên. Trong đó, mầm non là 455 người, tiểu học là 677, trung học cơ sở là 418 và trung học phổ thông là 200 người.

Ngày 28.9, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đã làm việc với ngành giáo dục tỉnh Đồng Nai để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Tại buổi làm việc này, đại diện các trường phổ thông, các Phòng giáo dục và đào tạo đã nêu ra những khó khăn của đơn vị, địa phương trong triển khai nhiệm vụ dạy và học. Trong đó có mức thu nhập của giáo viên, nhân viên ngành giáo dục hiện còn thấp, chưa đáp ứng đời sống thực tế. Đã xuất hiện trạng trạng giáo viên, nhân viên xin nghỉ việc xuất phát từ nguyên nhân thu nhập thấp. Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng đề nghị Sở Nội vụ tham mưu, đảm bảo đủ biên chế cho ngành giáo dục, không được giảm biên chế đối với ngành giáo dục vì hằng năm số học sinh của Đồng Nai vẫn tăng. 

HÀ ANH CHIẾN
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên phải gồng gánh quá nhiều áp lực

Hà Chi - Trà My |

Nhiều giáo viên than rằng, hiện nay, có quá nhiều áp lực bủa vây họ. Sức ép tứ bề khiến nhiều giáo viên phải "gồng gánh" để bám trụ với nghề.

Phải thu tiền hộ nhà trường, giáo viên cũng khổ tâm vô cùng

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Cứ mỗi đầu năm học mới, ngoài những công việc chuyên môn phải thực hiện “soạn, giảng, chấm, trả”, giáo viên chủ nhiệm còn có một nhiệm vụ “không thể quên”, đó là thu hộ cho nhà trường những khoản tiền đầu năm học như học phí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ hội, quỹ xây dựng... Điều này khiến không ít thầy cô khổ tâm khi "cứ gặp mặt học sinh là phải đòi tiền".

Lương giáo viên thấp, sao có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng?

Tường Vân |

Mỗi học sinh sẽ đóng 100.000 đồng cho 1 buổi học thêm 2 tiếng. Mỗi ca học có khoảng 40-50 học sinh. Vị chi, giáo viên sẽ thu về khoảng 4-5 triệu đồng/ca. Hằng tháng, lương giáo viên lên đến cả trăm triệu. Đây là thực tế một giáo viên chia sẻ với Lao Động.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

Giáo viên phải gồng gánh quá nhiều áp lực

Hà Chi - Trà My |

Nhiều giáo viên than rằng, hiện nay, có quá nhiều áp lực bủa vây họ. Sức ép tứ bề khiến nhiều giáo viên phải "gồng gánh" để bám trụ với nghề.

Phải thu tiền hộ nhà trường, giáo viên cũng khổ tâm vô cùng

Nguyễn Văn Lực (Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa) |

Cứ mỗi đầu năm học mới, ngoài những công việc chuyên môn phải thực hiện “soạn, giảng, chấm, trả”, giáo viên chủ nhiệm còn có một nhiệm vụ “không thể quên”, đó là thu hộ cho nhà trường những khoản tiền đầu năm học như học phí, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, quỹ hội, quỹ xây dựng... Điều này khiến không ít thầy cô khổ tâm khi "cứ gặp mặt học sinh là phải đòi tiền".

Lương giáo viên thấp, sao có người kiếm hàng trăm triệu mỗi tháng?

Tường Vân |

Mỗi học sinh sẽ đóng 100.000 đồng cho 1 buổi học thêm 2 tiếng. Mỗi ca học có khoảng 40-50 học sinh. Vị chi, giáo viên sẽ thu về khoảng 4-5 triệu đồng/ca. Hằng tháng, lương giáo viên lên đến cả trăm triệu. Đây là thực tế một giáo viên chia sẻ với Lao Động.