Điểm chuẩn tăng "phi mã", cần đổi mới tuyển sinh để tạo sự công bằng

Tường Vân |

Chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này... là đề xuất của TS Lê Viết Khuyến - nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) sau hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" trong mùa tuyển sinh năm nay.

Những lý do khiến điểm chuẩn cao bất thường

Theo TS Lê Viết Khuyến, thống kê của Bộ GDĐT cho thấy, chỉ khoảng 5% thí sinh có tổng điểm 27 điểm trở lên, như vậy, bức tranh đại thể là bình thường. Bất thường ở dải phổ cao, khi có những em 27, 28 điểm vẫn không trúng tuyển nguyện vọng nào.

Lý giải những lý do dẫn đến hiện tượng này, TS Lê Viết Khuyến cho rằng, nếu những năm về trước, phương thức xét tuyển đại học chủ yếu là dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT thì năm nay, có rất nhiều các phương thức, tiêu chí xét tuyển khác nhau như xét bằng học bạ, chứng chỉ ngoại ngữ, xét tuyển kết hợp,… 

Xét tuyển học bạ lại có nhiều kiểu như có trường dựa vào điểm trung bình 2 học kỳ của năm lớp 12, có trường dựa vào điểm trung bình của 3 học kỳ gần nhất, có trường lại dựa vào điểm trung bình của 5 học kỳ ở bậc THPT.

“Xét tuyển bằng điểm học bạ là điều khiến tôi lo ngại bởi không đáng tin cậy. Rồi chưa kể những tiêu chí khác để xét tuyển đại học như dựa vào điểm IELTS. Đây là cái không chuẩn vì phương thức này chỉ phù hợp vào ngành Tiếng Anh còn những chuyên ngành khác thì hoàn toàn không hợp lí”, chuyên gia bày tỏ quan điểm.

Để minh chứng cho quan điểm của mình, ông chỉ ra sự bất thường nếu các trường chỉ sử dụng phương thức xét tuyển bằng chứng chỉ tiếng Anh như hiện nay:

“Không phải ngẫu nhiên mà phổ điểm Tiếng Anh năm nay có 2 đỉnh và khoảng cách giữa 2 đỉnh khá lớn. Điều này phản ánh học sinh tại Việt Nam có 2 loại chương trình thực học khác nhau.

Phổ điểm “lạ” môn Tiếng Anh trong mùa tuyển sinh đại học năm 2021.
Phổ điểm “lạ” môn Tiếng Anh trong mùa tuyển sinh đại học năm 2021.

Cụ thể, học sinh ở thành thị có phong trào đầu tư, học thêm tiếng Anh, nên trình độ sẽ tăng cao. Còn học sinh miền núi không đó điều kiện học như thế. Như vậy, nếu tiêu chí chứng chỉ IELTS là hình thức xét tuyển chính sẽ thiếu đi sự công bằng với học sinh các vùng miền”.

Trước những bất cập trong phương thức xét tuyển đại học nêu trên, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho rằng, nếu các trường đại học tiếp tục đặt ra những tiêu chí xét tuyển bất hợp lý thì tình trạng 28, 29 điểm không trúng tuyển vẫn có thể xảy ra.

Cần sự thay đổi trong phương thức tuyển sinh đại học

TS Lê Viết Khuyến cho rằng, để giải quyết bài toán "lạm phát điểm chuẩn" như hiện nay, cần có sự thay đổi trong phương thức tuyển sinh đại học. Mục đích chính của kỳ thi tốt nghiệp THPT hiện nay là xét tốt nghiệp. Do đó, nếu sử dụng kết quả thi để xét tuyển đại học thì chỉ phù hợp với một nhóm trường thôi.

"Theo tôi, các ngành hot của trường hot chỉ nên coi điểm thi tốt nghiệp là bước sơ tuyển, sàng lọc bước đầu để tạo điều kiện cho người học có cơ hội vào trường.

Sau đó cần có thêm bài thi để đánh giá năng lực thực của thí sinh và không có bất kỳ điểm cộng, điểm ưu tiên nào ở bài thi này để tạo nên sự công bằng" - ông Khuyến nói.

Tường Vân
TIN LIÊN QUAN

Tuyển sinh đại học Việt Nam đang đi ngược thế giới

GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân |

Chuyện học sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn không đỗ đại học cho thấy quy trình đào tạo, tuyển sinh đại học của ta có vấn đề và đi ngược thế giới.

Toàn cảnh điểm chuẩn 2021 – những thực tế khiến thí sinh ngỡ ngàng

Minh Ánh - Đặng Chung - Tường vân |

Mùa tuyển sinh năm nay có những thực tế tưởng rằng rất vô lý, khiến thí sinh ngỡ ngàng. Điểm chuẩn tăng "phi mã" ở nhiều ngành, "tăng nhẹ" cũng lên đến 4-5 điểm. Dù đạt tới ngưỡng điểm gần tuyệt đối, 10 điểm/môn của tổ hợp xét tuyển đại học, nhưng thí sinh vẫn có thể không đỗ vào nguyện vọng một, nếu không có điểm cộng ưu tiên.

Vượt qua cú sốc "điểm chuẩn"

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2021 chứng kiến hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" khi có ngành tăng tới gần 11 điểm so với năm ngoái.  Nhiều thí sinh dù đạt 26, 27 điểm vẫn không trúng tuyển như mong muốn, hay thậm chí trượt hết những nguyện vọng đã đăng kí.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tuyển sinh đại học Việt Nam đang đi ngược thế giới

GS.TS, Nhà giáo Nhân dân Võ Tòng Xuân |

Chuyện học sinh đạt điểm tuyệt đối vẫn không đỗ đại học cho thấy quy trình đào tạo, tuyển sinh đại học của ta có vấn đề và đi ngược thế giới.

Toàn cảnh điểm chuẩn 2021 – những thực tế khiến thí sinh ngỡ ngàng

Minh Ánh - Đặng Chung - Tường vân |

Mùa tuyển sinh năm nay có những thực tế tưởng rằng rất vô lý, khiến thí sinh ngỡ ngàng. Điểm chuẩn tăng "phi mã" ở nhiều ngành, "tăng nhẹ" cũng lên đến 4-5 điểm. Dù đạt tới ngưỡng điểm gần tuyệt đối, 10 điểm/môn của tổ hợp xét tuyển đại học, nhưng thí sinh vẫn có thể không đỗ vào nguyện vọng một, nếu không có điểm cộng ưu tiên.

Vượt qua cú sốc "điểm chuẩn"

Vân Trang |

Mùa tuyển sinh năm 2021 chứng kiến hiện tượng điểm chuẩn tăng "phi mã" khi có ngành tăng tới gần 11 điểm so với năm ngoái.  Nhiều thí sinh dù đạt 26, 27 điểm vẫn không trúng tuyển như mong muốn, hay thậm chí trượt hết những nguyện vọng đã đăng kí.