Điểm chuẩn năm 2020 của Trường ĐH Y Hà Nội có thể tăng cao

Đặng Chung |

Dù không gây sốc về học phí, nhưng năm 2020, Trường Đại học Y Hà Nội có một số chính sách mới gây bất ngờ và dự báo điểm chuẩn vào trường năm nay có thể tăng cao.

Trao đổi với Lao Động, GS.TS Nguyễn Hữu Tú - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, năm học 2020-2021, nhà trường vẫn thu học phí theo quy định tại Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Khi nào trường có quyết định tự chủ, học phí có thể thay đổi theo hướng tăng.

“Nhưng đó là khi được tự chủ, còn hiện tại học phí vẫn không biến động nhiều”- GS Nguyễn Hữu Tú cho biết.

 
Học phí các trường đại học quy định tại NĐ 86/2015. Nếu trường đại học nào đủ điều kiện được tự chủ theo Điều 32 Luật Giáo dục Đại học sửa đổi sẽ được tự xây dựng mức học phí.

Dù không gây sốc về tăng học phí như Đại học Y Dược TPHCM (tăng gấp 3-5 lần so với học phí những năm trước), tuy nhiên Trường Đại học Y Hà Nội lại gây bất ngờ cho nhiều thí sinh về một số chính sách mới trong tuyển sinh mà trường đưa ra.

Năm nay, nhà trường dành 25% chỉ tiêu để tuyển thẳng và chính sách cộng điểm ưu tiên chưa từng có tiền lệ. Những năm trước, chỉ tiêu tuyển thẳng không quá 15% mỗi chuyên ngành.

Cụ thể, theo đề án tuyển sinh năm 2020 của Trường Đại học Y Hà Nội, trường dành 25% chỉ tiêu để tuyển thẳng các đối tượng đạt giải nhất kỳ thi chọn Học sinh giỏi quốc gia các môn: Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh cùng với các thí sinh trong đội tuyển thi Olympic quốc tế và các thí sinh có giải Olympic quốc tế môn Toán, Tin, Lý, Hóa, Sinh.

Ngoài ra các thí sinh đạt giải quốc tế kỳ thi khoa học kỹ thuật hoặc bảo vệ đề tài khoa học kỹ thuật bằng tiếng Anh cũng sẽ được ưu tiên tuyển thẳng.

 
 
Chỉ tiêu và điều kiện được tuyển thẳng vào Trường Đại học Y Hà Nội.

Đặc biệt, năm nay Trường Đại học Y Hà Nội còn có chính sách cộng điểm dành cho các đối tượng thí sinh đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Giải nhất cộng 5 điểm, giải nhì 4 điểm, giải ba 3 điểm, giải khuyến khích 2 điểm và tham gia nhưng không có giải vẫn được cộng 1 điểm (cộng điểm vào tổng điểm của tổ hợp 3 môn dùng để xét tuyển).

Theo thầy Nguyễn Thành Công - giáo viên môn Sinh học, Trường THPT chuyên Sư phạm, chính sách này sẽ tác động rất lớn đến thí sinh, vì dự báo điểm chuẩn của Trường Đại học Y Hà Nội năm nay sẽ tăng cao.

“Nếu chỉ xét riêng 400 chỉ tiêu ngành Y đa khoa đã có 100 chỉ tiêu cho tuyển thẳng và các chỉ tiêu còn lại có các thí sinh được cộng điểm ưu tiên "khủng" như trên thì các thí sinh không có điểm ưu tiên chắc chắn... đang đứng ngồi không yên. Nếu mức độ khó của đề tương đương đề tham khảo mà Bộ đã công bố, điểm sàn trúng tuyển của Y đa khoa Y Hà Nội năm nay sẽ là một con số rất khủng. Các thí sinh khu vực 3 không có điểm ưu tiên phải thực sự nỗ lực để không bị sai bất kỳ câu hỏi nào, cơ hội vào Đại học Y của em mới được đảm bảo” - thầy Công phân tích.

 
Điểm chuẩn năm 2019 của ĐH Y Hà Nội.

Ngoài ra, với việc học phí y-dược của các trường ở phía nam tăng cao, có thể sẽ có làn sóng thí sinh từ phía Nam và miền Trung chuyển ra  Bắc để học tập.

Vì thế, dự báo năm 2020, cuộc cạnh tranh một suất vào Trường Đại học Y Hà Nội sẽ vô cùng căng thẳng, dù mọi năm để đỗ vào trường đã không dễ dàng.

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Đừng để sinh viên giỏi phải nghỉ học vì học phí

Bích Hà - Sương Mai |

Tăng học phí để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo” -  là lý do các trường đại học đưa ra sau khi thực hiện tự chủ và không được Nhà nước cấp ngân sách thường xuyên. Điều này đang dẫn đến lo ngại việc tăng mạnh học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ trở thành rào cản với những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi.

Học phí Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Quốc gia Hà Nội cao nhất 60 triệu đồng

Đặng Chung |

Theo đề án tuyển sinh năm 2020 vừa công bố, học phí chương trình tiên tiến của Trường Đại học Ngoại thương dự kiến là 60 triệu đồng/năm. Còn Đại học Quốc gia Hà Nội có mức học phí từ 9,8-60 triệu đồng.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu

Đặng Chung |

Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.  

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Đừng để sinh viên giỏi phải nghỉ học vì học phí

Bích Hà - Sương Mai |

Tăng học phí để đảm bảo duy trì, nâng cao chất lượng đào tạo” -  là lý do các trường đại học đưa ra sau khi thực hiện tự chủ và không được Nhà nước cấp ngân sách thường xuyên. Điều này đang dẫn đến lo ngại việc tăng mạnh học phí của các cơ sở giáo dục đại học sẽ trở thành rào cản với những học sinh, sinh viên nghèo học giỏi.

Học phí Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Quốc gia Hà Nội cao nhất 60 triệu đồng

Đặng Chung |

Theo đề án tuyển sinh năm 2020 vừa công bố, học phí chương trình tiên tiến của Trường Đại học Ngoại thương dự kiến là 60 triệu đồng/năm. Còn Đại học Quốc gia Hà Nội có mức học phí từ 9,8-60 triệu đồng.

Học phí đại học tăng: Minh bạch nguồn thu để tránh tận thu

Đặng Chung |

Theo lộ trình, từ năm 2020, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi có hiệu lực, các trường đại học đều hoạt động tự chủ, nguồn kinh phí chi thường xuyên bao cấp của Nhà nước sẽ bị cắt. Để có kinh phí tiếp tục thực hiện các hoạt động đào tạo, nhà trường sẽ buộc phải tăng học phí. Theo các chuyên gia, trước khi thực hiện việc này, trường đại học phải công khai và minh bạch được nguồn thu, chi phí đào tạo để xã hội giám sát, tránh việc lợi dụng tự chủ để đẩy khó về phía sinh viên và gia đình.