Đi thi cùng thí sinh

Thiều Trang |

Mỗi mùa thi kết thúc, tôi sẽ dành thời gian sâu chuỗi những trải nghiệm quý báu về nghề, thu gọn lại thành cuốn băng nhỏ và cất vào một góc lòng.

Lần tác nghiệp “Giông bão”

3 giờ 47 phút sáng, tôi và đồng nghiệp xuất phát bằng xe máy, vượt 68 km đến điểm thi Trường THPT Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội). Đường xa, vắng vẻ, nhiều đoạn tối om không một bóng người. Tôi và nữ đồng nghiệp cứ thế hướng về phía trước. Dần dần mặt trời ló rạng, trời bắt đầu hửng nắng, địa phận huyện Ba Vì cũng từ từ hiện lên.

Chưa kịp hứng nắng mai tại huyện Ba Vì thì trời tối sầm, nổi dông gió, mưa bắt đầu rơi. Đi thêm độ 2km, trời trắng xóa, gió mưa táp thẳng vào mặt. Chân tay tôi bắt đầu mềm nhũn, nước trút từ trên len lỏi vào tóc rồi chảy thẳng xuống cổ áo. “Rùng hết cả mình” là câu nói tôi nghe rõ nhất từ đồng nghiệp đang cầm tay lái lúc bấy giờ.

Thú thật, lúc đó tôi không còn tâm trạng lo lắng cho cơ thể đang ướt sũng vì mưa hay đôi giày dưới chân nặng trịch vì đọng nước. Tôi bận tâm về những đoàn xe máy chở thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đang lướt qua. Học sinh rúm ró nấp sau lưng bố mẹ, có bạn kịp xắn ống quần cho khỏi ướt, có bạn đã ướt đến tận đầu gối. Cuối cùng, nhiều người quyết định dừng xe, trú tạm ở mái hiên ven đường chờ mưa ngớt.

Tôi và đồng nghiệp vẫn quyết định tiến về phía trước. Di chuyển thêm một đoạn, mưa ngớt, không gian lấp lánh ánh ban mai. Chưa kịp mừng, chỉ vài km tiếp theo mùi mưa lại bao trùm, chúng tôi một lần nữa ướt sũng. Cứ như vậy, cả đoạn đường đến điểm thi Trường THPT Minh Quang ngày hôm đó nắng mưa thất thường, chỗ ướt chỗ ráo.

Sau một ngày làm việc hết công suất, chúng tôi gửi tin cuối cùng về tòa soạn lúc 20 giờ, rồi vội vã trở về nội thành Hà Nội. Lúc bấy giờ, bụng đói, chân run, người lả đi vì ngấm nước mưa. Hơn 22 giờ, tôi về đến nhà, ăn vội gói mì tôm rồi nghỉ ngơi để ngày hôm sau tiếp tục chiến đấu.

Chuyến đi “để đời”

Hơn 2 năm theo dõi lĩnh vực Giáo dục, 3 lần tác nghiệp thi tốt nghiệp THPT đã cho tôi những trải nghiệm không thể quên về nghề. Năm 2020, tôi chập chững học nghề, được anh chị giao nhiệm vụ “canh gác” tại điểm thi gần nhà. Năm 2022 là câu chuyện tác nghiệp “dông bão” tôi vừa bộc bạch. Còn lần tác nghiệp “để đời” là chuyến công tác Bắc Giang hồi tháng 7 năm 2021. Thời điểm đó, Bắc Giang là “điểm nóng” của tâm dịch COVID-19 đợt 4.

Lúc bấy giờ, tôi chưa được tiêm vaccine COVID-19, không lường trước được hiểm nguy phía trước nhưng tôi vẫn quyết định lên đường. Vì tôi nghĩ “Mình còn trẻ, phải ưu tiên sự trải nghiệm và dấn thân để sau này không hối hận”.

Tôi và nữ đồng nghiệp trong chuyến đi lần này được cấp phát đồ bảo hộ, trang bị dung dịch sát khuẩn cần thiết, chuẩn bị tinh thần thoải mái và lên đường trước ngày thi một ngày. Đến nơi, chúng tôi ngỡ ngàng vì sự vắng vẻ, hàng quán, nhà nghỉ “cửa đóng then cài”, các chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 dày đặc. Chúng tôi bắt đầu hoảng hốt vì không biết ăn uống, ngủ nghỉ thế nào trong 3 ngày ở đây.

May mắn thay, một cô giáo làm công tác hậu cần tại khu cách ly trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đã đưa chúng tôi về khu cách ly, sắp xếp chỗ nghỉ ngơi an toàn.

“Đón giao thừa” cùng thí sinh

Kỳ thi kết thúc, thí sinh hồi hộp theo dõi thông tin, chờ đợi giây phút công bố kết quả thi. Phóng viên theo dõi mảng Giáo dục cũng mong ngóng thủ khoa lộ diện từng ngày. Tất cả đều thấp thỏm đợi “đêm giao thừa” - Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm chuẩn vào lúc 12 giờ đêm.

Khoảnh khắc đồng hồ điểm 12 giờ, tất cả như vỡ òa. Học sinh hồi hộp bấm từng con số trong dãy số báo danh, kết quả hiển thị trên màn hình có thể làm các em vỡ òa trong hạnh phúc hoặc khiến mắt các em đọng nước vì tiếc nuối. Phóng viên Giáo dục cũng hồi hộp mở dữ liệu điểm thi được cung cấp và bắt đầu phân tích, so sánh số liệu, “truy lùng” thủ khoa và chia sẻ thông tin đến độc giả.

Tốc độ làm việc trong “đêm giao thừa” khiến chính tôi ngỡ ngàng. Chúng tôi “thần tốc” sản xuất tin bài, liên tục tìm ra chân dung thủ khoa, nhanh chóng phỏng vấn các chuyên gia tuyển sinh về phổ điểm và định hướng cho thí sinh về hướng đi tiếp theo. Đó là “đêm giao thừa” không ngủ, nhưng chúng tôi ngập tràn niềm vui vì đã giúp độc giả tiếp cận thông tin nhanh nhất, chính xác nhất.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Chuyến đi tác nghiệp nhớ đời...

Nguyên Anh |

Cả người ướt sũng vì vừa được “tắm mương”, mọi người nhìn tôi vừa thương vừa không nhịn được cười. Cô 6 đưa cho tôi bộ quần áo nhíu mày bảo “đúng là phóng viên lao động”.

Tác nghiệp và cứu trợ ở vùng lũ

Lê Như Giang |

Tại vùng ĐBSCL, bên cạnh Chương trình Chỗ trọ miễn phí cho thí sinh thi đại học, hoạt động xã hội từ thiện của Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động còn triển khai nhiều đợt cứu trợ người dân vùng lũ trong những năm lũ lớn. Năm 2000, tôi và các đồng nghiệp - kể cả ở Văn phòng miền Trung - đã tham gia tác nghiệp và cứu trợ nhiều đợt. Quá trình tham gia hoạt động thiết thực và hiệu quả này, có nhiều kỷ niệm tuy không phải là những điều lớn lao, song vẫn đọng lại mãi trong ký ức…

Tác nghiệp nơi mảnh đất cuối trời Nam

Nhật hồ |

Năm 2007, tôi chính thức về Báo Lao Động tại Văn phòng ĐBSCL. Sau khi nhận nhiệm vụ, được phân công thường trú các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau – 3 tỉnh mà các anh em nói vui là tận cùng Tổ quốc cuối trời Nam.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Chuyến đi tác nghiệp nhớ đời...

Nguyên Anh |

Cả người ướt sũng vì vừa được “tắm mương”, mọi người nhìn tôi vừa thương vừa không nhịn được cười. Cô 6 đưa cho tôi bộ quần áo nhíu mày bảo “đúng là phóng viên lao động”.

Tác nghiệp và cứu trợ ở vùng lũ

Lê Như Giang |

Tại vùng ĐBSCL, bên cạnh Chương trình Chỗ trọ miễn phí cho thí sinh thi đại học, hoạt động xã hội từ thiện của Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động còn triển khai nhiều đợt cứu trợ người dân vùng lũ trong những năm lũ lớn. Năm 2000, tôi và các đồng nghiệp - kể cả ở Văn phòng miền Trung - đã tham gia tác nghiệp và cứu trợ nhiều đợt. Quá trình tham gia hoạt động thiết thực và hiệu quả này, có nhiều kỷ niệm tuy không phải là những điều lớn lao, song vẫn đọng lại mãi trong ký ức…

Tác nghiệp nơi mảnh đất cuối trời Nam

Nhật hồ |

Năm 2007, tôi chính thức về Báo Lao Động tại Văn phòng ĐBSCL. Sau khi nhận nhiệm vụ, được phân công thường trú các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau – 3 tỉnh mà các anh em nói vui là tận cùng Tổ quốc cuối trời Nam.